Tăng cường các giải pháp quản lý, sử dụng hiệu quả Quỹ BHYT

Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế (BHYT) cả nước hiện đã đạt 86,9%, gần tiến mốc BHYT toàn dân. Tuy nhiên, trong bối cảnh mệnh giá BHYT vẫn thấp, nhu cầu khám chữa bệnh của người dân ngày càng tăng cả về số lượng cũng như chất lượng, việc đảm bảo cân bằng và sử dụng hiệu quả quỹ BHYT là vấn đề được cơ quan quản lý quan tâm.
tang cuong cac giai phap quan ly su dung hieu qua quy bhyt Quỹ BHYT chi cho tuyến y tế cơ sở ngày càng tăng
tang cuong cac giai phap quan ly su dung hieu qua quy bhyt Cảm cúm, viêm họng... cũng chỉ định vào nằm nội trú khiến Quỹ BHXH bị bội chi

Tại phiên họp về việc quản lý và sử dụng Quỹ BHYT do Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội vừa tổ chức, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cho biết, đến hết năm 2017, số người tham gia BHYT là 79,9 triệu người, tăng khoảng 4 triệu người so với năm 2016, đạt tỷ lệ 100,1% so với kế hoạch giao, đạt tỷ lệ bao phủ 85,6% dân số.

tang cuong cac giai phap quan ly su dung hieu qua quy bhyt
Mức hưởng về quyền lợi khám chữa bệnh BHYT của người tham gia BHYT ngày càng được nâng cao.

Tất cả các địa phương đều đạt và vượt chỉ tiêu bao phủ BHYT được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1167/QĐ-TTg ngày 28/6/2016. Trong đó có 24 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có tỷ lệ bao phủ trên 90% dân số; 24 tỉnh thành phố đạt tỷ lệ bao phủ 82,2% dân số; 17 tỉnh, thành phố còn lại đạt tỷ lệ dưới 82,2% dân số.

Kết quả trên cho thấy, việc mở rộng bao phủ BHYT đã đạt và vượt chỉ tiêu được giao. Đây là kết quả của nhiều giải pháp quan trọng do Chính phủ, các Bộ, ngành, UBND các địa phương đã thực hiện như huy động nguồn lực hỗ trợ tham gia BHYT, tăng cường công tác truyền thông, quản lý và sử dụng quỹ BHYT hiệu quả.

Tuy nhiên, về vấn đề cân đối Quỹ BHYT, báo cáo của Bộ Y tế cho biết, trong năm 2017, số chi khám chữa bệnh BHYT lớn hơn số thu khoảng 8.847 tỉ đồng; dự kiến năm 2018, con số chênh lệch sẽ vào khoảng 3.528 tỉ đồng. Số tăng chi sẽ tăng nhanh hơn nữa, khi giá dịch vụ khám chữa bệnh BHYT tính đầy đủ chi phí theo lộ trình, kết cấu thêm cả chi phí quản lý, chi phí khấu hao tài sản cố định...

Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cũng phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cân đối quỹ BHYT hiện nay, đó là mức đóng BHYT không thay đổi, trong khi đã có sự điều chỉnh về mức hưởng, phạm vi quyền lợi BHYT, thông tuyến và điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo lộ trình.

Về tình trạng lạm dụng quỹ BHYT, trong năm qua, Bộ Y tế đã tăng cường chấn chỉnh, kiểm soát; song vẫn còn tồn tại nhiều biểu hiện như: Chỉ định sử dụng thuốc bổ trợ, dịch vụ kỹ thuật, vật tư y tế nhiều hơn mức cần thiết so với yêu cầu chuyên môn, chưa tính đến yếu tố chi phí - hiệu quả; chỉ định sử dụng một số dịch vụ xét nghiệm, thăm dò chức năng chưa cần thiết, chỉ định rộng rãi các dịch vụ kỹ thuật y học cổ truyền trong phục hồi chức năng; cho người bệnh nhập viện điều trị khi tình trạng bệnh có thể điều trị ngoại trú...

Thông tin thêm về vấn đề này, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Phạm Lương Sơn cho biết: Năm 2017, sau khi tất cả các tỉnh thực hiện đầy đủ giá dịch vụ y tế có kết cấu tiền lương, hầu hết các tỉnh đều bội chi quỹ BHYT. Ông Sơn cũng nêu một số khó khăn, vướng mắc trong thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT; quy định về quỹ khám chữa bệnh BHYT được xác định theo số thẻ đăng ký ban đầu tại cơ sở khám chữa bệnh và cân đối với cả phần chi khám chữa bệnh tại cơ sở y tế khác, tuy nhiên đến nay đã không còn phù hợp khi thực hiện thông tuyến khám chữa bệnh BHYT.

Bên cạnh đó, người dân tiếp cận dịch vụ y tế ngày càng thuận lợi, quyền lợi hưởng BHYT ngày càng được mở rộng, giá dịch vụ y tế tăng trong khi mức đóng BHYT chưa thể điều chỉnh.

Cũng theo Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Phạm Lương Sơn, cơ chế tự chủ tài chính tạo sức ép lớn đối với các cơ sở y tế. Việc chỉ định quá mức cần thiết các dịch vụ y tế; chỉ định bệnh nhẹ vào nội trú và kéo dài thời gian nằm viện xảy ra ở hầu hết các bệnh viện, đặc biệt là tuyến huyện; giá thuốc và vật tư y tế chưa được kiểm soát tốt; tình trạng lựa chọn sử dụng thuốc cùng tiêu chí kỹ thuật, khác hàm lượng có giá cao bất thường; lựa chọn vật tư y tế đắt tiền còn phổ biến.

Trong khi đó, các quy trình chuyên môn, hướng dẫn điều trị chưa ban hành đầy đủ, không rõ ràng, nên thiếu các công cụ kiểm soát, đánh giá tính hợp lý của chỉ định điều trị, khó cho sự đồng thuận của cơ quan Bảo hiểm xã hội và cơ sở khám chữa bệnh.

Đặc biệt, tình trạng lạm dụng, sử dụng thẻ BHYT đi khám nhiều nơi trong ngày, nhiều ngày trong tháng xảy ra khá phổ biến, nhưng chưa có chế tài để xử lý. Các cơ sở y tế chưa tuân thủ việc ứng dụng công nghệ thông tin để chia sẻ kết quả xét nghiệm, kiểm soát thông tuyến, tình trạng chỉ định trùng lặp xét nhiệm, thuốc diễn ra ở nhiều tỉnh, thành phố…

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sĩ Lợi chỉ rõ, hiện nay, tỷ lệ bao phủ BHYT đã đạt 86,9%, gần tiến mốc BHYT toàn dân, tuy nhiên, trong bối cảnh mệnh giá BHYT vẫn thấp, nhưng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân ngày càng tăng cả về số lượng cũng như chất lượng, quỹ BHYT đang đứng trước thách thức về khả năng mất cân bằng.

Để đảm bảo quyền lợi cho người dân tham gia BHYT việc quản lý, sử dụng quỹ BHYT cần tiết kiệm một cách hợp lý và theo đúng các quy định của pháp luật. Luật BHYT 2014 cũng mở ra nhiều điều kiện thuận lợi cho người tham gia BHYT nhưng cũng tác động không nhỏ đến quỹ BHYT, khiến số chi từ quỹ BHYT tăng lên và khó khăn hơn trong kiểm soát chi phí với các chính sách thông tuyến, giảm cùng chi trả và bỏ cùng chi trả với một số nhóm đối tượng. Đây là những vấn đề các nhà hoạch định chính sách cũng như cơ quan, đơn vị thực hiện chính sách cần phân tích, xem xét kỹ lưỡng trong thời gian tới.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức hội nghị biểu dương Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu; biểu dương gia đình công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu năm 2024; tặng quà cán bộ công đoàn là thương binh, con liệt sỹ năm 2024; kỷ niệm 95 năm Ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024).
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức gặp mặt các thế hệ cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ.

Tin khác

Tăng mức tiền hưởng chế độ thai sản từ 1/7/2024

Tăng mức tiền hưởng chế độ thai sản từ 1/7/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở tăng lên 2.340.000 đồng, dẫn đến mức tiền hưởng chế độ thai sản cũng tăng theo. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi tăng lên 4.680.000 đồng, chế độ dưỡng sức sau thai sản tăng lên 702.000 đồng/ngày.
Người không đủ điều kiện hưởng lương hưu có thể hưởng trợ cấp hằng tháng

Người không đủ điều kiện hưởng lương hưu có thể hưởng trợ cấp hằng tháng

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã bổ sung chế độ trợ cấp hằng tháng đối với người lao động không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Quy định tỷ lệ ngạch công chức từ 15/8/2024

Quy định tỷ lệ ngạch công chức từ 15/8/2024

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã ký ban hành Thông tư số 04/2024/TT-BNV sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2022/TT-BNV ngày 31/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn việc xác định cơ cấu ngạch công chức.
Người nghèo từ 70 tuổi không có lương hưu được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội

Người nghèo từ 70 tuổi không có lương hưu được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội

(LĐTĐ) Trợ cấp hưu trí xã hội do ngân sách Nhà nước chi trả, nhằm hỗ trợ phần nào cho người cao tuổi không có lương hưu, trợ cấp là chính sách mới trong Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Người cao tuổi không có lương hưu được nhận trợ cấp xã hội

Người cao tuổi không có lương hưu được nhận trợ cấp xã hội

(LĐTĐ) Chính phủ đã nhiều lần ban hành văn bản hạ độ tuổi hưởng trợ cấp xã hội, nâng mức trợ cấp xã hội đối với người cao tuổi.
Từ 1/7/2024, doanh nghiệp có phải trả thêm 7% lương cho người lao động có trình độ?

Từ 1/7/2024, doanh nghiệp có phải trả thêm 7% lương cho người lao động có trình độ?

(LĐTĐ) Nội dung Nghị định 74/2024/NĐ-CP ban hành ngày 30/6/2024 quy định mức lương tối thiểu cho người lao động hợp đồng. Người sử dụng lao động phải điều chỉnh chế độ lương phù hợp nhưng không được cắt giảm chế độ có lợi cho người lao động. Từ 1/7/2024, không bắt buộc trả thêm 7% lương cho người có trình độ cao hơn.
Cách tính thời điểm đóng bảo hiểm y tế đủ 5 năm liên tục

Cách tính thời điểm đóng bảo hiểm y tế đủ 5 năm liên tục

(LĐTĐ) Bạn đọc Nguyễn Thị Huyền (quận Long Biên, thành phố Hà Nội) hỏi: Tôi muốn biết cách tính thời điểm đóng bảo hiểm y tế đủ 5 năm liên tục? Trường hợp đủ 5 năm liên tục, người có thẻ bảo hiểm y tế sẽ được hưởng những quyền lợi gì?
Nhiều chế độ BHXH được điều chỉnh tăng từ ngày 1/7

Nhiều chế độ BHXH được điều chỉnh tăng từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Việc điều chỉnh tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng bắt đầu từ ngày 1/7/2024 kéo theo chế độ đóng - hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) của người lao động cũng có sự điều chỉnh.
Điều chỉnh thu BHXH, BHYT theo mức lương mới

Điều chỉnh thu BHXH, BHYT theo mức lương mới

(LĐTĐ) Cơ quan Bảo hiểm xã hội đề nghị các đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu, rà soát hợp đồng lao động và mức tiền lương tối thiểu trong thang lương, bảng lương của đơn vị theo nguyên tắc không được thấp hơn mức lương tối thiểu được điều chỉnh từ 1/7/2024 để kịp thời điều chỉnh mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN) cho người lao động.
Người bệnh sử dụng phải thuốc giả cần được bồi thường

Người bệnh sử dụng phải thuốc giả cần được bồi thường

(LĐTĐ) Quốc hội đang xem xét sửa đổi Luật Dược. Tại Kỳ họp thứ 7 vừa qua, khi thảo luận về dự án Luật này, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan, Giám đốc Sở An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh đã đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định bồi thường khi người bệnh sử dụng phải thuốc giả trong trường hợp thuốc giả nhưng lại có số đăng ký thật và hệ thống phân phối hợp pháp.
Xem thêm
Phiên bản di động