Tập trung hoàn thành các dự án trọng điểm

Thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2015, TP Hà Nội tập trung triển khai 22 dự án, công trình trọng điểm trên địa bàn. Để hoàn thành đúng tiến độ kế hoạch các công trình, dự án, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của UBND thành phố, các ngành, các cấp đang tập trung mọi nguồn lực...
Phát triển đô thị Nhật Tân – Nội Bài: Tầm nhìn và sứ mệnh
Điều chỉnh Quy hoạch khu đô thị "Thành phố giao lưu"
Dự án trọng điểm Giao thông đô thị “đội giá”: Do đền bù giải phóng mặt bằng

Nhiều dự án chậm tiến độ

Trong số 22 dự án, công trình trọng điểm, có bảy công trình đã hoàn thành gồm: cầu vượt tại các nút giao đường Nam Hồng trên tuyến đường Mai Dịch - Nội Bài, Nguyễn Chí Thanh - Láng, Lê Văn Lương - Láng, Láng Hạ - Thái Hà, Chùa Bộc - Thái Hà, đường vành đai 1 - đoạn Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu, đường vào phía đông Khu tưởng niệm danh nhân Chu Văn An (huyện Thanh Trì). Các công trình này đã được đưa vào sử dụng, góp phần cải thiện năng lực giao thông và giảm đáng kể tình trạng ùn tắc tại các tuyến đường chính trên địa bàn thành phố. Ba công trình khác đã cơ bản hoàn thành là đường 5 kéo dài, Trung tâm nghiên cứu chuyển giao công nghệ và giám định công nghệ; Xây dựng hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan khu vực khảo cổ học số 18 đường Hoàng Diệu (thuộc khu Hoàng Thành Thăng Long).

Tập trung hoàn thành các dự án trọng điểm

Sau nhiều năm dự án mở rộng đường Vành đai 1, đoạn Ô Đông Mác – Nguyễn Khoái vẫn chưa thể hoàn thành công tác GPMB.

Theo đánh giá của Sở KHĐT, giá trị giải ngân các công trình trọng điểm đến ngày 15/6/2015 là 49,4%, đảm bảo so với yêu cầu. Tuy nhiên, dù khối lượng giải ngân của các dự án đạt gần 50% so với kế hoạch, nhưng tiến độ chi tiết đặt ra của từng dự án còn chậm và còn nhiều khó khăn. Cụ thể, dự án Đường vành đai 1 đoạn Ô Đông Mác - Nguyễn Khoái (19%), dự án Xây dựng hệ thống xử lý nước thải Yên Xá (3,1%); Dự án Đường vành đai II (30,9%)…

Nguyên nhân của sự chậm trễ trước tiên là do công tác GPMB, cùng với đó là những bất cập, vướng mắc từ những chính sách mà các ngành chức năng tham mưu cho TP; ngoài ra là những khó khăn về vốn và sự thiếu quyết liệt, thiếu chủ động của chủ đầu tư…

Vướng ở GPMB và tái định cư

Về cơ bản chính sách đền bù, tái định cư trước hết phải đảm bảo người dân có được nơi ở mới, cuộc sống mới bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ cho những người có nhà ở hợp pháp, hợp lệ, đang sinh sống ổn định. Chính sách phải đảm bảo được lợi ích hài hòa giữa người dân bị thu hồi đất, nhà đầu tư và Nhà nước. Theo ông Lâm Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), công tác GPMB hiện nay rất khó khăn do thiếu quỹ nhà tái định cư, trách nhiệm này thuộc về chủ đầu tư. Hiện nay trên địa bàn quận Hai Bà Trưng có hai dự án lớn là dự án đường Vành đai 1 và Vành đai 2. Dự án đường Vành đai 2 do Sở GTVT Hà Nội làm chủ đầu tư, đến nay chưa thể triển khai GPMB được vì chưa có quỹ nhà tái định cư, Vành đai 1 đã có nhà tái định cư nhưng vẫn chưa đủ, cho nên chưa thể tổ chức bốc thăm để di dời các hộ dân. Trước mắt, quận cần các đơn vị liên quan khẩn trương ban hành giá bán căn hộ để làm cơ sở phê duyệt phương án đền bù và tổ chức bốc thăm.

Đối với dự án đường Vành đai 2, đoạn Ngã Tư Sở - Ngã Tư Vọng hiện còn 325 hộ dân chủ yếu nằm trên đoạn đường từ Tôn Thất Tùng đến Ngã Tư Sở (thuộc địa bàn quận Đống Đa) chưa di dời. Nguyên nhân chậm tiến độ, theo ông Nguyễn Sỹ Bảo, Giám đốc Ban Quản lý các dự án trọng điểm cũng là do thiếu quỹ nhà tái định cư. Theo tính toán, đến tháng 7 mới bố trí được 292 căn trên tổng số nhu cầu 550 căn. Để giải quyết khó khăn này, phương án trả tiền đền bù để người dân tự lo nhà tái định cư đã được đặt ra. Tuy nhiên, các hộ dân chưa đồng tình vì cho rằng giá đền bù (không quá 5 triệu đồng/m2) không thể đủ mua nhà tái định cư và đề nghị cần tăng mức đền bù cho phù hợp với giá thị trường. Vì vậy, đề nghị thành phố xem xét bổ sung thêm kinh phí giải phóng mặt bằng để giải quyết vướng mắc này.

Dự án Thoát nước giai đoạn II cũng không nằm ngoài những khó khăn nêu trên. Đáng chú ý là công tác giải phóng mặt bằng đã thực hiện được khoảng 98% diện tích, khối lượng còn lại tuy rất ít nhưng đều nằm ở những vị trí trọng yếu của dự án, không có mặt bằng thì không thể thi công. Hiện còn hơn 90 phương án đền bù nằm rải rác tại các quận, huyện: Hoàng Mai, Thanh Trì, Đống Đa, Ba Đình. Ban Quản lý dự án Thoát nước Hà Nội cho biết, nếu các quận tích cực phối hợp, hoàn thành giải phóng mặt bằng trong tháng 7 thì 9 gói thầu còn lại mới có thể hoàn thành trong năm nay…

Nhằm bảo đảm mục tiêu hoàn thành đúng tiến độ kế hoạch các công trình, dự án, từ nay cho đến cuối năm, các dự án này sẽ được TP liên tục kiểm tra, đốc thúc thường xuyên về tiến độ thực hiện các khối lượng công việc, đảm bảo hoàn thành theo đúng kế hoạch đề ra.

Tuấn Trần

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đào tạo về dinh dưỡng khoa học trong thể thao cho các câu lạc bộ bóng đá Việt Nam

Đào tạo về dinh dưỡng khoa học trong thể thao cho các câu lạc bộ bóng đá Việt Nam

(LĐTĐ) Liên đoàn Bóng đá Việt Nam vừa phối hợp với Herbalife Việt Nam tổ chức buổi đào tạo về dinh dưỡng khoa học thể thao cho các đại diện của 58 câu lạc bộ bóng đá Việt Nam.
Hà Nội: Gần 1.100 tỷ đồng chi trả trợ cấp cho người có công

Hà Nội: Gần 1.100 tỷ đồng chi trả trợ cấp cho người có công

(LĐTĐ) 6 tháng đầu năm 2024, Hà Nội chi cho công tác trợ cấp ưu đãi người có công với tổng kinh phí 1.252 tỷ đồng, trong đó, thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời trợ cấp cho gần 80.000 người có công và thân nhân người có công số tiền 1.094 tỷ đồng.
Hơn 200 cán bộ được tập huấn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn

Hơn 200 cán bộ được tập huấn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn

(LĐTĐ) Vừa qua, tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang, Sở Y tế Hà Nội tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 238 cán bộ làm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở y tế trực thuộc ngành.
Tập huấn kỹ năng thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho cán bộ Công đoàn huyện Phúc Thọ

Tập huấn kỹ năng thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho cán bộ Công đoàn huyện Phúc Thọ

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phúc Thọ phối hợp với Trung tâm Chính trị huyện tổ chức lớp tập huấn kiến thức về công tác An toàn, vệ sinh lao động; bồi dưỡng kỹ năng, quy trình, phương pháp xây dựng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho các đồng chí trong Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra LĐLĐ huyện và cán bộ Công đoàn cơ sở trực thuộc LĐLĐ huyện.
Thời tiết ngày 17/7: Khu vực Hà Nội có nơi mưa rất to

Thời tiết ngày 17/7: Khu vực Hà Nội có nơi mưa rất to

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết ngày 17/7, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, ngày có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Tin khác

Đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng từ mô hình chợ văn minh

Đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng từ mô hình chợ văn minh

(LĐTĐ) Mô hình chợ văn minh thương mại, an toàn thực phẩm đã góp phần duy trì môi trường kinh doanh an toàn, văn minh, đảm bảo tôn trọng quyền lợi của người tiêu dùng, góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, thu nhập cho nhiều lao động ở huyện Thanh Trì.
Huyện Thạch Thất xử lý nghiêm vi phạm về trật tự đô thị

Huyện Thạch Thất xử lý nghiêm vi phạm về trật tự đô thị

(LĐTĐ) Thực hiện kế hoạch của Ban Chỉ đạo 197 huyện “Ra quân đảm bảo trật tự đô thị, vệ sinh môi trường, chào mừng kỷ niệm 70 năm Giải phóng huyện Thạch Thất (13/7/1954 - 13/7/2024), Ban Chỉ đạo 197 các xã, thị trấn đã đồng loạt ra quân đảm bảo trật tự đô thị, giải tỏa hành lang an toàn giao thông, đảm bảo đường thông, hè thoáng.
Xử lý vi phạm trật tự đô thị tại quận Hoàn Kiếm: "Hôm nay làm sạch, mai đâu lại vào đấy"

Xử lý vi phạm trật tự đô thị tại quận Hoàn Kiếm: "Hôm nay làm sạch, mai đâu lại vào đấy"

(LĐTĐ) Mới đây, Tổ kiểm tra số 1 của Ban Chỉ đạo 197 thành phố Hà Nội đã kiểm tra thực tế các tuyến phố như: Trần Nhật Duật, Bát Đàn, Phùng Hưng, Hàng Buồm, Hàng Bạc, Mã Mây, Đào Duy Từ... Kết quả vi phạm trật tự đô thị (TTĐT) diễn ra phổ biến. Tuy nhiên, theo báo cáo 6 tháng đầu năm, các phường như: Cửa Nam, Tràng Tiền, Cửa Đông, Hàng Buồm... không có trường hợp nào bị xử phạt. Nội dung này không đúng với tình hình thực tế.
Hàng chục nắp hố ga bỗng nhiên… biến mất

Hàng chục nắp hố ga bỗng nhiên… biến mất

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, trên địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội, xảy ra tình trạng mất nắp hố ga dọc các tuyến đường, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn cho người tham gia giao thông.
Quận Ba Đình quyết liệt tiếp tục duy trì đô thị xanh - sạch - đẹp

Quận Ba Đình quyết liệt tiếp tục duy trì đô thị xanh - sạch - đẹp

(LĐTĐ) Ngày 5/7, tại buổi làm việc kiểm tra, đôn đốc thực hiện các nhiệm đảm bảo trật tự đô thị, trật tự công cộng và vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Ba Đình, Thượng tá Dương Minh Tuyến - Phó trưởng Phòng Tham mưu, Công an thành phố Hà Nội yêu cầu Ban Chỉ đạo 197 quận Ba Đình cần triển khai những nhiệm vụ mới trong thời gian tới, với sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa, đồng loạt hơn nữa để tiếp tục duy trì đô thị xanh - sạch - đẹp...
Thi tuyển ý tưởng quy hoạch chuyển đổi công năng Khu công nghiệp Biên Hòa 1, Đồng Nai

Thi tuyển ý tưởng quy hoạch chuyển đổi công năng Khu công nghiệp Biên Hòa 1, Đồng Nai

(LĐTĐ) Cuộc thi tuyển nhằm lựa chọn được ý tưởng tốt nhất, phát huy tối đa tiềm năng của khu vực khu công nghiệp (KCN) Biên Hòa 1 chuyển đổi công năng thành khu đô thị - thương mại - dịch vụ; phát huy tối đa tiềm năng của khu vực vào đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung thành phố Biên Hòa đến năm 2045.
Quận Đống Đa: Lập lại trật tự đô thị trên tuyến phố Nguyễn Văn Tuyết

Quận Đống Đa: Lập lại trật tự đô thị trên tuyến phố Nguyễn Văn Tuyết

(LĐTĐ) Ngày 3/7, đoàn liên ngành của hai phường Trung Liệt và Ngã Tư Sở quận Đống Đa phối hợp ra quân về thực hiện các quy định đảm bảo trật tự đô thị, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường trên tuyến phố giáp ranh Nguyễn Văn Tuyết.
Vi phạm về cấp phép xây dựng ở Hà Đông do cán bộ cấp vội, cấp ẩu

Vi phạm về cấp phép xây dựng ở Hà Đông do cán bộ cấp vội, cấp ẩu

(LĐTĐ) Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Lê Thanh Nam cho biết, vi phạm về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy phép xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp trên địa bàn quận Hà Đông chủ yếu liên quan đến 5 phường: Phú Lương, Phú Lãm, Phú La, Đồng Mai và Biên Giang.
Thành phố Hồ Chí Minh thu hồi hơn 3ha đất làm dự án phục vụ cộng đồng

Thành phố Hồ Chí Minh thu hồi hơn 3ha đất làm dự án phục vụ cộng đồng

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có Tờ trình số 3674 trình Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố thông qua danh mục dự án thu hồi đất với quy mô 3,14ha để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trên địa bàn.
Để vỉa hè thực sự “đẻ” ra tiền

Để vỉa hè thực sự “đẻ” ra tiền

(LĐTĐ) Dự thảo Đề án quản lý, khai thác, sử dụng vỉa hè trên địa bàn thành phố Hà Nội vừa được hoàn thiện và đang trình UBND Thành phố xem xét, quyết định. Theo lộ trình, dự thảo sẽ được Thành phố xem xét, lấy ý kiến người dân cũng như các sở, ngành liên quan và đơn vị chức năng… sau đó sẽ điều chỉnh phương án phù hợp. Nhìn chung, các đề xuất trong dự thảo thu hút sự quan tâm lớn của dư luận bởi mức độ ảnh hưởng trực tiếp của nó.
Xem thêm
Phiên bản di động