Tại sao…Tại sao?
“Rào chắn”… “Rào cản”! | |
Niềm vui trọn vẹn | |
Nguy Lắm! |
- Thế là thế nào? Bác hỏi mà cứ ưỡm ở thế, em biết sao trả lời.
- Thì đấy, cái chuyện bạo lực học đường, nói mãi rồi, xử mãi rồi sao vẫn cứ diễn ra đều đều vậy?
- À, em tưởng chuyện gì chứ chuyện này, chả phải chỉ có bác mà ai ai cũng bức xúc.
- Quá đi chứ lị. Gần đây lai có chuyện thầy giáo “đét” học sinh thâm tím người, cô giáo mầm non “tét” cháu nhỏ lệch cả mặt…
- Đáng buồn phiền thật. Trước đây đã có nhiều vụ tương tự, thậm chí có cô mầm non đã phải lĩnh án, vậy tại sao vẫn xảy ra bác nhể.
-Có ý kiến cho rằng do sức ép công việc, do học sinh nghịch ngợm nên người thầy không kìm được.
-Không thuyết phục tí nào bác ơi. Cho dù thế nào đi nữa, người thầy xử sự như thế sao gọi là sư phạm được.
-Có phải vì thế mà những clip học sinh đánh hội đồng, “tra tấn” hành hạ bạn bè cứ xuất hiện khiến ta nhói lòng.
-Tất nhiên cũng do một phần, thầy không nghiêm thì trò khắc loạn, nhưng cái chính theo em vẫn là phương pháp xử lý.
-Thú thực với chú, tớ xem những clip này vừa căm phẫn, vừa thương xót. Tại sao những học sinh còn nhỏ, trong cái tuổi đẹp như thế lại có thể có những hành động dã man và côn đồ như vậy.
-Vâng, gần đây xem cái clip hành hạ, đánh đập bạn của học sinh một trường ở Kim Môn HD, em thấy đau lòng quá. Mà nguyên nhân lại là một sự áp bức đã diễn ra từ lâu, do học sinh này hôm đó không có tiền để nộp cho một số kẻ ăn sáng.
-Rõ ràng hành động này chẳng khác gì “xã hội đen” lộng hành ăn chặn của người lương thiện. Tại sao mới tí tuổi đầu mà những học sinh này đã có “dã tâm” như vậy.
-Rồi rất nhiều clip những em gái “tung chưởng” đánh đập 1 em, lột áo vẫn cứ tiếp tục diễn ra. Chẳng nhẽ không có biện pháp gì để ngăn chặn hiện tượng đau lòng này.
-Thì cũng có cả rồi đấy. Học sinh thì cũng hạ hạnh kiểm, đình chỉ học ít ngày, viết bản kiểm điểm thôi chứ xử thế nào nữa. Nếu đuổi học có khi lại đẩy các em sa vòng tội phạm.
-Vấn đề xuất phát từ giáo dục của cả gia đình và nhà trường. Cổ nhân đã khẳng định “nhân tri sơ, tính bản thiện”. Cứ cái kiểu nhà trường thiếu trách nhiệm, gia đình lại lơ là, không quan tâm đến con cái thì dễ sinh chuyện lắm.
-Tớ thấy cộng đồng cũng có nhiều ý kiến hay đấy. Như đối với các trường hợp này phải đưa vào trường giáo dưỡng, bởi mới bé mà đã như vậy thì lớn lên khó trở thành công dân tốt được.
-Cũng phải, ta có trường giáo dưỡng cơ mà. Mục đích của giáo dưỡng là vừa giáo dục vừa nuôi dưỡng có gì mà ngại.
-Có lẽ cũng nên thế bác nhể. Để cuộc sống bớt đi những câu hỏi: tại sao…tại sao?
Thiện Tâm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến
Thời sự 24/10/2024 20:18
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Thời sự 23/10/2024 00:00
Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí
Thời sự 22/10/2024 14:06
Bắt đầu từ “không dám, không thể, không muốn tham nhũng”
Bình luận 21/10/2024 11:05
Tạo kỳ tích mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Thời sự 09/10/2024 07:32
Đường sắt trong kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 03/10/2024 15:35
Thu nhập và 1m2 nhà!
Bình luận 01/10/2024 10:08
Kỳ cuối: Gieo hạt mầm từ cơ sở làm nên những mùa Xuân
Bình luận 29/09/2024 20:05
Kỳ 2: Lấy giáo dục tư tưởng, lý luận chính trị làm trọng tâm
Bình luận 27/09/2024 09:10
Quyết định hợp lòng dân
Bình luận 26/09/2024 08:29