Du lịch phố cổ Hà Nội: Cầm vàng đừng để vàng rơi!

Phố cổ là địa chỉ có sức hút lớn với du khách khi đến Hà Nội, song dù đã khai thác du lịch từ rất lâu nhưng khu vực này vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có.

Điểm đến lý tưởng

Với đặc trưng của lịch sử, khu phố cổ Hà Nội sở hữu nguồn di sản văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú, đa dạng, đồng thời cũng là nguồn tài nguyên du lịch quý giá. Khu vực này hiện có 121 công trình, di tích đền, chùa, miếu và hơn 1.000 công trình nhà ở có giá trị, trong đó có hơn 200 công trình nhà ở có giá trị đặc biệt. Có thể kể đến những di tích nổi tiếng vẫn được bảo tồn đến ngày nay như: Ngôi nhà cổ 87 Mã Mây, đình Đồng Lạc 38 Hàng Đào, đền Bạch Mã, đình Kim Ngân, nhà 40-42 Hàng Bạc... Đặc điểm nổi bật nhất của khu phố cổ là các phố nghề, nơi quy tụ nhiều thợ thủ công từ các làng nghề quanh Thăng Long xưa, tập trung theo từng khu vực chuyên làm nghề truyền thống. Theo thời gian, những con phố này không còn bày bán những sản phẩm truyền thống như trước, nhưng một số phố vẫn còn lưu giữ lại nghề truyền thống như Hàng Bạc với nghề chế tác bạc, Hàng Đường với nghề làm mứt kẹo...

Mới đây, vào khoảng trung tuần tháng 10/2014 cùng với việc khai trương tuyến phố đi bộ mở rộng thuộc khu vực bảo tồn cấp 1 khu phố cổ Hà Nội (gồm Hàng Buồm, Mã Mây, Đào Duy Từ, Hàng Giầy, Tạ Hiện, Lương Ngọc Quyến) BQL Phố cổ Hà Nội đã khởi động chương trình biểu diễn nghệ thuật đường phố xen kẽ với các buổi biểu diễn văn hóa nghệ thuật dân gian như chèo, xẩm, quan họ, ca trù… vào 3 ngày cuối tuần. Dù mới qua gần 6 tháng hoạt động nhưng các chương trình này đã cho thấy hiệu quả rõ rệt khi nhận được sự hưởng ứng lớn từ các nghệ sĩ, nghệ nhân và cả du khách thập phương.

Một điểm nhấn đặc biệt nữa của phố cổ Hà Nội, đó chính là chợ đêm phố cổ vào các tối cuối tuần, nơi quy tụ gần 4.000 gian hàng với đủ các loại mặt hàng từ quần áo, giầy dép đến các đồ thủ công mỹ nghệ, đồ lưu niệm… Chính bởi những nét văn hóa truyền thống mà ít nơi nào có được, phố cổ Hà Nội vẫn luôn là điểm đến lý tưởng của du khách thập phương mỗi khi có dịp ghé thăm Hà Nội.

Nhiều hoạt động trình diễn văn hóa nghệ thuật truyền thống đã được tổ chức để hấp dẫn du khách đến với phố cổ Hà Nội

59737

Cần nhiều hơn thế

Chỉ tính riêng trong năm 2014, lượng khách du lịch quốc tế đến tham quan phố cổ Hà Nội đạt tới 864.000 lượt khách nước ngoài, cùng với gần 8200 lượt kiều bào, đã chứng tỏ sức hút từ du lịch phố cổ đối với du khách là rất lớn. Tuy nhiên, việc chưa được kết nối thành tour tuyến một cách chuyên nghiệp; doanh nghiệp và nhà quản lý vẫn chưa có chung tiếng nói khiến chúng ta chưa thể mang lại cho du khách những trải nghiệm sâu sắc, ấn tượng.

Chỉ tính riêng trong năm 2014, lượng khách du lịch quốc tế đến tham quan phố cổ Hà Nội đạt tới 864.000 lượt khách nước ngoài, cùng với gần 8200 lượt kiều bào, đã chứng tỏ sức hút từ du lịch phố cổ đối với du khách là rất lớn. Tuy nhiên, việc chưa được kết nối thành tour tuyến một cách chuyên nghiệp; doanh nghiệp và nhà quản lý vẫn chưa có chung tiếng nói khiến chúng ta chưa thể mang lại cho du khách những trải nghiệm sâu sắc, ấn tượng.

Phần lớn du khách mới chỉ biết đến một Hà Nội xưa qua những lời thuyết minh của hướng dẫn viên, mà không hề có điểm tham quan tổng thể bằng các mô hình trực quan và các video sống động. Điều này gây khó khăn cho du khách khi muốn có một hình dung toàn diện, cụ thể về một thành phố nghìn năm tuổi. Mặt khác, việc các gánh hàng rong, đánh giày tại khu vực phố cổ thường chèo kéo, chặt chém du khách đã khiến cho tình hình an ninh trật tự ở khu phố cổ trở nên phức tạp, gây ảnh hưởng đến các hoạt động du lịch.

Hiện UBND quận Hoàn Kiếm đang xây dựng đề án phát triển du lịch phố cổ Hà Nội gắn với thương mại, dịch vụ. Với việc đưa những điểm tham quan, mua sắm như chợ Hàng Da, chợ Đồng Xuân vào hành trình tour khiến các tour trở nên phong phú, hấp dẫn hơn đối với du khách. Điều này vừa góp phần tăng doanh thu đối với các DN lữ hành, vừa góp phần thúc đẩy kinh tế, văn hóa, thương mại cũng như tạo ra các tác động tích cực, trực tiếp đến đời sống người dân sinh hoạt quanh khu phố cổ.

Bà Trần Thúy Lan, Phó trưởng ban Quản lý phố cổ Hà Nội cho biết: Để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, trong năm 2014 BQL Phố cổ Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động quảng bá giới thiệu nghề, sản phẩm thủ công truyền thống, tổ chức trình diễn các loại hình nghệ thuật dân gian như múa rối, hát tuồng, chầu văn nhằm bảo tồn và tôn vinh các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể trong khu phố cổ, cũng như mang tới cho du khách thêm thông tin và hiểu biết về khu phố đã nghìn năm tuổi của Việt Nam. Bên cạnh đó các hoạt động nghiên cứu hoạt động về các nghề truyền thống vẫn được bảo tồn và duy trì hàng năm.

“Trong năm 2015, chúng tôi đang nghiên cứu xây dựng đề án ẩm thực phố cổ Hà Nội, ngoài ra BQL cũng phối hợp với các trường học trên địa bàn tổ chức các hội thảo giới thiệu cho các em học sinh tìm hiểu về giá trị lịch sử, văn hóa kiến trúc của khu phố cổ Hà Nội…” – bà Lan cho biết.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội

Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội

(LĐTĐ) Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, các đại biểu cơ bản nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật; trong đó, việc tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là hợp lý, phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội là ngành nghề lao động đặc biệt.
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

(LĐTĐ) Gần hai tháng đã qua kể từ khi siêu bão Yagi tàn phá miền Bắc, bà con trồng đào, quất ở làng Nhật Tân đã phần nào khôi phục lại màu xanh nơi những khu vườn. Hoa vẫn sẽ nở sau những giọt mồ hôi, nước mắt của người trồng đào.
Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11

Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11

(LĐTĐ) Ngày 10/11 tới đây, tại Sân khấu chính phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây sẽ diễn ra Chương trình Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã (1924 - 2024) và 555 năm danh xưng Sơn Tây (1469 - 2024).
Xe buýt xanh: Triển khai rộng rãi càng sớm càng tốt

Xe buýt xanh: Triển khai rộng rãi càng sớm càng tốt

(LĐTĐ) Ngày 5/11, Báo Hànộimới phối hợp với Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông thành phố Hà Nội (Sở Giao thông Vận tải Hà Nội) tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Xe buýt xanh - Hành trình của tương lai”.
Truy tố cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam về tội "Nhận hối lộ"

Truy tố cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam về tội "Nhận hối lộ"

(LĐTĐ) Viện kiểm sát nhân dân tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố 8 bị can trong vụ án sai phạm xảy ra tại Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục về các tội "Nhận hối lộ", "Đưa hối lộ" và "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".
Quận Tây Hồ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 tới 151 đảng viên

Quận Tây Hồ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 tới 151 đảng viên

(LĐTĐ) Ngày 5/11, Đảng bộ quận Tây Hồ tổ chức lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7 tháng 11 cho các đảng viên lão thành cách mạng nhân dịp kỷ niệm 107 năm Ngày cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2024).
Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Đổi mới tư duy trong xây dựng, thi hành pháp luật

Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Đổi mới tư duy trong xây dựng, thi hành pháp luật

(LĐTĐ) Ngày 5/11, Bộ Tư pháp tổ chức toạ đàm “Báo chí và Ngày Pháp luật Việt Nam”, nhằm đẩy mạnh truyền thông Ngày Pháp luật Việt Nam đến các Bộ, ngành, cơ quan, địa phương triển khai thực hiện bằng nhiều hình thức, cách làm cụ thể, thiết thực.

Tin khác

Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội

Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội

(LĐTĐ) Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, các đại biểu cơ bản nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật; trong đó, việc tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là hợp lý, phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội là ngành nghề lao động đặc biệt.
Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Đổi mới tư duy trong xây dựng, thi hành pháp luật

Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Đổi mới tư duy trong xây dựng, thi hành pháp luật

(LĐTĐ) Ngày 5/11, Bộ Tư pháp tổ chức toạ đàm “Báo chí và Ngày Pháp luật Việt Nam”, nhằm đẩy mạnh truyền thông Ngày Pháp luật Việt Nam đến các Bộ, ngành, cơ quan, địa phương triển khai thực hiện bằng nhiều hình thức, cách làm cụ thể, thiết thực.
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

(LĐTĐ) Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công, kế hoạch tài chính... sáng 5/11, đại biểu Nguyễn Quang Huân đề nghị tiến hành giám sát các quỹ để có đánh giá cụ thể, đảm bảo quản lý, sử dụng một cách hiệu quả.
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

(LĐTĐ) Để giảm chi thường xuyên, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, đơn vị giảm công tác phí, chi tiêu ở các hội nghị, hội thảo, tiếp khách. Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, trong năm nay, Chính phủ cũng đã trình là cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên.
Đại biểu Quốc hội: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng “tắc” do nguyên vật liệu

Đại biểu Quốc hội: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng “tắc” do nguyên vật liệu

(LĐTĐ) Qua tìm hiểu thực tế, đại biểu Quốc hội cho rằng, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng trong cả nước đang bị “tắc” có nguyên nhân là vấn đề nguyên vật liệu.
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục

Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục

(LĐTĐ) Đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, nếu để các bệnh viện và các trường đại học tự chủ mà phải tự đi vay vốn, tự lo trả lãi và trả vốn thì hậu quả người bệnh và người học phải gánh chịu với chi phí dịch vụ cao...
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất

Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất

(LĐTĐ) Đại biểu Quốc hội đề nghị chấm dứt việc khai thác gỗ tự nhiên và cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường cho dù là nhỏ nhất, như trồng cây mà vẫn còn nguyên bọc, hay cây còn có khả năng cứu lại chặt đi để xin ngân sách trồng mới.
Xem thêm
Phiên bản di động