Tăng huyết áp tấn công người trẻ
Cứ 4 người lớn thì 1 người bị tăng huyết áp
GS.TS Nguyễn Lân Việt, nguyên Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam, Giám đốc Ban quản lý dự án phòng, chống tăng huyết áp cho biết: Tại Việt Nam, cứ 4 người lớn thì có 1 người mắc bệnh tăng huyết áp. Bệnh tăng huyết áp có xu hướng gia tăng mạnh. Nếu như những năm 1970 cả nước chỉ có khoảng 2% người lớn bị tăng huyết áp thì những năm 1990 tỷ lệ này là 11% và những năm đầu thế kỷ 21 là 16%. Nghiên cứu năm 2008 cho thấy có tới 25,1% người trưởng thành mắc bệnh. Đến thời điểm này, tỷ lệ tăng lên mức 30%. “Như vậy cả nước có khoảng gần 11 triệu người bị tăng huyết áp. Sự gia tăng này kéo theo sự gia tăng của các biến chứng do tăng huyết áp. Bệnh nhân tăng huyết áp có xu hướng trẻ hóa tại Việt Nam và chúng tôi đã ghi nhận có những bệnh nhân mới 30 tuổi đã bị nhồi máu cơ tim – điều rất hiếm thấy từ trước tới nay”.
Anh Ngô Văn - 35 tuổi là một trường hợp điển hình. Vốn là một doanh nhân nên việc phải gặp gỡ các đối tác trên bàn nhậu diễn ra thường nhật. Uống nhiều bia, rượu, song lại ăn ít nên gần đây thấy cơ thể mệt mỏi, dễ nóng giận, những cơn đau đầu kéo đến thường xuyên, anh liền đi khám bệnh. Sau khi đo huyết áp, làm các xét nghiệm, anh choáng váng khi bác sĩ thông báo anh bị bệnh tăng huyết áp. Vài tháng sau, trở về nhà vào lúc nửa đêm sau trận nhậu, anh bị đột quỵ. Vào bệnh viện cấp cứu, huyết áp đã tăng tới 180/120, rất may anh trẻ tuổi, có sức khỏe, nên đã hồi phục sau thời gian điều trị.
Ăn mặn, uống rượu bia nhiều dễ mắc
Các chuyên gia tim mạch cho rằng, bệnh tăng huyết áp ở người trẻ có đến 70% là không có triệu chứng điển hình và thường được phát hiện tình cờ trong những đợt khám sức khỏe định kỳ hoặc đến khám bệnh vì lý do khác. Dấu hiệu không điển hình của bệnh tăng huyết áp ở người trẻ có thể gặp như khó kiềm chế cảm xúc, dễ nóng giận, dễ mất tập trung, ảnh hưởng đến công việc, giao tiếp...
GS Nguyễn Lân Việt cho biết hiện Ban quản lý dự án phòng, chống bệnh tăng huyết áp đang đề xuất phía BHYT coi tăng huyết áp là bệnh mãn tính, cần điều trị lâu dài. Đây là điều kiện giúp người bệnh tiếp cận các dịch vụ như khám, điều trị, thuốc được thường xuyên với chi phí vừa phải, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh. |
Có rất nhiều nguyên nhân khiến căn bệnh này gia tăng. Theo GS Nguyễn Lân Việt, bệnh tăng huyết áp ở người lớn tuổi có đến 95% trường hợp không có nguyên nhân, thì ở người trẻ, tỉ lệ tăng huyết áp có nguyên nhân cao hơn so với người lớn tuổi. Các nguyên nhân có thể gặp là do bệnh lý thận mạn tính, mất thăng bằng nội tiết tố, những thói quen không tốt như ăn mặn, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, căng thẳng (stress), lười vận động đều khiến nguy cơ mắc tăng huyết áp tăng cao. Ăn mặn khiến khối lượng tuần hoàn gia tăng làm tăng áp lực lên các thành mạch. Hút thuốc lá (thuốc lào) làm viêm nội mạc máu, xơ vữa mạch gây nhồi máu cơ tim. Thời gian nghỉ ngơi quá ít, làm việc căng thẳng, … đều rất có hại cho sức khỏe, là nguy cơ gây bệnh tăng huyết áp.
Bệnh tăng huyết áp có rất nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó nguy hiểm nhất là đột quỵ. Ngoài ra là các biến chứng lên mắt, tim, não, mạch máu. Điều quan trọng, theo GS Nguyễn Lân Việt, là cần tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân về tính nguy hiểm và độ phổ biến của căn bệnh này. Theo đó, để phòng ngừa bệnh tăng huyết áp ở người trẻ tuổi, cần có chế độ ăn khoa học: Ít đường, ít mỡ, nhiều chất xơ... Chỉ nên ăn không quá 2 – 4gr muối mỗi ngày. Nên ăn thức ăn có chứa các chất kali (có ở chuối, nước dừa, đậu trắng), can xi (sữa, tôm, cua), ma-giê (có nhiều trong thịt) để hoạt động của hệ tim mạch được ổn định. Nên ăn chất đạm có nguồn gốc từ cá và thực vật hơn là các loại thịt lợn, bò, gà... Không nên ăn quá ngọt, nên ăn nhiều rau xanh, trái cây để cung cấp nhiều chất khoáng, vitamin và chất xơ. Hạn chế uống rượu. Nên tập thể dục mỗi ngày khoảng 30 – 45 phút. Người trẻ tuổi cũng cần đo huyết áp thường xuyên hằng tuần, cho dù không có triệu chứng bệnh, để sớm phát hiện và điều trị kịp thời.
Phương An
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00