Tết ông Công, ông Táo: Văn hóa truyền thống bị biến tướng
Chỉ còn một ngày nữa là đến ngày 23 tháng Chạp Âm lịch –ngày ông Công, ông Táo về trời. Nhà nào cũng lo thu dẹp gọn gàng, lau chùi thật cẩn thận cho căn nhà đẹp, khang trang và sạch sẽ hơn. Sau đó, cả gia đình chuẩn bị làm mâm cỗ mặn, vàng mã, mua cá chép, hương hoa về làm lễ tiễn Táo quân. Tuy nhiên, trải qua thời gian, nét đẹp truyền thống ấy đang có những “biến tướng”.
58755
Sắm hàng độc “biếu” ông Táo
Phố Hàng Mã (Hà Nội)- vốn được xem là thủ phủ chuyên bán đồ cho người cõi âm đã nhộn nhịp gần hai tuần nay. Đồ vàng mã, nhất là những đồ dùng trong dịp Tết ông Công, ông Táo được bày bán la liệt như quần áo, mũ, dép, cá chép, tiền, vàng, hương... Những bộ mã ông Công, ông Táo có các loại với nhiều mức giá dao động khác nhau. Loại nhỏ có giá trung bình từ 40.000 - 60.000 đồng, loại to giá 90.000 - 120.000 đồng. Các loại tiền vàng dao động quanh mức từ 10.000 – 12.000 đồng một chục…
Bên cạnh các mặt hàng truyền thống, năm nay thị trường vàng mã cũng rất sôi động, đa dạng các chủng loại, từ hàng “độc” cho tới hàng “bình dân”. Với quan niệm “trần sao âm vậy”, các nhà sản xuất đã tung ra thị trường nhiều mặt hàng thời thượng như Iphone, Ipad, xe máy tay ga như Air Blade, SH… cho đến “xế hộp” hạng sang. Mỗi sản phẩm thời thượng như vậy ít nhất cũng từ 100.000 đồng cho tới vài trăm nghìn đồng. Tính ra, trung bình 1 bộ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo 50.000 đồng, thì với hàng vạn gia đình ở Hà Nội trong ngày 23 tháng Chạp cũng phải tiêu tốn đến hàng tỷ đồng.
58754
Phong tục cổ truyền
Nhiều năm nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán của người Việt Nam, GS Lê Văn Lan giải thích: cúng tiễn ông Công ông Táo về trời (23 tháng Chạp) là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Đây cũng là ngày đánh dấu thời điểm bắt đầu vào Tết. Ngày xưa gọi là tiễn Táo quân về trời. Ngày nay, người dân gọi bằng Tết ông Công, ông Táo.
Theo GS Lê Văn Lan, trong chuyến khai quật khảo cổ học ở tỉnh Hòa Bình từ nhiều năm trước, giáo sư cùng với các cộng sự đã phát hiện dưới lòng một hang động văn hóa Hòa Bình có niên đại 10.000 năm có hiện tượng 3 hòn đá cuội xếp tạo thành thế “kiềng 3 chân”. Ở chỗ 3 hòn đá cuội ấy đào lên được rất nhiều than, tro, xương thú vật đã vỡ vụn, các mảnh vỏ ốc. Đó là 1 cái bếp của người nguyên thủy.
Sau này, người dân ở các vùng nông thôn Việt Nam thay 3 viên gạch, 3 hòn đá cuội thành những cái kiềng 3 chân bằng sắt để làm bếp. 3 viên đá cùng với những hiện vật được tìm thấy chứng tỏ từ thời nguyên thủy, các tộc người đã biết phát huy tinh thần, sức mạnh của cộng đồng bằng việc mang những sản phẩm kiếm được trong ngày về nấu chín rồi cùng nhau thưởng thức.
Tục cúng Táo quân khởi nguồn từ bếp lửa, tượng trưng cho sự ấm no, sung túc, cung cấp sự sống cho con người bằng việc sưởi ấm, đun chín thức ăn. Đó cũng là hình tượng trong cõi tâm linh về ông Vua Bếp. Sau này, dựa trên các sự tích liên quan đến bếp lửa, dân gian mới sáng tạo ra câu chuyện "hai ông, một bà" nhưng vẫn có ý nghĩa mong muốn một cuộc sống no đủ, bếp gia đình lúc nào cũng rực lửa.
58753
Vì vậy, tục cúng ông Công, ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm trước hết mang ý nghĩa cầu sự no đủ, sau đó mới đến ý nghĩa thờ "thần Bếp" chuyên cai quản việc bếp núc.
GS Lê Văn Lan Người đời hay nói rằng, vì quanh năm ở trong bếp nên Táo quân biết hết mọi chuyện hay dở, tốt xấu của mọi người. Vì thế, để Vua Bếp “phù hộ” nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta làm lễ tiễn đưa Táo quân về chầu Ngọc Hoàng trong phạm vi gia đình, với mâm cỗ mặn, trầu cau, rượu trắng, hương, đèn, nến, hoa, quả tươi và đặc biệt không thể thiếu hai mũ cánh chuồn cho Táo Ông và một mũ không có cánh chuồn cho Táo Bà, ba cái áo bằng giấy, cá chép giấy để làm phương tiện cho “Vua Bếp” lên chầu trời. Trên Thiên đình, Táo quân sẽ báo cáo với Ngọc Hoàng về việc bếp núc, làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới trong năm qua. Đấy là cách để giữ được mối gắn bó giữa con người với con người, cuộc sống quanh mình, tính chịu trách nhiệm về cử chỉ, hành động, công việc của mình. Tuy nhiên, theo GS Lê Văn Lan, phong tục truyền thống tốt đẹp đó đang bị hiểu sai, ảnh hưởng của yếu tố ngoại lai và bị “biến tướng” về tư duy văn hóa. Từ việc cúng tiễn Táo quân với mâm cỗ mặn, trầu cau, rượu trắng, hương hoa, thì nay nhiều người sắm sanh đủ các loại hàng mã, nào quần, áo, nhà lầu, xe hơi, thậm chí cả máy bay… “đút lót” cho Táo quân để Táo quân “nương tay”, “báo cáo” với Ngọc Hoàng xin cho nhiều lộc, nhiều tiền, được thăng quan, tiến chức... Trước đây, người ta cúng con cá chép giấy để Táo quân làm phương tiện lên chầu trời, thì bây giờ người ta cúng cá sống. “Biến tướng” hơn, cá chép được thay bằng cá vàng. Cũng vì cái sự đổi mới đó mà giờ đây, khi cúng xong người ta cẩn thận mang con cá ra sông, ra hồ để thả; tro đốt hàng mã quần áo, mũ của Táo ông, Táo bà cũng phải mang ra sông, hồ để đổ. Nhiều người thản nhiên vứt cả túi nilong đựng cá ném từ cầu xuống sông. Nhiều chú cá chưa kịp sống đã chết cứng đơ vì rơi từ độ cao hàng chục mét. Thậm chí phóng sinh cả rùa tai đỏ xuống Hồ Gươm, làm hại môi trường và làm hại cho cả cụ Rùa đang sống ở đấy. Đáng lo ngại, sau lễ phóng sinh, không ít sông hồ ở Hà Nội như Hồ Tây, sông Hồng, Hồ Ba Mẫu, hồ Bảy Mẫu… tràn ngập túi nilong, giấy rác, tro bụi làm mất mỹ quan đô thị. GS Lê Văn Lan cho rằng, chúng ta đang trong quá trình hội nhập, nhưng chúng ta quên đi tài sản, giá trị của Tổ tiên để lại là phải có rào cản, đặc biệt phải có “màng lọc” để tự bảo vệ mình, đồng thời nâng mình lên bằng những tinh hoa mà chúng ta cần tiếp thu. “Gìn giữ bản sắc văn hoá là việc làm tốt đẹp, nhưng vì nó mà tốn kém lãng phí và đặc biệt việc vứt rác thải làm mất vệ sinh môi trường thì là việc làm khó chấp nhận. Bên cạnh đạo lý của dân tộc là sự giản dị, tinh khiết, đừng sa hoa, sa xỉ quá nhiều, đừng nên bắt chước nhau trên vô thức. Dù Tết to hay Tết nhỏ, giản dị hay linh đình, Tết nhà nào cũng nổi lửa. Hãy sống vui, sống thiện, chăm chỉ làm ăn, để cuối năm thanh thản, ăn Tết an vui và đón năm mới nhiều hy vọng”, GS Lê Văn Lan nhấn mạnh./. |
Theo Kim Anh/VOV online
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Trật tự đô thị 22/11/2024 18:46
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
Trật tự đô thị 20/11/2024 11:18
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ
Trật tự đô thị 19/11/2024 10:33
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục
Trật tự đô thị 18/11/2024 16:35
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường
Trật tự đô thị 18/11/2024 14:32
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước
Trật tự đô thị 17/11/2024 20:36
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo
Trật tự đô thị 09/11/2024 17:36
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”
Trật tự đô thị 01/11/2024 17:22
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng
Trật tự đô thị 30/10/2024 16:26