Sức sống phố cổ

Quận Hoàn Kiếm sở hữu 3 di sản đô thị: Khu phố cổ, khu thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm và khu phố thời thuộc địa. Mối lo toan lớn lao của người thủ đô giờ đây không chỉ còn là sự duy trì lâu bền và cải tạo thích ứng những tài nguyên văn hóa – vật chất đặc sắc ấy, mà còn ở chỗ làm sao cho chúng hợp kết lại và khang trang hơn để giữ vững và khẳng định vai trò đích thực với Thủ đô, mở rộng cơ ngơi ra hơn 3.000 ki lô mét vuông.
Buông lỏng quản lý biệt thự cổ
Giới thiệu nghệ thuật trà của người Hà Nội tại phố cổ
Du lịch phố cổ Hà Nội: Cầm vàng đừng để vàng rơi!

Thế nhưng, trên nền không gian đô thị mở rộng, trong vòng xoáy của công cuộc hiện đại hóa và đô thị hóa, khu di sản phố cổ ấy mới nhỏ bé làm sao - mảnh dẻ đến chừng nào - nếu nhìn ngắm cơ ngơi vật chất – kiến trúc – kỹ thuật khổng lồ đang dựng xây bốn phía, lấn ép về quy mô và đè bẹp về độ cao; xuyềnh xoàng đến tủi thân – nếu ước tính cái khối tài chính và kỹ thuật vun dồn vào cho việc kiến tạo cơ ngơi đô thị hiện đại.

Sức sống phố cổ
Chợ đêm Đồng Xuân.

Ấy vậy, khu di sản phố cổ của các cụ mình, xoay sở vun đắp hằng trăm năm, tuy chiếm dụng vỏn vẹn 82 ha (của 334.000 ha diện tích thành phố hôm nay), vẫn hẳn là một trị lượng, một tỉ trọng không dễ bề đong đếm về các phương diện lịch sử - văn hóa – kiến trúc đô thị, về sức hút và cả về độ lan tỏa. Ta thử tưởng tượng, hễ phố cổ - hồ Hoàn Kiếm và các phố thời thuộc địa vì lẽ nào đó, mà phai mờ đi, Hà Nội mình sẽ ra sao? Trong khi những gì kỳ vĩ đang mọc lên, những gì cao sang đang tích tạo ra khắp nơi, ba cái di sản, tài nguyên kia, chỉ Hà Nội có, chỉ chúng mới Hà Nội hơn cả.

Hình hài vật chất của phố phường Thăng Long xưa không vương lại trên mặt đất. Cái chúng ta hôm nay coi là di sản phố cổ chính là tàn dư của cấu trúc phố thị thay thế cho những gì vốn là phố phường của kinh đô xa xưa. Tuy thế, ta hoàn toàn có thể tin chắc rằng: Khởi đầu và đơn vị cấu thành mọi chốn thị thành ở ta, ngay cả ở thời cận đại, bao giờ cũng là phố. Người dân quê, bỏ cày cấy, lấy buôn bán làm kế sinh nhai, dựng nhà dựng quán hai bên đường, dọc bến sông, mở ra và duy trì dai dẳng nền kinh tế thị trường sơ khai.

Sức sống phố cổ
Phố Tạ Hiện.

Chốn thị thành Hà Nội xưa cũ cũng vậy. Dân cư, kẻ làm hàng và kẻ buôn bán, tụ tập về đông đúc, lập phường mở phố. Phố làm ăn phát đạt - nhà cửa san sát. Làm ăn kém - tá túc trong các ngõ, ngách, các xóm ven đô, nối liền phố phường với quê. Nơi ở - cửa hàng – nơi làm hàng, tất tật dưới mái một nếp nhà, đứng kề nhau, nhà mặt phố, nhà ống. Vì không còn là chốn kinh kỳ, nơi đây dân cư đa phần là dân buôn bán, dân làm hàng, công chức và giáo học cùng những người sinh sống để lại giữa quê và phố. Người phố, do bỏ quê chưa lâu, đem tay nghề và sản phẩm, đem lối sống lối nghĩ và, dĩ nhiên, cả cách thức làm nhà từ quê ra chốn thị thành.

Bởi thế mà, để ý kỹ, thấy kiến trúc nhà cửa, kiến trúc đình – đền – chùa – miếu, không khác xa lắm nơi thôn quê. Để ý kỹ, các món ăn ngon ở Hà Nội cũng có nguồn gốc khá trực tiếp thôn quê, xuất xứ tìm ra không khó. Chỉ có một điều: Hễ đã ra đến chốn thị thành, những món ăn thức uống chân quê chẳng mấy chốc được nâng cao, trở thành đặc sản Hà thành, đưa vào miệng là nhớ luôn, bởi cái chất quê chưa bị tẩy xóa.

Phố phường Hà Nội xưa cũ nhào luyện – hun đúc – tinh chế văn hóa sống thị thành, định hình mẫu người Hà Nội một thời, với những đức tính và phẩm chất như sáng ý, lanh lợi, chu đáo, lễ phép, nhún nhường… Sự chọn lọc trong cách nói, cách mặc, cách ăn và cách giao thiệp. Phố phường Hà Nội đã một thời, là một dạng đại siêu thị, một sự khởi đầu của nền kinh tế thị trường. Nhỏ bé mà tỏa sáng.

Vài chục năm trước, dòng chảy cuộc sống phố phường Hà Nội xưa cũ có những biến đổi. Người làm nghề buôn bán và làm hàng chuyển thành cán bộ, nhân viên, công nhân, thầy giáo. Mậu dịch và mậu dịch viên thay thế nền thương mại mà dân phố vốn thành thạo. Những căn nhà ống - vốn thuộc sở hữu một chủ, êm ái trở thành nhà tập thể. Chế độ phân phối bao cấp và cuộc chiến tranh kéo dài không thể không dẫn tới những biến đổi trong tâm tính con người, cộng và trừ, chưa ai làm nổi cái việc so đo, trước và nay. Nhận ra rõ nhất là người Hà Nội từ thuở ấy trở nên quả quyết hơn, linh hoạt hơn…

Thời nào – con người nấy. Đô thị nào - con người nấy. Và ngược lại.

Sức sống phố cổ
Phố đêm Hà Nội.

Chúng ta nhìn nhận khu phố cổ Hà Nội như là một sản phẩm lịch sử - văn hóa – xã hội – văn minh cộng yếu tố đô thị - kiến trúc đô thị; nhận biết ở di sản tổng hợp này dấu ấn của mọi giai đoạn và của mọi biến đổi, ngay cả của giai đoạn vừa mới trôi qua. Chúng ta tìm kiếm ở nó không chỉ những gì là kiệt xuất mà xem ra nó không sở hữu. Chúng ta nên nhận ra giá trị ở những gì là truyền thống, là đặc trưng, là nhân văn và quan trọng hơn cả, đích thực hàm chứa sinh lực cho sự phát triển tiếp nối. Nhìn nhận di sản như nó đang hiện hữu, tránh sự huyễn hoặc, bỏ qua những cái hữu thực đang mai một.

Hai mươi năm trước, chúng ta bắt tay vào công cuộc bảo tồn phố cổ đầy cam go với mọi chủ trương, chương trình, kế hoạch và dự án, nhưng kết quả chưa được như mong muốn. Lý do: Khu 36 phố phường được coi là di tích, hàng trăm căn nhà và các công trình tín ngưỡng được đặt vào diện di tích. Mà, là di tích, ắt phải giữ nguyên.

Song, khu phố cổ là một cơ thể đô thị sống động, là địa bàn cư trú và làm ăn của ngót chục vạn người, nó đòi hỏi phải được duy trì trong dòng phát triển liên tục, kết hợp tự nhiên bảo tồn, cải tạo và phát triển. Người dân phố cổ, đương nhiên, tuân thủ cái lý cái lẽ của sinh tồn. Họ tự mở ra con đường cho sự giải quyết hai cục diện, tưởng như đối kháng giữa bảo tồn và phát triển. Công cuộc đổi mới mở đường cho họ nối tiếp dòng chảy xưa cũ, phục sinh kinh tế thị trường.

Để thực hiện công cuộc này, người dân phố cổ đã huy động những phẩm chất tinh khôn, tháo vát, mềm dẻo, bền bỉ… vẫn lưu truyền trong dòng máu. Huy động cả những phẩm chất sản sinh trong vài thập niên trước đó, chủ động – linh hoạt và sáng tạo, vượt qua những cản trở tưởng như trên sức người. Họ giải quyết khéo léo những bế tắc về sở hữu nhà đất và sự hạn chế đến độ tối thiếu về diện tích cho kinh doanh. Có nơi chỉ đặt được một cái tủ bày hàng mà cũng lập tiệm, nuôi sống cả gia đình. Họ cải tạo ngầm và công khai các không gian sống chật chội, xây cất cả trăm khách sạn, từ không sao đến vài sao. Họ mau lẹ bắt nhịp với nhu cầu và thị trường, có những con phố thay mặt hàng đến vài lần. Họ thích ứng nhanh lẹ với chiều hướng kinh doanh du lịch – dịch vụ, vừa thu hút và vừa thỏa mãn du khách. Khắc phục dần sự manh mún và nạn tạm bợ, phố cổ nay đã tươm tất hơn, thị thành hơn. Nó trở lại với hình mẫu đại siêu thị kiểu Á Đông xưa, song tân tiến hơn.

Cuộc sống vận động, nối dòng từ vốn liếng – di sản là tài nguyên và nguồn lực, đã khẳng định triết lý: Bảo tồn và phát triển là hai phạm trù không thể tách lìa trong sự tồn tại và phát triển của những di sản đô thị.

Qua hai thập kỷ chật vật với những nỗ lực bảo tồn di tích và di sản, các cơ quan quản lý và chuyên môn dường như đang đi đến những quan điểm và những chương trình hành động sát thực tế, bởi vậy mà khả thi. Đó là việc nhận thức khu phố cổ là di sản chứ không phải là di tích, trong khu di sản có di tích; đã là di sản thì cách ứng xử phải mềm mại hơn; cộng đồng hóa công cuộc giữ gìn và phát huy giá trị cùng tiềm năng của di sản…

Theo thời gian, các dự án trùng tu và phục sinh những công trình xưa cũ như nhà 87 phố Mã Mây, đình ở 38C phố Hàng Đào, đình Kim Ngân ở phố Hàng Bạc, chùa Huyền Thiên - phố Hàng Giấy, đền Quán Đế - phố Hàng Buồm, đền và trường học ở 40 phố Lãn Ông, cùng những thử nghiệm về chỉnh trang mặt phố Tạ Hiện và Lãn Ông v.v… là những thành công, đồng thời là những kinh nghiệm trong ứng xử phù hợp và khả thi với cơ ngơi – di sản phố cổ. Việc mở rộng phạm vi khu vực đi bộ và tổ chức các sinh hoạt văn hóa đường phố tại đây đã góp phần làm cho khu di sản phố cổ trở nên hấp dẫn hơn, sống động hơn, ngập tràn chất đô hội. Mỗi đêm có hơn 5.000 du khách nước ngoài trú ngụ tại đây. Mỗi chiều tối, hàng ngàn người Hà Nội và du khách kéo nhau về đây - phố cổ không còn ngủ dài, nó đang cựa mình và biến thành tảng nam châm.

Khu phố cổ, khung cảnh hồ Hoàn Kiếm, các đường phố thời thuộc địa, hồ Tây, các làng cổ và làng cũ… cùng tạo nên phần hồn và khuôn mặt, chỉ riêng Hà Nội sở hữu. Trong công cuộc bứt phá của Thủ đô theo hướng hiện đại hóa, chúng cần ở ta sự chăm chút, duy dưỡng, nâng cấp và sự mở nới dòng cho phát triển.

GS. KTS Hoàng Đạo Kính

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

(LĐTĐ) Mùa Giáng sinh đang đến gần, không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi, đặc biệt là tại các nhà thờ Công giáo. Nam Định - vùng đất được mệnh danh là “xứ sở của nhà thờ” - những ngày này càng thêm lộng lẫy với sắc màu rực rỡ, hứa hẹn trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách muốn tận hưởng một mùa Noel đặc biệt.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 13/12 đến ngày 20/12), toàn Thành phố ghi nhận 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết; giảm 59 trường hợp so với tuần trước.

Tin khác

Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát

Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát

(LĐTĐ) Trong năm 2025, Hà Nội sẽ đầu tư xây mới, xây dựng lại 34 chợ dân sinh và cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 71 chợ. Thành phố yêu cầu các dự án xây mới hoặc cải tạo lại chợ phải giải quyết cơ bản được vấn đề dân sinh bức xúc, giảm khiếu nại, khiếu kiện trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về chợ. Phải công khai, minh bạch các thông tin liên quan đến hoạt động đầu tư, xây dựng chợ.
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán

Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Công an huyện Thanh Trì vừa tổ chức Lễ ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025; ra mắt mô hình lực lượng 141 trong tình hình mới.
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm

Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm

(LĐTĐ) Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội, Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Công an thành phố Hà Nội) đã tổ chức lễ ra quân nhằm triển khai cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm và đảm bảo an ninh trật tự, trật tự đô thị trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2025. Đây là một phần quan trọng trong chiến dịch toàn diện nhằm duy trì an toàn xã hội và xây dựng hình ảnh một Thủ đô văn minh, hiện đại.
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định

TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định

(LĐTĐ) Thời gian qua trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) xuất hiện các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời, công trình có lắp dựng mái che trên đất không đúng mục đích sử dụng đất nhằm phục vụ kinh doanh dịch vụ thể thao.
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh

Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến người dân về dự thảo quyết định việc sử dụng xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ để kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa. Tuy nhiên, đến thời điểm này không ít lãnh đạo UBND phường vẫn chưa biết quản lý con người, sắp xếp địa điểm đón trả khách ra sao như dự thảo đề cập tới.
Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố

Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố

(LĐTĐ) Với dự thảo lần 3, đề án quản lý lòng đường, vỉa hè, thành phố Hà Nội đã đưa ra những phương hướng rõ ràng hơn trong việc lựa chọn tiêu chí và mô hình cho thuê vỉa hè.
Bảo đảm trật tự đô thị dịp cuối năm

Bảo đảm trật tự đô thị dịp cuối năm

(LĐTĐ) Hà Nội là đô thị có lưu lượng người và các phương tiện tham gia giao thông đông đúc, kéo theo những vi phạm về trật tự đô thị, vệ sinh môi trường. Những tháng cuối năm, các địa phương trên địa bàn Thủ đô đã tăng cường công tác tuyên truyền tới người dân và quyết liệt kiểm tra, xử lý những trường hợp vi phạm.
Phát triển không gian xanh tại các đô thị

Phát triển không gian xanh tại các đô thị

(LĐTĐ) Ngày 29/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Cục Hạ tầng Kỹ thuật, Bộ Xây dựng tổ chức hội thảo: “Thiết kế công viên thuận tiện, an toàn cho mọi người và tăng khả năng chống chịu cho các đô thị Việt Nam”.
Bình Dương: Sẽ bố trí hơn 34.500 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm

Bình Dương: Sẽ bố trí hơn 34.500 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm

(LĐTĐ) Trong năm 2025, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương sẽ bố trí 34.515 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm trên địa bàn; trong đó phân bổ ngay hơn 18.110 tỷ đồng cho các dự án đủ điều kiện theo quy định.
8 loại công trình vi phạm sẽ bį cắt điện, nước từ 1/1/2025

8 loại công trình vi phạm sẽ bį cắt điện, nước từ 1/1/2025

(LĐTĐ) Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội vừa quyết nghị sẽ cắt điện, nước với 8 loại công trình vi phạm từ ngày 1/1/2025. Những công trình xây dựng trên đất lấn chiếm, xây sai quy hoạch, vi phạm quy định phòng cháy chữa cháy sẽ bị áp dụng biện pháp cắt điện nước...
Xem thêm
Phiên bản di động