Suy diễn
- Thiếu gì nỗi lo, ông lo gì mới được chứ.
- Lo từ năm 2016, sẽ tăng lương tối thiểu vùng.
- Dớ dẩn, tăng lương mà lại lo, có mà lo ngược.
- Thì ông không thấy, cứ mỗi lần dậm dịch tăng lương là giá cả lại tăng vùn vụt à?
- Giá tăng, lương mới phải tăng chứ sao. Không tăng thì kêu lương thấp, tăng lại bảo là lo, chiều theo ý ông có mà…
- Chẳng phải ý tôi, mà là ý của đại đa số người làm công ăn lương đấy. Mọi người nói thế này: Giá cả đang tăng vù vù với lý do giá điện, giá xăng tăng. Bây giờ tăng lương lại càng có lý do chính đáng để tăng giá. Nói đâu xa, mới có thông báo sẽ tăng lương mà giá thị trường đã tăng ầm ầm. Từ ngọn rau đến cân thịt đều tăng tuốt tuột.
- Chỉ giỏi suy diễn. Nếu thế Nhà nước phải trích ra bao nhiêu tiền dành cho tăng lương lại uổng phí, lợi bất cập hại à?
- Không phải phí, mà vấn đề là quản lý giá cả thế nào để tránh hiện tượng đôminô, lương tăng-giá tăng.
- Điều đó chẳng đến lượt ông bàn, các nhà hoạch định đã tính nát nước rồi.
- Vưỡn biết, nhưng tôi vẫn thấy lo lo. Mọi lần tăng lương trước có quản lý được giá đâu.
- Lại suy diễn rồi. Mỗi giai đoạn có đặc thù và cách giải quyết riêng. Cứ yên tâm đi. Tôi chúa ghét cái thói suy diễn. Ai lại hôm rồi xem ti vi mới thấy học sinh ta suy diễn giỏi thật.
- Chuyện gì thế ông?
- Ai lại hỏi mấy chục học sinh về ông Quang Trung. Đứa nói ông Quang Trung là anh ông Nguyễn Huệ, đứa lại nói ông Nguyễn Huệ là anh em với ông Nguyễn Du.
- À đấy lại là chuyện khác. Chuyện “dân ta mù tịt sử ta”, đau lòng lắm, mà nói mãi rồi vẫn vậy mà.
- Ghép ông Nguyễn Huệ với ông Nguyễn Du thì chả cứ kiến thức lịch sử mù tịt mà kiến thức văn học cũng mù tịt luôn. Nguyễn Du với truyện Kiều nổi tiếng như thế mà còn nhầm lẫn thì đau quá.
- Chả thế mà năm nay thi cử đổi mới, ngoài các môn chính, thí sinh được tự chọn thi các môn phụ, có hội đồng thi thí sinh đăng ký thi sử đếm trên đầu ngón tay.
- Ấy chết đang phấn đấu “dân ta phải biết sử ta” mà lại đổi mới cho môn sử là phụ thì còn nguy nữa.
- Tôi còn thấy chuyện này cũng nguy hiểm không kém.
- Còn gì nguy hiểm hơn được nữa?
- Ấy là chuyện đặt tên đường phố. Ở TP HCM có đường Nguyễn Huệ rồi lại có đường Quang Trung...
- Ấy thế thì học sinh nhầm Nguyễn Huệ là anh em với Quang Trung là phải.
- Thì thế. Rồi có đường Đinh Tiên Hoàng rồi lại có đường Đinh Bộ Lĩnh...
- Ông nói vậy tôi cũng đẫn chứng nhé. TP Hà Nội từ ngày hợp nhất cũng có chuyện có phố Lê Thái Tổ lại có phố Lê Lợi. Cứ theo suy diễn của ông, khéo nhiều học sinh lại cho rằng ông Lê Lợi là anh em với ông Lý Thái Tổ thì càng nguy to.
- Ông cũng suy diễn giỏi thật, đang từ chuyện tăng lương tăng giá xoay sang chuyện mù tịt sử nhà cứ tưng tửng như không!
- Thế mới là suy diễn.
Thiện Tâm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Tin khác
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 21/11/2024 08:44
Đoàn kết vì mục tiêu chung
Bình luận 19/11/2024 08:54
“Thần tốc” tinh gọn bộ máy
Thời sự 14/11/2024 11:29
Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”
Thời sự 14/11/2024 09:10
Xây trường và học phí
Bình luận 12/11/2024 11:51
Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai
Bình luận 07/11/2024 12:09
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Bình luận 05/11/2024 18:28
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến
Thời sự 24/10/2024 20:18
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Thời sự 23/10/2024 00:00