Tạo cơ hội học nghề, lập nghiệp và việc làm bền vững cho người lao động
![]() | Tôn vinh nhà giáo giáo dục nghề nghiệp |
![]() | Nhân rộng đào tạo theo phương pháp tiếp cận năng lực |
![]() | Hội thảo nâng cao chất lượng nhà giáo GDNN |
Đây là một trong những nhận định được đưa ra tại hội thảo Phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở, linh hoạt tạo cơ hội cho người lao động học nghề - lập nghiệp - việc làm bền vững" do Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề Công tác xã hội Việt Nam, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp phối hợp với Cục Việc làm, GIZ vừa tổ chức mới đây tại Hà Nội.
![]() |
Thứ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp phát biểu tại hội thảo |
Theo Thứ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp, phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở, linh hoạt để đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động học nghề - tạo việc làm là xu hướng chung của các quốc gia trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hoá và tiếp cận với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tại Việt Nam, từ năm 2006, thuật ngữ “Giáo dục mở” đã được nêu trong các văn kiện của Đảng với chủ trương chuyển dần mô hình giáo dục sang mô hình giáo dục mở.
Cũng theo Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp, hệ thống giáo dục mở và linh hoạt đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kỹ năng, thúc đẩy và hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng cao, từng bước đáp ứng yêu cầu việc làm của thị trường lao động. Các loại hình đào tạo đa dạng sẽ đáp ứng nhu cầu của người học và khuyến khích họ tiếp nhận những thách thức mới về sự thay đổi của việc làm, nhất là trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang thâm nhập sâu rộng vào tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế, xã hội.
Hơn nữa việc đa dạng hóa các phương thức đào tạo sẽ tăng cơ hội học nghề và việc làm cho các nhóm dân số khác nhau, thúc đẩy học tập suốt đời, đặc biệt là những người không có điều kiện sử dụng các cách thức đào tạo truyển thống. Hệ thống giáo dục mở, linh hoạt sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, phát triển nguồn nhân lực, gắn giáo dục với sự chuyển dịch mau lẹ của thị trường lao động, tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực. Tuy nhiên, nếu không nhận thức đầy đủ và quản lý không hiệu quả, giáo dục nghề nghiệp mở và linh hoạt sẽ gặp những rủi ro liên quan đến chất lượng đào tạo, khó khăn trong việc thừa nhận và công nhận văn bằng, chứng chỉ kỹ năng và tổ chức thực hiện...
![]() |
Quang cảnh hội thảo |
Tại hội thảo, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến, giải pháp để phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở. PGS, TS Hoàng Minh Phương, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh cho rằng, quyền tự chủ là điều kiện tiên quyết của giáo dục mở. Trong nền giáo dục mở, cần có cơ chế quản lý phù hợp. Coi trọng quản lý đầu ra hơn quản lý đầu vào. Cần tách biệt quản lý nhà nước và quản lý sự nghiệp, chuyên môn. Cũng theo PGS, TS Hoàng Minh Phương, hệ thống giáo dục mở là hệ thống giáo dục mềm dẻo, linh hoạt và liên thông trong bản thân hệ thống và phải là hệ thống mở với bên ngoài. Để xây dựng giáo dục nghề nghiệp thành một hệ thống mở cần có những điều kiện như: Tăng cường tự chủ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, hoàn thiện cơ sở pháp lý về hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở, đổi mới quản lý, huy động nguồn tài chính...
Dưới góc độ quản lý về lĩnh vực việc làm, bà Lê Kim Dung (Cục trưởng Cục Việc làm) cho rằng, cần hoàn thiện khung khổ pháp lý để vận hành thông suốt và đồng bộ các thị trường, phát triển các yếu tố của thị trường lao động phù hợp với điều kiện trong nước và hội nhập quốc tế. Xây dựng và triển khai Đề án “Dự báo cung - cầu lao động” nhằm nâng cao hiệu quả công tác dự báo thị trường lao động. Tăng cường công tác hướng nghiệp, đào tạo theo nhu cầu của thị trường lao động. Bên cạnh đó, cần tiếp tục đầu tư đồng bộ cho đào tạo nhân lực thuộc các ngành nghề trọng điểm quốc gia, các ngành nghề tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và quốc tế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua đẩy mạnh đào tạo kỹ năng, năng lực thực hành...
Kết quả và khuyến nghị của hội thảo sẽ cung cấp những thông tin đầu vào để tham khảo cho việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật và cơ chế, chính sách phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở, linh hoạt, về lao động và việc làm; xây dựng kế hoạch hành động và đề xuất giải pháp đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp và việc làm bên vững tại hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và trung tâm dịch vụ việc làm.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Chính thức khởi tranh Giải bóng đá CNVCLĐ & LLVT quận Hai Bà Trưng lần thứ XXIV - năm 2025

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách

Khai mạc Giải bóng đá CNVCLĐ & LLVT quận Hai Bà Trưng lần thứ XXIV - năm 2025

Vinh danh 23 tác phẩm báo chí xuất sắc viết về bảo hiểm năm 2024

Các cấp Công đoàn huyện Thanh Trì sẵn sàng cho Tháng Công nhân

Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?

Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc
Tin khác

Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên giảm không đáng kể
Việc làm 13/04/2025 22:28

AJC Open Day - Job Fair 2025: Kết nối tri thức - Mở rộng tương lai
Việc làm 13/04/2025 20:10

Hàn Quốc thu hút lao động nước ngoài đến làm việc
Việc làm 13/04/2025 06:02

3 tháng đầu năm, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 54.000 người lao động
Việc làm 12/04/2025 19:49

Bình Dương: Thực hiện nhiều giải pháp kéo giảm tai nạn lao động
Việc làm 11/04/2025 16:29

Hơn 12.000 vị trí tuyển dụng trong Ngày hội việc làm đợt 2 - năm 2025 tại Nghệ An
Việc làm 11/04/2025 15:28

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại TP.HCM
Việc làm 10/04/2025 13:44

Tạo cầu nối thắt chặt quan hệ 3 bên: Nhà trường - sinh viên - doanh nghiệp
Việc làm 09/04/2025 16:48

Thêm yêu cầu đối với cán bộ, công chức
Việc làm 08/04/2025 06:00

Tuyển lao động sang Hàn Quốc làm việc trong ngành công nghiệp gốc
Việc làm 05/04/2025 18:24