Tăng số cuộc thanh tra, kiểm tra các đơn vị nợ đọng, trốn đóng bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội cho hay: Trước tình trạng trên, Bảo hiểm xã hội Thành phố đã thực hiện thanh tra, kiểm tra tại 3.512 đơn vị sử dụng lao động với số tiền nợ là 651,4 tỷ đồng và thu hồi được 362,1 tỷ đồng (đạt 55,6%).
Nhằm đảm bảo quyền lợi người tham gia, Bảo hiểm xã hội sẽ phối hợp với các ngành tăng cường thanh tra, kiểm tra các đơn vị nợ đọng, trốn đóng bảo hiểm xã hội |
Trong đó: Thanh tra liên ngành do Thanh tra Thành phố chủ trì tại 180 đơn vị; thanh tra liên ngành do Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì tại 95 đơn vị; thanh tra chuyên ngành tại 588 đơn vị; liên ngành Uỷ ban nhân dân các quận, huyện, thị xã thanh tra, kiểm tra tại 774 đơn vị (trong đó thanh tra tại 76 đơn vị).
Bảo hiểm xã hội thành phố cũng đã phối hợp với Bảo hiểm xã hội các quận, huyện kiểm tra tại 1.875 đơn vị sử dụng lao động, thu hồi được 103/146 tỷ đồng (đạt 70,5%).
Về thanh tra, kiểm tra tại các quận, huyện, thị xã (liên ngành Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã thanh tra, kiểm tra và đề nghị Bảo hiểm xã hội Thành phố kiểm tra), Bảo hiểm xã hội Hà Nội cho hay: 5 đơn vị có số cuộc thanh tra, kiểm tra nhiều nhất là: Hoàng Mai (223 cuộc), Ba Đình (219 cuộc), Cầu Giấy (197 cuộc), Đống Đa (190 cuộc) và Long Biên (168 cuộc).
5 đơn vị có số cuộc thanh tra, kiểm tra ít nhất: Phú Xuyên (5 cuộc), Ứng Hòa (19 cuộc), Sóc Sơn (24 cuộc), Sơn Tây (23 cuộc) và Ba Vì (29 cuộc).
Trước mục tiêu hoàn thành kế họach năm, ông Nguyễn Đức Hòa - Giám đốc Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội đề nghị, trong 3 tháng cuối năm, tập thể viên chức, người lao động toàn thành phố phải không ngừng nỗ lực phấn đấu, nâng cao trách nhiệm để hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ: Phấn đấu đạt và vượt kế hoạch thu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao.
Đặc biệt, phối hợp chặt chẽ với Thanh tra Thành phố và các Sở, ban, ngành, Uỷ ban nhân dân các quận, huyện, thị xã tăng số cuộc thanh tra, kiểm tra các đơn vị nợ đọng, trốn đóng bảo hiểm xã hội, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định; tập trung tối đa trong công tác phát triển đối tượng, nhất là rà soát, phát triển số người tham gia bảo hiểm xã hội thông qua dữ liệu Thuế cung cấp.
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới các đối tượng tham gia, tăng cường ý thức tuân thủ pháp luật bảo về hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Về việc chấp hành pháp luật bảo hiểm y tế, Giám đốc Bảo hiểm xã hội Hà Nội đề nghị tăng cường thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm thanh toán các chế độ ngắn hạn, đồng thời, thông qua chức năng đối soát giám định để tăng cường kiểm soát người được nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản có thực sự khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế và có được cấp giấy nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội hay không.
Đặc biệt, đối với các cơ sở khám chữa bệnh chưa ký hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ quan Bảo hiểm xã hội có đăng ký cấp giấy chứng nhận, Phòng Chế độ Bảo hiểm xã hội phối hợp với Phòng Giám định, Sở Y tế kiểm tra, rà soát giấy phép hoạt động, phạm vi hoạt động chuyên môn của các cơ sở khám chữa bệnh này để xác định điều kiện, thẩm quyền cấp hồ sơ, giấy tờ làm căn cứ hưởng bảo hiểm xã hội.
Thực hiện quyết liệt các giải pháp kiểm soát chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế thông qua việc tổ chức thực hiện công tác giám định chặt chẽ, đúng quy định, thực hiện kiểm tra bệnh nhân nằm nội trú, cũng như nâng cao trách nhiệm thẩm định giá thuốc, vật tư y tế; tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương đối với viên chức, người lao động Bảo hiểm xã hội Thành phố trong thực thi công vụ, cũng như đánh giá đúng vị trí việc làm và hiệu quả công việc của từng viên chức, người lao động trong đơn vị.
Nghị quyết Số 05/2019/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 214 về tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, Điều 215 về tội gian lận bảo hiểm y tế và Điều 216 về tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động của Bộ luật Hình sự, quy định rõ: Trốn đóng bảo hiểm quy định tại Điều 216 của Bộ luật Hình sự là hành vi của người sử dụng lao động có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Gian dối để không đóng, không đóng đầy đủ tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 216 của Bộ luật Hình sự là trường hợp cố ý không kê khai hoặc kê khai không đúng thực tế việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp với cơ quan có thẩm quyền. Không đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 216 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người sử dụng lao động không gửi hồ sơ đăng ký đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động hoặc có gửi hồ sơ và đã xác định rõ, đầy đủ số người phải đóng hoặc các khoản phải đóng, lập chứng từ, hồ sơ quyết toán lương cho người lao động, thu nhập doanh nghiệp, nhưng không đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định. Không đóng đầy đủ quy định tại khoản 1 Điều 216 của Bộ luật Hình sự là việc người sử dụng lao động đã xác định rõ, đầy đủ các khoản đóng bảo hiểm, lập chứng từ, hồ sơ quyết toán lương cho người lao động, thu nhập doanh nghiệp nhưng chỉ đóng một phần tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Chế độ hưu của người lao động tại công ty còn nợ tiền bảo hiểm xã hội
Chính sách 22/12/2024 06:06
Đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, làm thế nào để hưởng lương hưu?
Chính sách 20/12/2024 06:10
Làm sao để biết công ty đang nợ tiền bảo hiểm xã hội?
Chính sách 19/12/2024 17:30
Quy định về thời hạn nộp tiền BHXH bắt buộc hằng tháng
Chính sách 17/12/2024 09:42
Công ty nợ tiền bảo hiểm, người lao động có thể tham gia BHYT tự nguyện?
Chính sách 12/12/2024 06:57
100 đơn vị chậm đóng tiền BHXH từ 6-24 tháng
Chính sách 12/12/2024 06:49
Công ty nợ tiền BHXH, giải quyết chế độ thai sản thế nào?
Chính sách 10/12/2024 10:06
Cách tính mức trợ cấp hằng tháng cho người không đủ điều kiện hưởng lương hưu
Chính sách 08/12/2024 22:02
Quy định về thời điểm hưởng lương hưu có hiệu lực từ ngày 1/7/2025
Chính sách 07/12/2024 06:37
Mở rộng quyền lợi, phạm vi hưởng BHYT của người tham gia
Chính sách 06/12/2024 06:35