“Sốt” quả dâu rừng không rõ nguồn gốc
TPHCM: Sốt thú chơi... cây "ăn thịt" | |
Quả thanh mai gây sốt: Từ Trung Quốc tràn sang thôi... |
“Quyến rũ hại người”
Vào đầu hè, mặc dù là thời điểm chính vụ của nhiều các loại hoa quả như: Dưa hấu, vải thiều, xoài, măng cụt, thanh long…được bày bán tràn lan ở khắp các khu chợ, con phố. Thế nhưng, đâu đó ở các chợ đầu mối, xe hàng rong, nhiều loại hoa quả có nguồn gốc Trung Quốc vẫn “ngang nhiên” tung hoành. Với vẻ ngoài bắt mắt, nhiều loại hoa quả Trung Quốc được thương lái “trà trộn” và biến thành hàng Việt Nam nhằm đánh lừa người tiêu dùng trong nước.
Còn nhớ, đầu năm 2014, khi Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm công bố 17 lô hàng, với gần 300 tấn hoa quả nhập khẩu xuất xứ từ Trung Quốc, có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao hơn mức quy định thì người dân mới giật mình nhìn lại. Thậm chí, nhiều nhóm hoa quả Trung Quốc như: Lê, táo, cam, quýt… có chất bảo quản vượt ngưỡng cho phép từ 3-5 lần và được người dân Việt liệt vào danh sách “đen” là những loại hoa quả “nguy hiểm” gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người tiêu dùng.
Quả Thanh mai đang gây “sốt” trên thị trường hoa quả Việt Nam |
Những tưởng với những cảnh báo nguy hiểm đối với hoa quả Trung Quốc sẽ giúp cho người dân thận trọng hơn với những loại hoa quả lạ không rõ nguồn gốc. Thế nhưng gần đây, sau khi trên thị trường Việt Nam, đặc biệt là thủ đô Hà Nội xuất hiện loại quả “lạ” có tên là thanh mai (hay dâu rừng), đã tạo nên một cơn “sốt nhẹ”. Với vị ngọt ngọt, thanh thanh dễ chịu, xuất hiện vào giữa tiết trời nóng bức, quả thanh mai nhanh chóng “chiếm” thị trường và được lòng người dân Thủ đô, mặc dù xuất xứ của nó thì chưa hẳn nhiều người đã biết.
Theo chị Hải Yến, ở Cầu Giấy, thời gian trước thấy quả thanh mai bán nhiều trên các đường phố. Mới đầu chị cũng không biết quả đó là gì, nhưng nghe người bán giới thiệu là quả dâu rừng (sau này mới biết là thanh mai), chị có mua về ăn thử bởi mẫu mã bắt mắt, vị ngon, mà ngâm nước uống cũng ngon. Vì thế dù không rõ nguồn gốc, nhưng nghĩ là quả rừng rất tốt nên chị lại mua.
Thanh mai có xuất xứ từ Lào Cai, Quảng Ninh, là một loại quả rừng thường chỉ có vào mùa hè. Quả có mầu đỏ đậm, có gai như quả mâm xôi. Tuy nhiên, theo một số người bán hàng, quả thanh mai có xuất xứ từ Lào Cai và Quảng Ninh không đủ để cung cấp cho thị trường. Phần lớn, thanh mai trên thị trường hiện nay đều là hàng Trung Quốc. |
Hàng Trung khoác áo Việt
Để hiểu rõ hơn về quả thanh mai đang gây “sốt” trên địa bàn Hà Nội và các vùng lân cận, phóng viên LĐTĐ đã tìm hiểu và được biết, thanh mai có xuất xứ từ Lào Cai, Quảng Ninh, là một loại quả rừng thường chỉ có vào mùa hè. Quả mầu đỏ đậm, có gai như quả mâm xôi. Tuy nhiên, theo một số người bán hàng, quả thanh mai có xuất xứ từ Lào Cai và Quảng Ninh không đủ để cung cấp cho thị trường. Phần lớn, thanh mai trên thị trường hiện nay đều là hàng Trung Quốc. Ở Việt Nam thời điểm này, thanh mai chỉ còn có ở vùng Ý Tý (Lào Cai) và nó chỉ đủ để phục vụ cho người dân bản địa.
Để phân biệt giữa quả thanh mai Việt Nam và thanh mai của Trung Quốc là rất khó, bởi ở Lào Cai có khí hậu gần tương đồng với khí hậu ở Trung Quốc vì thế màu sắc, vị ngọt cũng giống nhau. Khi bán trên thị trường người tiêu dùng không thể phân biệt được. Anh Hải, người bán hoa quả dạo trên đường Nguyễn Phong Sắc kéo dài cũng cho biết thêm, là loại quả mềm, dễ bị dập nát, vì thế trong quá trình vận chuyển, quả thanh mai được bảo quản là khó tránh khỏi. “Điều quan trọng là nó được bảo quản như thế nào và bảo quản ra sao? Chúng tôi không biết, chỉ cần bán được nhiều, bán được giá và người tiêu dùng chấp nhận là được”, anh Hải nói.
Theo lương y Nguyễn Huy, Hội Đông y Hà Nội, quả thanh mai có rất nhiều tác dụng như: Tốt cho máu và não, tăng khả năng miễn dịch, ngăn ngừa bệnh tiểu đường, tốt cho mắt và da, đặc biết chứa nhiều vitamin C giúp chống lão hóa rất tốt. Quả thanh Mai có thể ăn trực tiếp hoặc ngâm đường để uống, nhưng nếu như nó có xuất xứ từ Trung Quốc mà các chất bảo quản vẫn ở mức cho phép thì không vấn đề gì, nhưng chất bảo quản quá cao thì người dân cần đề phòng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
PV
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục
Sau lãi kỷ lục, Tập đoàn xây dựng Hòa Bình trúng thầu dự án gần 1.900 tỷ đồng
Techcombank Visa Eco: Thẻ xanh đầu tiên theo dõi dấu chân carbon cho bạn
Lộ diện khu đô thị mới nơi “vùng lõi” định hình tương lai đáng sống ở Thủy Nguyên
Nhận định, dự đoán tỷ số Real Madrid và AC Milan: Mbappe tỏa sáng giúp Real giành 3 điểm
Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?
Tin khác
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Y tế 05/11/2024 10:44
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Y tế 05/11/2024 09:16
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40