Sức lan tỏa và lay động của Lời kêu gọi
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng (giữa) phát biểu tại phiên họp của Bộ Chính trị nghe báo cáo về công tác phòng, chống dịch Covid-19 ngày 20/3. |
Lời Kêu gọi của Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh: “Hiện nay, chúng ta đang ở vào thời điểm nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng ngày càng lớn, toàn hệ thống chính trị phải tập trung cao độ để tiếp tục chủ động ngăn chặn và kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh; không quá hốt hoảng nhưng tuyệt đối không được chủ quan, lơi lỏng; phải nắm chắc tình hình, dự báo khả năng xấu nhất, kịp thời đề ra các biện pháp hữu hiệu để kiểm soát, ngăn chặn bằng được sự lan rộng lây nhiễm. Mỗi cơ quan, đơn vị, tổ chức, mỗi địa phương cần bám sát sự chỉ đạo của cấp trên, chủ động và phối hợp chặt chẽ hơn nữa để thực hiện các công việc phòng, chống dịch; ưu tiên nguồn lực, thời gian và công sức cho công việc hệ trọng này”.
Tiếp đó, Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước hiệu triệu: “Trong cuộc chiến phòng, chống dịch ở vào thời điểm vô cùng quan trọng này, một số biện pháp phòng, chống dịch bệnh chắc chắn sẽ ảnh hưởng nhất định đến hoạt động của các tổ chức, cá nhân, cũng như cuộc sống hằng ngày của đồng bào ta. Với tinh thần coi sức khỏe và tính mạng của con người là trên hết, tôi kêu gọi toàn thể đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài hãy đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh... Toàn thể dân tộc Việt Nam ta hãy cùng chung sức, đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, thách thức để chiến thắng đại dịch Covid-19”.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ và Chủ tịch UBNDTP Hà Nội Nguyễn Đức Chung kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang. |
Ngay sau khi Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát đi, ngày 31/3, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về thực hiện các biện pháp chống dịch Covid-19. Theo đó, từ 0 giờ ngày 1/4 thực hiện cách ly xã hội trên phạm vi toàn quốc trong vòng 15 ngày để đảm bảo thời gian vàng chống dịch. Và hôm nay (1/4), Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định công bố dịch trên phạm vi toàn quốc.
Vẫn biết thiên tai, dịch bệnh là điều không ai muốn, nhưng đó là một phần tất yếu của cuộc sống. Bởi thế, ngay từ xa xưa, cha ông ta luôn xem thiên tai, dịch họa như kẻ thù, thậm chí nguy hiểm hơn cả kẻ thù. Chính vì thế, luôn lấy tinh thần “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, “phòng bệnh để cứu nguy”. Trong một thế giới toàn cầu hóa, các hệ số phụ thuộc vào nhau quá lớn từ kinh tế, đầu tư, thương mại và du lịch, cũng rất dễ khiến dịch bệnh nhanh chóng lan toả toàn cầu. Tuy nhiên với mỗi quốc gia có thể chế chính trị khác nhau cách thức triển khai phòng, chống dịch cũng khác nhau.
Đến nay, trong khi nhiều nước trên Thế giới có số ca mắc rất lớn, trong đó có nhiều nước phát triển, thì Việt Nam đến thời điểm 11 giờ ngày 1/4 mới có 212 người bị nhiễm Covid-19, trong đó nhiều ca đã chữa khỏi (PV) và chưa có trường hợp nào tử vong.
Tại sao Việt Nam đến thời điểm này lại khống chế dịch tương đối tốt và số người bị nhiễm vẫn trong tầm kiểm soát? Câu trả lời là ngay từ khi dịch xảy ra, Đảng và Nhà nước ta đã đúc kết công tác chống dịch của cha ông ta xưa là lấy phòng để chống. Và xem “chống dịch như chống giặc”. Do vậy, Đảng, Nhà nước đã đề ra các chủ trương về công tác phòng, chống dịch; Chính phủ chỉ đạo, điều hành một cách khoa học, quyết liệt khẩn trương; các cấp chính quyền thực thi nghiêm túc sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và đặc biệt là “khối đại đoàn kết” giữa Mặt trận, đoàn thể chính trị- xã hội, toàn quân và toàn dân đã tạo ra sức mạnh trong công tác phòng, chống dịch. Chính nhờ sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, vào cuộc của các cấp chính quyền, của toàn quân, toàn dân, toàn hệ thống chính trị dựa trên nguyên tắc: “Chống dịch như chống giặc”; “Mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi gia đình là một pháo đài”; “đi từng ngõ, gõ từng nhà”... công tác phòng, chống dịch Covid-19 của Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng đang phát huy hiệu quả.
Nói về công tác phòng, chống dịch Covid-19, mới thấy đất nước ta đồng sức, đồng lòng, trên dưới như một. Phòng, chống dịch bệnh không chỉ khoa học trong cách chống như truy tìm đường đi của bệnh, rồi khoanh vùng, tổ chức phân loại (test) cho cách ly tập trung, điều trị mà quan trọng nhất người giàu, cũng như người nghèo, kể cả người nước ngoài đến, sinh sống ở Việt Nam đều được đối xử như nhau. Đi cách ly không mất tiền ăn, tiền ở, chữa trị không mất tiền. Đây chính là một trong những chính sách cực kỳ ưu việt, nhân văn, nhân đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Các y, bác sĩ thể hiện quyết tâm chiến thắng dịch Covid-19. |
Đặc biệt, ngày 30/3 nhận được Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng không chỉ “hiệu triệu” đồng bào trong nước mà còn “kêu gọi” đồng bào ta ở nước ngoài cùng đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, chung sức vượt qua mọi khó khăn, thách thức để chiến thắng đại dịch Covid-19. Đồng bào trong nước và kiều bào tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, sự chỉ đạo, điều hành khoa học, quyết liệt của Chính phủ, các cấp chính quyền, toàn quân, toàn dân ta sẽ đẩy lùi dịch Covid-19 như từng thành công trong phòng, chống dịch SARS đầu năm 2003.
Phát huy bài học chống dịch của tiên Tổ, phát huy tinh thần “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết" - "Thành công, thành công đại, thành công”, toàn thể dân tộc Việt Nam “thần tốc, thần tốc hơn nữa, tranh thủ từng phút từng giây trong thời điểm vàng” dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, của các cấp chính quyền và toàn hệ thống chính trị... chúng ta nhất quyết sẽ khống chế, tiến tới đẩy lùi dịch Covi-19 thành công.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Quận ủy Thanh Xuân trao Huy hiệu Đảng tặng các đảng viên lão thành
Giá vàng thế giới “bất động” giữa lúc Mỹ sắp có tổng thống mới
Cần có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân
Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11
Tin khác
Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội
Sự kiện 05/11/2024 17:12
Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Đổi mới tư duy trong xây dựng, thi hành pháp luật
Sự kiện 05/11/2024 16:19
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả
Sự kiện 05/11/2024 11:44
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên
Sự kiện 05/11/2024 11:30
Đại biểu Quốc hội: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng “tắc” do nguyên vật liệu
Sự kiện 05/11/2024 11:29
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục
Sự kiện 05/11/2024 10:42
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Sự kiện 04/11/2024 22:07
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Sự kiện 04/11/2024 21:44
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Sự kiện 04/11/2024 21:37
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất
Sự kiện 04/11/2024 16:33