Phát triển đô thị Nhật Tân – Nội Bài: Tầm nhìn và sứ mệnh
Quản lý chặt đầu tư, xây dựng dự án dọc trục Nhật Tân - Nội Bài |
“Rồng đuổi ngọc”
Tuyến đường Nhật Tân-Nội Bài có vị trí đặc biệt quan trọng, cùng với cầu Nhật Tân tạo nên kết nối giữa trung tâm Thủ đô Hà Nội và cảng Hàng không quốc tế Nội Bài. Việc tổ chức đầu tư, thực hiện quy hoạch khi hoàn thành được đánh giá là sẽ tạo nên điểm nhấn cho không gian, kiến trúc khu vực cửa ngõ Thủ đô, tạo động lực thúc đẩy phát triển đô thị khu vực Bắc sông Hồng và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của Thủ đô.
Theo đó, đồ án quy hoạch chi tiết 2 bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài được TP Hà Nội xây dựng với tầm nhìn lâu dài, hiện đại, xứng tầm với một đô thị cửa ngõ Thủ đô, sánh ngang tầm khu vực. Ý tưởng “Rồng đuổi ngọc” với xương sống là tuyến đường cao tốc kết nối từ sân bay về trung tâm thành phố nhằm tái hiện hình ảnh truyền thống Thăng Long - Hà Nội, cũng như thể hiện tầm nhìn của Thủ đô năng động, hiện đại.
Mô hình quy hoạch khu đô thị Nhật Tân – Nội Bài |
Như vậy, Khu đô thị Nhật Tân – Nội Bài sẽ là cửa ngõ kết nối Việt Nam với thế giới và là một trong những không gian trọng yếu có vai trò kết nối giao thông khu trung tâm Thủ đô với không gian cửa ngõ hàng không quốc gia, gắn kết khu vực đô thị hai bên sông Hồng, tạo lập hình ảnh đô thị đặc trưng với các trung tâm dịch vụ công cộng cấp đô thị, trung tâm văn hóa, triển lãm, y tế, thương mại…
Với tổng diện tích, 2.080ha, trải dài trên 11km, về cơ bản đồ án quy hoạch sử dụng đất hai bên tuyến đường được chia làm 4 đoạn. Cụ thể, đoạn 1 từ sân bay Nội Bài đến đường Vành đai 3, được xây dựng theo hướng trở thành khu công viên công nghệ thông tin và kỹ thuật số... Đoạn 2 từ đường Vành đai 3 đến đầm Vân Trì, gồm Tòa tháp đôi biểu tượng thể hiện cho cửa ngõ đô thị với hình tượng búp sen, khu trung tâm hội chợ triển lãm thương mại, dịch vụ thương mại, làng văn hóa ASEAN…
Điểm nhấn chính, trọng tâm của khu vực là đoạn 3 với tòa Tháp tài chính cao khoảng 108 tầng, tiếp đó là khu công viên kết hợp hồ điều hòa Hải Bối, công viên cây xanh trên cơ sở mặt nước tự nhiên đầm Vân Trì, đầm Vĩnh Thanh. Đoạn 4 là phần còn lại ngoài đê sông Hồng, bao gồm các khu vực dân cư hiện có sẽ được chỉnh trang, cải tạo tuyến phố, bổ sung các hạng mục hạ tầng kỹ thuật hài hòa với không gian và cảnh quan xung quanh.
Định hướng khả thi
Ước tính, để triển khai đồ án quy hoạch này cần khoảng 11.000 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng (GPMB) và 22.000 tỷ đồng để phát triển hạ tầng giao thông khung. Đây là một khoản kinh phí rất lớn do đó yếu tố quan trọng hàng đầu của dự án là xây dựng cơ chế. Cụ thể, để huy động được các nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ đầu tư đồng bộ, TP Hà Nội đề xuất Chính phủ cho phép lựa chọn nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm, khả năng ứng vốn GPMB, xây dựng hạ tầng khung, có năng lực xây dựng và vận hành quản lý khai thác sau đầu tư.
Về cơ chế đầu tư, trên cơ sở cân đối nguồn tiền thu từ sử dụng đất, giao các nhà đầu tư (được lựa chọn) của các dự án phát triển đô thị ứng vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật khung và được khấu trừ tiền sử dụng đất của dự án phát triển đô thị. Chính sách này hoàn toàn có thể thực hiện, bởi trước đó, thành phố cũng đã từng áp dụng thành công hình thức này tại nhiều dự án khu đô thị lớn như Linh Đàm, Trung Hòa Nhân Chính, Văn Quán, Nam Thăng Long…
Khẳng định quyết tâm triển khai đồ án quy hoạch nhằm xây dựng một Thủ đô xứng tầm, tại phiên họp thường kỳ tháng 6 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, việc xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù để đầu tư phát triển đô thị hai bên tuyến Nhật Tân - Nội Bài là cần thiết và phù hợp với quy hoạch phát triển Thủ đô Hà Nội. Bản chất của cơ chế, chính sách đặc thù này là làm sao lấy tiền từ quỹ đất hai bên trục Nhật Tân - Nội Bài để phát triển hạ tầng tiếp theo. Đây là định hướng đúng và hoàn toàn khả thi, không phải cơ chế đặc thù là lấy ngân sách để đầu tư.
Thủ tướng cũng đã trao đổi, tháo gỡ, xử lý những vấn đề cụ thể theo các đề xuất, kiến nghị của các bộ, ngành liên quan đến các cơ chế, chính sách đặc thù trong đầu tư phát triển đô thị hai bên tuyến Nhật Tân - Nội Bài. Trong đó, có công tác giải phóng mặt bằng; bố trí, xây dựng nhà ở xã hội; lựa chọn nhà đầu tư, nhà thầu; việc xác định giá đất; thẩm quyền phê duyệt dự án. Thủ tướng Chính phủ giao Bộ KH&ĐT tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng đô thị hai bên đường Nhật Tân - Nội Bài để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét.
Tuấn Trần
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Người phụ nữ giàu lòng nhân ái
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?
Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ
Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Noel trong tôi
Tin khác
Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông
Trật tự đô thị 24/12/2024 08:30
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán
Trật tự đô thị 18/12/2024 12:17
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm
Trật tự đô thị 16/12/2024 10:33
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định
Trật tự đô thị 15/12/2024 11:56
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh
Trật tự đô thị 08/12/2024 19:26
Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố
Trật tự đô thị 04/12/2024 22:40
Bảo đảm trật tự đô thị dịp cuối năm
Trật tự đô thị 03/12/2024 07:08
Phát triển không gian xanh tại các đô thị
Trật tự đô thị 29/11/2024 16:30
Bình Dương: Sẽ bố trí hơn 34.500 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm
Trật tự đô thị 29/11/2024 15:08