Buông lỏng quản lý biệt thự cổ
Nhà cổ, sống khổ mỗi ngày | |
Biệt thự cổ “kêu cứu” |
Sai phạm nghiêm trọng
Không phải đến bây giờ vấn đề quản lý nhà cổ nói chung và biệt thự cổ nói riêng ở Hà Nội mới được phản ánh. Tuy nhiên, bất cập của quá trình quản lý nhà cổ vẫn còn tồn tại và sai phạm vẫn tiếp tục diễn ra. Ngay tại buổi họp báo cáo về kết quả kiểm tra, giám sát thực hiện Quyết định số 52/2013/QĐ-UBND Thành phố Hà Nội về việc, ban hành quy chế quản lý, sử dụng nhà biệt thự cũ được xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn Thành phố Hà Nội diễn ra mới đây, Ban Pháp chế HĐND thành phố đã chỉ rõ: Hà Nội sai phạm nghiêm trọng trong quản lý biệt thự cổ.
Tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ giảm hành vi vi phạm quản lý tại các biệt thự cổ, nhà cổ ở Hà Nội. |
Báo cáo cũng chỉ rõ, hiện nay rất nhiều công trình kiến trúc trước năm 1954, bị các hộ gia đình đang sử dụng thực hiện xây dựng cơi nới, làm ảnh hưởng đến kiến trúc, cảnh quan và không gian của biệt thự, nhưng chưa được ngăn chặn kịp thời. Thậm chí, nhiều công trình đã bị UBND thành phố chỉ đạo dừng cấp phép xây dựng, phá dỡ. Tuy nhiên, phía Sở Xây dựng, UBND một số quận vẫn cấp phép xây dựng. Số biệt thự cổ bị phá dỡ và xây dựng công trình mới cho tới thời điểm thanh tra là 25 biệt thự; 19 biệt thự bị biến dạng hoàn toàn và xuống cấp nghiêm trọng; 48 biệt thự thành phố báo cáo đã phá dỡ, nhưng trên thực tế vẫn còn 16 biệt thự trong số này tồn tại; 35 biệt thự chỉ sửa chữa, cơi nới; 45 biệt thự được báo cáo là không nằm trong danh mục biệt thự cổ, trên thực tế lại có 8 nhà đúng là biệt thự cổ.
ông Phạm Hoài Nam, Trưởng ban Pháp chế HĐNĐ Thành phố Hà Nội đã chỉ rõ một phần là do Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội thiếu sự giám sát chặt chẽ và buông lỏng quản lý, dẫn đến tình trạng sai phạm về quản lý biệt thự cổ trên địa bàn thành phố ngày một trầm trọng. Bên cạnh đó, sự hợp tác thiếu đồng bộ, thiếu chặt chẽ của các cấp, sở, ngành trong việc quản lý, khiến vi phạm diễn ra nhiều hơn. |
Để xảy ra những sai phạm trên, dư luận đặt câu hỏi, vì sao UBND Thành phố Hà Nội đã ra Quyết định số 52/2013/QĐ-UBND, mà việc vi phạm quản lý, xây dựng các biệt thự cổ vẫn ngang nhiên diễn ra, phải chăng đó là do sự buông lỏng quản lý của các cấp, các ngành liên quan? Trước câu hỏi trên, ông Hoàng Tú, Trưởng ban 61, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, để xảy ra tình trạng sai phạm nghiêm trọng trên, trước hết là do sự buông lỏng quản lý, sự giám sát; khi triển khai Quyết định 52/2013/QĐ-UBND chưa sát xao, thiếu sự phối hợp chặt chẽ của chính quyền các cấp, sở, ngành, dẫn đến việc vi phạm diễn ra trầm trọng và không ngăn chặn kịp thời.
Sự thờ ơ của Hà Nội trong quản lý biệt thự cổ gây ra nhiều bức xúc. Nhiều biệt thự bị người dân tự ý đập bỏ, xây mới, cơi nới, phá hủy kiến trúc ban đầu, nhưng chính quyền không biết, hoặc có những biệt thự đang rất chắc chắn lại bị liệt vào dạng công trình bị xuống cấp trầm trọng.
Về nguyên nhân dẫn đến những sai phạm trên, ông Phạm Hoài Nam, Trưởng ban Pháp chế HĐNĐ Thành phố Hà Nội đã chỉ rõ, một phần là do Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội thiếu sự giám sát chặt chẽ và buông lỏng quản lý, dẫn đến tình trạng sai phạm về quản lý biệt thự cổ trên địa bàn thành phố ngày một trầm trọng. Bên cạnh đó, sự hợp tác thiếu đồng bộ, thiếu chặt chẽ của các cấp, sở, ngành trong việc quản lý, khiến vi phạm diễn ra nhiều hơn.
Giải pháp gỡ rối
Theo tìm hiểu của PV, hiện tại ở Hà Nội có rất nhiều ngôi nhà biệt thự đang bị xuống cấp trầm trọng, nhưng muốn được sửa chữa, nâng cấp thì cần rất nhiều thủ tục. Trong quá trình chờ đợi, người dân luôn phải sống trong tình trạng nơm nớp lo sợ biệt thự sập. Chờ đợi mãi mà chưa thấy cơ quan nào đến thẩm định, giám sát và cấp phép duy tu, sửa chữa thì người dân tự ý sửa chữa là điều dễ hiểu. Bên cạnh đó, một thực tế khác đang tồn tại ở các biệt thự cổ đó là, hiện tại rất nhiều biệt thự đã tư nhân hóa quyền sở hữu. Những ngôi nhà này có từ 5-10 hộ sở hữu trở lên, vì thế, nhiều căn biệt thự xuống cấp rơi vào tình trạng “cha chung không ai khóc”.
Vẫn biết, bài toán quản lý biệt thự cổ là một trong những vấn đề bất cập và tồn tại từ rất lâu, đặc biệt trong quá trình phát triển kinh tế mạnh mẽ như hiện nay, vấn đề quản lý đô thị, quản lý biệt thự cổ càng trở nên phức tạp và vi phạm càng trầm trọng hơn. Thế nhưng, tồn tại và bất cập này không phải là không có hướng giải quyết và xử lý. Điều quan trọng là các cấp, sở, ngành sẽ triển khai và thực hiện như thế nào. Chia sẻ với báo LĐTĐ về vấn đề này, ông Hoàng Tú, Trưởng ban 61, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, giải pháp cho vấn đề trên chính là việc các đơn vị, các sở, ngành cần phải tăng cường giám sát, quản lý chặt chẽ theo quy định 52/2013/QĐ-UBND đã ban hành. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong việc thực hiện đường lối, chính sách về quản lý biệt thự cổ.
Ông Tú cũng cho biết thêm, từ năm 1954 đến nay, biệt thự cổ ở Hà Nội ít được quan tâm đến công tác quản lý, sửa chữa, tôn tạo. Chỉ đến năm 2008, khi UBND thành phố ra quyết định quản lý, sửa chữa nâng cấp…thì việc quản lý biệt thự cổ mới được quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên, để xảy ra vấn đề vi phạm trên, một phần cũng là do ý thức của người dân chưa cao. Khi ý thức được nâng lên, quản lý chặt chẽ hơn, chắc chắn vi phạm sẽ được hạn chế.
Đạt Đỗ
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán
Trật tự đô thị 18/12/2024 12:17
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm
Trật tự đô thị 16/12/2024 10:33
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định
Trật tự đô thị 15/12/2024 11:56
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh
Trật tự đô thị 08/12/2024 19:26
Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố
Trật tự đô thị 04/12/2024 22:40
Bảo đảm trật tự đô thị dịp cuối năm
Trật tự đô thị 03/12/2024 07:08
Phát triển không gian xanh tại các đô thị
Trật tự đô thị 29/11/2024 16:30
Bình Dương: Sẽ bố trí hơn 34.500 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm
Trật tự đô thị 29/11/2024 15:08
8 loại công trình vi phạm sẽ bį cắt điện, nước từ 1/1/2025
Trật tự đô thị 26/11/2024 08:01