Kỳ họp thứ 7, HĐND TP Hà Nội khóa XV

Tạo các bước đột phá để phát triển

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 7, HĐND TP Hà Nội khóa XV được đánh giá là một kỳ họp rất đặc biệt và có nhiều ý nghĩa quan trọng đối với Hà Nội. Sau 2 ngày làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, hiệu quả, các đại biểu HĐND TP khóa XV đã xem xét và thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng đối với sự phát triển của Thủ đô Hà Nội.
tao cac buoc dot pha de phat trien Hà Nội: Quy hoạch mới 7 bến xe khách liên tỉnh
tao cac buoc dot pha de phat trien Kỳ họp thứ 7 HĐND TP tổ chức theo tinh thần đổi mới, thiết thực, hiệu quả

Thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng

Sáng 4/12, phát biểu khai mạc kỳ họp, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc nhấn mạnh, với những nỗ lực của cả hệ thống chính trị, năm 2018 vừa qua, Thành phố đã đạt được những kết quả tích cực, toàn diện trên các mặt; dự kiến 20/20 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đều đạt và vượt kế hoạch, trong đó, có 8 chỉ tiêu vượt kế hoạch.

tao cac buoc dot pha de phat trien
Toàn cảnh cuộc họp

Những kết quả đó đã góp phần thực hiện các chỉ tiêu kinh tế 5 năm. Tiếp tục tinh thần đổi mới, hiệu quả, đồng chí Nguyễn Thị Bích Ngọc đề nghị HĐND Thành phố đánh giá khách quan những kết quả đạt được, thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, yếu kém, nguyên nhân; đồng thời, đề ra những giải pháp, rõ trách nhiệm, rõ nội dung thực hiện.

“Các vị đại biểu HĐND Thành phố nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung trí tuệ, dân chủ thảo luận, đóng góp ý kiến tâm huyết, phản ánh được tâm tư, nguyện vọng của cử tri, góp phần vào thành công của kỳ họp, đáp ứng lòng mong đợi của cử tri và nhân dân Thủ đô”, Chủ tịch HĐND Thành phố đề nghị.

tao cac buoc dot pha de phat trien
Các đại biểu cho rằng để Hà Nội thực sự phát triển phải tiếp tục tạo ra các cơ chế chính sách thu hút đầu tư vào những lĩnh vực quan trọng. (ảnh một góc Hà Nội. Nguồn: tinhte.vn)

Trên tinh thần đổi mới, hiệu quả, trong 2 ngày làm việc, HĐND thành phố Hà Nội đã xem xét thảo luận và thông qua nhiều nội dung báo cáo quan trọng. Với sự nhất trí cao, các đại biểu HĐND Thành phố đã biểu quyết thông qua 16 nghị quyết quan trọng.

Trong đó đáng chú ý là Nghị quyết về điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 – 2020 theo Nghị quyết số 15/NQ-HĐND ngày 4/12/2017 của HĐND Thành phố với việc dự kiến bố trí khoảng 4.523 tỷ đồng để tiếp tục hỗ trợ bố sung có mục tiêu cho 18 huyện, thị xã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là ưu tiên lĩnh vực giáo dục - xây mới và nâng cấp 170 trường học.

Phát biểu chỉ đạo tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7, HĐND TP Hà Nội khóa XV, đồng chí Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh: Nhiệm vụ năm 2019 và đến hết nhiệm kỳ còn hết sức nặng nề và đầy thách thức.

Đảng bộ và nhân dân Thủ đô mong đợi HĐND Thành phố không ngừng nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại.

Hay như Nghị quyết tổng biên chế hành chính, sự nghiệp TP Hà Nội năm 2019 với số lượng là 9.906 chỉ tiêu biên chế hành chính cho các cơ quan của Thành phố, quận, huyện, thị xã, trong đó biên chế công chức là 8.227 (gồm dự phòng 17 biên chế) và 1.437 lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/ NĐ-CP và 242 chỉ tiêu lao động hợp đồng theo định mức; Biên chế sự nghiệp là 143.969 người, trong đó biên chế viên chức là 123.765 (gồm dự phòng 17 biên chế); 12.274 chỉ tiêu lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP và 8.930 lao động hợp đồng theo định mức…

Đáng chú ý, cuối phiên làm việc chiều ngày 4/12, các đại biểu HĐND Thành phố đã thông qua danh mục 1.686/ 1.736 các dự án mà UBND Thành phố đề nghị thu hồi đất và 308/311 dự án chuyển mục đích sử dụng đất…

Một nội dung được nhiều cử tri kiến nghị tại các buổi tiếp xúc cử tri là xây dựng các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp cũng đã được các đại biểu HĐND Thành phố thảo luận sôi nổi tại phiên làm việc chiều ngày 5/12. Đại biểu Hoàng Mạnh Phú (huyện Phúc Thọ) cho biết, năm 2018 các sản phẩm nông sản của huyện Phúc Thọ được quan tâm truy xuất nguồn gốc từ đó giá trị sản phẩm được nâng lên, thu nhập người dân rất tốt.

Do vậy, đại biểu đề nghị Thành phố quan tâm hơn nữa nhất là đối với những sản phẩm mang thương hiệu của huyện như: Rau muống Tiến vua, chuối Phúc Thọ,… đặc biệt hỗ trợ nhiều hơn cho doanh nghiệp bởi doanh nghiệp là đầu tàu giúp nông dân về vốn, kỹ thuật, thị trường tiêu thụ.

Cùng quan điểm, đại biểu Nguyễn Lan Hương (huyện Đông Anh) đề nghị bổ sung thêm đối tượng sản xuất nông nghiệp phục vụ xuất khẩu vào điều khoản hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu giống, cơ cấu cây trồng và Thành phố nên có chính sách riêng cụ thể để hỗ trợ tài chính đến trực tiếp gia đình cũng như các doanh nghiệp.

Kết thúc phần thảo luận, với 99 đại biểu tham gia tán hành (đạt 97,06% tổng số đại biểu), HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; xây dựng hạ tầng nông thôn Thành phố, tại tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ của ngành nông nghiệp Thủ đô trong tương lai.

Phấn đấu năm 2019 GRDP tăng 7,5%

Hôm nay (6/12), ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ 7, HĐND TP Hà Nội khóa XV sẽ diễn ra những nội dung quan trọng. Trong buổi sáng, các đại biểu sẽ bỏ phiếu tín nhiệm đối với 36 chức danh do HĐND Thành phố bầu, trong đó, khối HĐND có 8 chức danh (Chủ tịch, các Phó chủ tịch, Trưởng ban và Chánh văn phòng); khối UBND có 29 chức danh (Chủ tịch, các Phó chủ tịch, Giám đốc các sở, Chánh văn phòng).

Riêng Giám đốc Sở TT&TT Nguyễn Ngọc Kỳ mới được bổ nhiệm nên chưa đủ điều kiện lấy phiếu tín nhiệm. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ được công bố đầu giờ phiên họp buổi chiều. Cũng trong buổi chiều, HĐND Thành phố sẽ tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn những vấn đề “nóng” đang được cử tri quan tâm. Cuối phiên giải trình, Chủ tịch UBND TP Hà Nội sẽ tiếp thu và giải trình.

Bày tỏ ấn tượng với số vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 6,5 tỷ USD trong năm 2018 và lần đầu tiên Hà Nội đứng đầu cả nước sau hơn 30 năm mở cửa và hội nhập, đại biểu Đỗ Mạnh Hải (quận Long Biên) đề xuất, Thành phố cần tiếp tục rà soát các thủ tục hành chính (TTHC), có thể giao các tổ chức ngoài Nhà nước thực hiện một số thủ tục. Các đại biểu cũng đề cập nhiều đến việc cần tiếp tục có các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.

Trong khi đó, đại biểu Trần Thị Vân Hoa (quận Tây Hồ) cho rằng, Hà Nội cần lựa chọn một số giải pháp đột phá, tập trung vào phát triển các ngành giá trị gia tăng cao, khai thác hiệu quả nguồn lực đất đai, khoa học công nghệ, tài sản công. Cần tiếp tục có các giải pháp thu hút đầu tư, đặc biệt là tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài cho nông nghiệp.

Còn đại biểu Lê Vĩnh Sơn (huyện Đông Anh) đề nghị chính quyền cần có lộ trình thực hiện phát triển dữ liệu số, coi đó là tài nguyên chung để người dân và doanh nghiệp có thể khai thác, tạo môi trường chính quyền minh bạch, đồng thời, chấp nhận các mô hình kinh doanh mới và phải có cơ chế quản lý chặt chẽ theo nguyên tắc lấy lợi ích xã hội làm thước đo.

Đại biểu Phạm Đình Đoàn (quận Hoàng Mai) cho biết, giới doanh nghiệp, doanh nhân Thủ đô rất vui mừng với các chủ trương, chính sách của Thành phố có nhiều đột phá, sáng tạo và quyết liệt trong cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin và tạo ra sự minh bạch trong giải quyết các vấn đề. Tuy nhiên, vị đại biểu quận Hoàng Mai cũng lưu ý, có 1 số chỉ số như hiệu quả hành chính công của Thành phố vẫn còn ở mức chưa cao.

Chỉ số tham gia của người dân ở cấp cơ sở, chỉ số công khai minh bạch cũng cần tăng cường hơn. Bên cạnh đó, việc giải quyết các thủ tục ban đầu cho doanh nghiệp thì nhanh, nhưng các thủ tục phát sinh sau đó lại chậm. Ngoài ra một số việc xử lý của các sở ban ngành vẫn có “nhiêu khê” nhất định, làm khó cho đầu tư. Những vấn đề đó làm hạn chế sự phát triển kinh tế xã hội, chưa tương xứng với tiềm năng của Thành phố.

Trong khi chìa khóa cho sự phát triển thành công của nền kinh tế chính là cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân. Do vậy, cần phải tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, doanh nhân lớn mạnh, từ đó đóng góp được nhiều hơn cho sự phát triển kinh tế của Thành phố. “Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ tạo ra làn sóng dịch chuyển đầu tư vào một số nước trong đó có Việt Nam.

Do vậy, Hà Nội phải có các giải pháp để tận dụng tối đa các cơ hội này, để trở thành đại bản doanh của các tập đoàn lớn trên thế giới cùng với doanh nghiệp nội địa có thêm nhiều cơ hội hợp tác trong chuỗi doanh nghiệp toàn cầu phát triển. Muốn vậy, Thành phố cần tiếp tục cắt giảm TTHC, cân nhắc thành lập bộ phận giám sát việc cải cách TTHC cho doanh nghiệp”, đại biểu Đoàn đề nghị.

Với sự nhất trí cao, 93 đại biểu có mặt đã biểu quyết tán thành (chiếm 91,18% tổng số đại biểu HĐND Thành phố) Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019. Trong đó, một số chỉ tiêu chủ yếu được Thành phố đề ra cho năm 2019 là: GRDP tăng từ 7,5% trở lên; GRDP/người đạt 118-120 triệu đồng; vốn đầu tư xã hội tăng 10,5-11%; giá trị xuất khẩu hàng hóa tăng 7,5-8%; giảm tỷ suất sinh thô so với năm trước 0,1‰; tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp là 90%; tỷ lệ hộ nghèo giảm so với năm trước 0,3%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 67,5%; tỷ lệ dân số được ở thành thị được cung cấp nước sạch là 100%, nông thôn là 69%; số xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới tăng thêm 30 xã; tỷ lệ rác thải thu gom và vận chuyển trong ngày tại khu vực đô thị là hơn 98% và khu vực nông thôn là 90%...

Để hoàn thành được mục tiêu trên, HĐND Thành phố đã yêu cầu các cấp, các ngành của Thành phố tập trung thực hiện 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Trong đó, Thành phố tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; thúc đẩy khởi nghiệp, thu hút đầu tư; tiếp tục cơ cấu các ngành kinh tế; thực hiện hiệu quả công tác ngân sách. Đẩy nhanh hơn nữa công tác lập, hoàn thiện và trình duyệt các quy hoạch chung và quy hoạch phân khu còn lại, nhất là các quy hoạch đô thị vệ tinh…

Hoàng Phúc – Nguyễn Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

(LĐTĐ) Sáng 22/11 tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(LĐTĐ) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

(LĐTĐ) “Người ta tính rằng một công chức nếu không ăn gì cả, vài trăm năm mới mua được nhà. Một câu hỏi cử tri đặt ra cho chúng tôi là tại sao không có một cơ chế thí điểm để tháo gỡ cho vướng mắc nhất hiện này đó là nhà ở xã hội?”, đại biểu Nguyễn Công Long đặt vấn đề.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

(LĐTĐ) Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được nghiên cứu trong thời gian rất dài, tới 18 năm với sự tính toán kỹ lưỡng, thận trọng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Dự báo nhu cầu vận tải, tiềm lực vị thế quốc gia cho thấy năm 2027 là thời điểm thích hợp triển khai dự án. Để bảo đảm triển khai thành công dự án mang tầm chiến lược quốc gia, Chính phủ đã đề xuất đầu tư dự án theo hình thức đầu tư công.
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

(LĐTĐ) Chiều 20/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND).
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Trong 2 ngày 19-20/11, Hội Luật gia thành phố Hà Nội đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029 và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp

Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật Nhà giáo, tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
Xem thêm
Phiên bản di động