Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi: Tội ác không thể dung thứ!

Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi hiện nay đang có diễn biến khá phức tạp và mức độ ngày càng nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Đã tới lúc phải xử lý mạnh tay bằng pháp luật để đẩy lùi vấn nạn này.
su dung chat cam trong chan nuoi toi ac khong the dung thu Phát hiện chất cấm trong chăn nuôi lợn của 3 hộ gia đình
su dung chat cam trong chan nuoi toi ac khong the dung thu An toàn thực phẩm vẫn là vấn đề trọng tâm trong năm 2016
su dung chat cam trong chan nuoi toi ac khong the dung thu Phát hiện thịt lợn có lượng chất cấm tồn dư vượt 431 lần

Chất độc hại vẫn hằng ngày xâm nhập  con người

Chiều 23.3, lực lượng chức năng đã kiểm tra cơ sở của ông Trần Quốc Thái ở thị xã Bến Cát (tỉnh Bình Dương) và bắt quả tang 6 công nhân đang dùng vòi bơm nước để bơm vào miệng khoảng 10 con heo, trong chuồng vẫn còn 200 con đã được bơm nước và tiêm thuốc an thần nên đang bị say thuốc và ngủ li bì. Điều nguy hiểm nhất là trước khi bị phát hiện, cơ sở này đã hoạt động được gần 1 năm, mỗi ngày cung cấp khoảng 300 con heo cho thị trường TP. Hồ Chí Minh.

Một năm không biết có bao nhiêu vụ việc như thế này bị phát hiện tại các địa phương và chắc chắn là con số chưa bị phát hiện vẫn còn lớn hơn nhiều. Không có bất cứ một hồ sơ hay cơ quan chức năng nào để có thể đưa ra được con số chính xác, nhưng theo nhận định ban đầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thì có tới 20% số thịt lợn được đưa ra ngoài thị trường mỗi ngày có thể đã bị sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

su dung chat cam trong chan nuoi toi ac khong the dung thu
Thực phẩm bẩn đang đầu độc người dân (ảnh minh họa)

Theo các nhà khoa học thì chất cấm không chỉ có salbutamol mà còn rất nhiều hóa chất công nghiệp gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng, kể cả những chất chưa được đưa vào danh mục chất cấm sử dụng trong thực phẩm như hàn the, phóc-môn đều phải cấm sử dụng, bởi nếu người tiêu dùng thường xuyên ăn phải loại thực phẩm này sẽ có nguy cơ gây mục xương, thậm chí là ung thư.

Thật khó để có thể phân biệt các loại thực phẩm bằng mắt thường, đã đến lúc việc quản lý hóa chất trong thực phẩm cần được quản lý chặt chẽ ngay từ những khâu đầu vào, có như vậy mới có thể hạn chế và chấm dứt tình trạng những loại hóa chất độc hại đang ngày ngày xâm nhập vào cơ thể của những người sử dụng.

Cần phải xử phạt nặng hơn

Tại buổi tọa đàm tìm giải pháp đẩy lùi, triệt tiêu việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi tổ chức mới đây, đại diện Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an) cho biết: Theo các quy định mới của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi (có hiệu lực từ ngày 1.7.2016), các hành vi sử dụng chất tạo nạc cấm trong chăn nuôi sẽ được xếp vào khung xử lý hình sự thay vì hành chính như trước. Các hành vi dùng chất cấm, ngay cả khi chưa xác định được hậu quả nghiêm trọng, sẽ bị phạt tù từ 1 - 5 năm. Nếu có tình tiết tăng nặng, hành vi sử dụng chất tạo nạc cấm trong chăn nuôi, có thể xử phạt tù lên đến 20 năm.

Theo các chuyên gia kinh tế: Quy định mới thể hiện sự đột phá trong nhận thức và thực tiễn pháp lý nước ta - cần thiết và đúng cho một loại tội phạm mới mang tính đầu độc cả một thế hệ, dân tộc. Việc nâng cao khung hình phạt, cùng với các biện pháp quản lý chặt chẽ quy trình nhập khẩu, hy vọng tình trạng sử dụng chất cấm trong thời gian tới sẽ được kiểm soát. Không chỉ xử phạt tù với những người trực tiếp sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, việc đưa hành vi này vào khung hình sự cũng sẽ giải quyết được tận gốc vấn đề truy xuất nguồn gốc chất cấm và xử lý các đối tượng liên quan.Tuy nhiên, cần có thêm các tiêu chí đánh giá mức độ thiệt hại cụ thể để áp dụng thống nhất trong thực tế, tránh lọt tội và lạm dụng tham nhũng.

Với Bộ luật Hình sự năm 2015, đối với những tội liên quan đến sức khỏe con người, chỉ cần cấu thành hình thức, như đưa chất cấm vào thức ăn chăn nuôi, sử dụng cho con người là đã cấu thành tội phạm. Mức nguy hiểm được nâng lên ngang bằng với tội cướp tài sản và giết người. Sau khi thông tin nêu trên được đưa ra, có thể thấy dư luận hết sức đồng tình.

Chị Bùi Thu Thủy (Kim Liên, quận Đống Đa) chia sẻ: Đưa chất cấm vào trong chăn nuôi là hành vi hủy hoại con người, là tội ác không thể dung thứ. Hằng ngày, người dân vẫn sử dụng nhiều loại thực phẩm khác nhau mà không biết được mức độ an toàn có đáng tin tưởng hay không. Theo tôi, khi có quy định mới, lực lượng chức năng phải làm thật mạnh tay, xử điểm một vài vụ để răn đe những đối tượng vẫn còn đang kiếm tiền trên sinh mạng của chính đồng bào mình”.

Nhìn dưới góc độ pháp lý, luật sư Ngọc Anh (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho rằng: Pháp luật xử phạt trong lĩnh vực này cần phải thay đổi cơ bản: Phạt thật nặng và quy định xử phạt hành vi mà không cần phải có hậu quả xảy ra. Cứ có hành vi vi phạm là đã bị xử phạt nặng, còn hậu quả nghiêm trọng, nếu có, thì sẽ xử phạt nặng hơn, chứ không phải khi đó mới phạt được. Thật là vô lý, khi chỉ đe dọa giết người đã bị xử hình sự, trong khi đã thực hiện những hành vi “giết” nhiều người kéo dài lại không bị xử lý hoặc xử lý quá nhẹ”.

Hà Anh

 

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 6/4: Nhiều mây, có mưa nhỏ rải rác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 6/4: Nhiều mây, có mưa nhỏ rải rác

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 6/4, khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa, mưa nhỏ. Gió nhẹ.
Thúc đẩy thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng

Thúc đẩy thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng

Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước - Bộ Công Thương vừa có Công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025.
Hiệu quả từ chương trình vốn vay phát triển kinh tế gia đình

Hiệu quả từ chương trình vốn vay phát triển kinh tế gia đình

Thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thường Tín đã phối hợp với Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Thủ đô phát triển kinh tế gia đình, tiếp cận nhanh chóng với nguồn vốn vay; nhiều đoàn viên, CNVCLĐ đã sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả, tăng thu nhập và kinh tế cho gia đình.
LĐLĐ quận Long Biên: Đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong phát triển Công đoàn cơ sở

LĐLĐ quận Long Biên: Đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong phát triển Công đoàn cơ sở

Nhờ đẩy mạnh triển khai ứng dụng chuyển đổi số trong điều hành thành lập Công đoàn cơ sở, quý I/2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên đã thành lập mới 57 Công đoàn cơ sở và phát triển được 2.241 đoàn viên (gấp 10 lần so cùng kỳ năm 2024).
Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT

Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I vừa có văn bản chỉ đạo việc sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) tích hợp trên ứng dụng VssID, VNeID, Căn cước công dân (CCCD) có gắn chip để đi khám, chữa bệnh BHYT.
Quyền lợi khi đi khám chữa bệnh BHYT vượt tuyến, trái tuyến

Quyền lợi khi đi khám chữa bệnh BHYT vượt tuyến, trái tuyến

Người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) khi đi khám chữa bệnh BHYT vượt tuyến, trái tuyến hoặc cấp cứu, sẽ được hưởng quyền lợi như thế nào?
Chủ động, bình tĩnh để giải quyết các vấn đề thuế và thương mại

Chủ động, bình tĩnh để giải quyết các vấn đề thuế và thương mại

Liên quan đến việc Mỹ công bố áp thuế đối ứng với hàng hóa đến từ Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo Bộ Ngoại giao tích cực thu xếp để đoàn đàm phán của Việt Nam gặp các đầu mối quan trọng của phía Mỹ; Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương tiếp tục giao thiệp để phía Mỹ tạm hoãn áp thuế trong lúc chờ đàm phán. Thủ tướng lưu ý, trong đàm phán cần chú ý tránh ảnh hưởng tới quan hệ với các đối tác khác.

Tin khác

Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT

Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I vừa có văn bản chỉ đạo việc sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) tích hợp trên ứng dụng VssID, VNeID, Căn cước công dân (CCCD) có gắn chip để đi khám, chữa bệnh BHYT.
Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng

Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 28/3 đến ngày 4/4), toàn Thành phố ghi nhận 206 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã; không ghi nhận ca tử vong.
Nam thanh niên 22 tuổi nguy kịch do nhiễm não mô cầu

Nam thanh niên 22 tuổi nguy kịch do nhiễm não mô cầu

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân nguy kịch do nhiễm não mô cầu. Người bệnh là anh P.T.Đ, 22 tuổi, hiện đang làm việc và sinh sống tại Bắc Ninh.
Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện

Trước tình hình dịch, bệnh sởi diễn biến phức tạp, công tác kiểm soát, phòng ngừa lây nhiễm chéo trong các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội được tăng cường. Đặc biệt, việc phân luồng, chẩn đoán sớm ca bệnh sởi từ khâu nhập viện đến phòng cách ly và khu vực điều trị được các bệnh viện tiến hành đồng bộ và bài bản.
Nơi ươm mầm hạnh phúc cho các gia đình hiếm muộn với tỉ lệ IVF thành công vượt trội

Nơi ươm mầm hạnh phúc cho các gia đình hiếm muộn với tỉ lệ IVF thành công vượt trội

Vinmec Times City đã giúp một phụ nữ hiếm muộn đón con đầu lòng sau nhiều năm mong mỏi và 3 lần chuyển phôi thất bại. “Mục tiêu của Vinmec không chỉ là giúp các cặp vợ chồng mang thai, mà còn phải đưa em bé IVF khỏe mạnh về nhà”, TS.BS Tô Minh Hương, người trực tiếp điều trị ca IVF khó, chia sẻ.
Chủ động các biện pháp phòng, chống, không để dịch bùng phát và lan rộng

Chủ động các biện pháp phòng, chống, không để dịch bùng phát và lan rộng

Ngày 3/4, Sở Y tế Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban công tác chuyên môn y tế cơ sở và y tế dự phòng quý I, triển khai nhiệm vụ quý 2 năm 2025. Tiến sĩ Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội tham dự và chủ trì hội nghị.
Phần lớn trẻ nhập viện điều trị bệnh sởi chưa được tiêm vắc xin

Phần lớn trẻ nhập viện điều trị bệnh sởi chưa được tiêm vắc xin

Hiện nay, tình hình bệnh sởi vẫn đang diễn biến phức tạp, số ca mắc trên địa bàn Hà Nội có xu hướng tăng cao. Đáng lo ngại, đa phần trẻ nhập viện điều trị bệnh sởi tại nhiều bệnh viện trên địa bàn Thành phố đều chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh, dù đã đến độ tuổi tiêm chủng. Phóng viên (PV) Báo Lao động Thủ đô đã có cuộc trao đổi trực tiếp với bác sĩ Nguyễn Sỹ Đức, Khoa Nhiễm khuẩn, Bệnh viện Nhi Hà Nội, để có cái nhìn đa chiều hơn về vấn đề này.
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh trong quý I/2025 là 97,21%

Tỷ lệ hài lòng của người bệnh trong quý I/2025 là 97,21%

Sở Y tế Hà Nội vừa có báo cáo 1399/BC-SYT về kết quả khảo sát, đo lường sự hài lòng của người dân, người bệnh nội trú, ngoại trú và nhân viên y tế trong quý I/2025, với tỷ lệ hài lòng của người bệnh là 97,21% và của nhân viên y tế 93,08%.
CDC Hà Nội giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng

CDC Hà Nội giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội số ca mắc tay chân miệng đang có xu hướng tăng theo chu kỳ dịch hằng năm, chủ yếu là ca bệnh tản phát, ghi nhận một số ổ dịch ở trường mầm non và cộng đồng. CDC Hà Nội cũng dự báo, số ca mắc tay chân miệng trên địa bàn Thành phố sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Hà Nội ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi

Hà Nội ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua, số ca mắc sởi tiếp tục tăng so với tuần trước, chủ yếu ở người chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ, dự báo tiếp tục ghi nhận ca bệnh trong thời gian tới.
Xem thêm
Phiên bản di động