Sử dụng nhạc chế: Bóp méo nghệ thuật, vi phạm bản quyền
Nghệ sĩ sản xuất phim: Góp gió liệu có thành bão? | |
Diễn viên Thu Hường: Bị mất tên “cúng cơm” sau vai diễn | |
Gắn kết sân khấu truyền thống với du lịch: Cần sự bắt tay từ hai phía |
Tuy tồn tại từ rất lâu nhưng khi internet bùng nổ thì nhạc chế mới có đất sống và được phổ cập rộng rãi. Không khó để tìm một bài nhạc chế trên mạng xã hội. Chỉ cần gõ từ khóa “nhạc chế” trên trang google, lập tức cho ra hơn một triệu kết quả như “tuyển tập nhạc chế hay hài hước”, “liên khúc nhạc chế”, “nhạc chế vui tuyển chọn”,… Từ ca khúc thiếu nhi đến nhạc cách mạng, ca khúc nhạc trẻ, những bài hát kinh điển đều có thể được cải biên, xào xáo với những ca từ khác.
Gây sốt cộng đồng mạng xã hội thời điểm hiện tại là bản rap “Truyện Kiều” của một sinh viên ở Cần Thơ. Bản rap này đang được lan truyền với tốc độ chóng mặt trên internet. Khen có, chê có nhưng không mấy ai đề cập tới việc một tác phẩm văn học kinh điển của nước nhà bị mang ra xuyên tạc, bóp méo. Nhiều bài nhạc chế còn nhắm vào chuyện “chăn gối” với những ngôn từ thiếu lành mạnh, vô văn hóa đang mặc sức tung hoành trên các trang mạng. Những “thảm họa” âm nhạc thu hút vài trăm nghìn, có khi lên tới hàng triệu lượt người nghe này như một liều “thuốc độc” len lỏi, làm ảnh hưởng đến gu thẩm mỹ âm nhạc, đạo đức của giới trẻ.
Chương trình “Bí mật đêm chủ nhật” thường xuyên sử dụng nhạc chế như một gia vị không thể thiếu |
Đáng nói hơn, nhạc chế đang lan truyền từ internet sang truyền hình. Các chương trình truyền hình thực tế như “Ơn giời cậu đây rồi”, “Bạn có thực tài”, “Bí mật đêm chủ nhật”,…các danh hài sử dụng nhạc chế như một thứ gia vị giúp chương trình của mình thêm đậm đà. Thậm chí, mới đây, một gương mặt nhạc chế là Bùi Tuấn Anh còn được tuyên dương trong chương trình “Cuộc sống thường ngày” trên kênh VTV1 của Đài Truyền hình vì ca khúc “Và tôi cũng yêu ăn” của tác giả trẻ này (chế tác lại từ bài hát “Và tôi cũng yêu em” của nhạc sĩ Đức Huy) được nhiều người yêu thích trên internet. Sự xuất hiện vô tư của nhạc chế liên tục trên sóng truyền hình như hợp thức hóa, cổ súy cho một thể loại âm nhạc phi chính thống.
Theo luật sư Lại Xuân Cường, Phó trưởng Văn phòng luật sư Quốc Thái: Chế nhạc là một hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm quyền tác giả. Cụ thể, một trong những quyền nhân thân của tác giả đối với tác phẩm của mình là được bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào. Vì vậy, mọi hình thức xuyên tạc, chế lại tác phẩm là vi phạm khoản 5 điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ đã được sửa đổi năm 2009. Chỉ trong trường hợp người chế nhạc đã xin phép và được sự đồng ý của tác giả thì mới được sử dụng nhạc chế. Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm thì tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý dân sự, hành chính hoặc hình sự.
“Điểm C, khoản 1, điều 131 Bộ luật Hình sự có quy định: “Người nào sửa đổi bất hợp pháp nội dung của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, báo chí, chương trình băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình thì bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến 2 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm: Có tổ chức; phạm tội nhiều lần; gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.” |
Là người đứng đầu Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam, nhạc sĩ Phó Đức Phương kêu gọi mọi người, đặc biệt là truyền hình nên dừng việc chế nhạc. Theo vị nhạc sĩ này, mỗi bản nhạc, phần lời và nhạc luôn gắn chặt vào nhau, mang cảm hứng trọn vẹn của tác giả và có giá trị thẩm mỹ riêng, nếu chế lời để xuyên tạc, bóp méo ca khúc đó thì không chỉ vi phạm quyền tác giả mà còn vi phạm nguyên tắc đạo đức, hạ thấp cảm thụ thẩm mỹ âm nhạc. “Sử dụng nhạc chế là vi phạm quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả. Trong đó, quyền nhân thân là quyền tinh thần có quy định không được cắt xén, thay đổi tác phẩm của chính tác giả; quyền tài sản là sử dụng tác phẩm phải xin phép, trả tiền bản quyền. Trong trường hợp được sự đồng ý của tác giả, khi đó gọi là “tác phẩm phái sinh”, còn thay đổi mà không xin phép là hành vi vi phạm pháp luật”, nhạc sĩ Phó Đức Phương nhấn mạnh.
Được biết, ca sĩ Yanbi (Tông Minh Vũ) và ca sĩ Mr. T (Tằng Quốc Anh) đã bị Bộ VHTT&DL xử phạt hành chính vì có nhiều ca khúc với ca từ tục tĩu được đăng tải công khai trên một số trang nhạc trực tuyến khiến dư luận bức xúc. 7 trang mạng trực tuyến cũng đã bị cơ quan quản lý nhắc nhở và xử phạt hành chính. Các cơ quan chức năng, an ninh mạng cần vào cuộc ráo riết để thanh, kiểm tra các trang mạng xã hội, chương trình truyền hình sử dụng nhạc chế để có biện pháp xử lý nghiêm minh, kịp thời.
Lưu Nhi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40
Hà Nội đêm trầm lắng, bình yên!
Văn hóa 17/12/2024 09:07