Sông hồ ở Hà Nội đang ô nhiễm trầm trọng: Hệ lụy từ nước thải

(LĐTĐ) Mới đây, Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã thông tin về tình trạng chất lượng nước tại các con sông đang diễn biến phức tạp, bị suy thoái nhiều nơi.
song ho o ha noi dang o nhiem tram trong he luy tu nuoc thai Nước ngầm ở Hà Nội đang ở mức báo động
song ho o ha noi dang o nhiem tram trong he luy tu nuoc thai Các điểm tập kết vật liệu xây dựng ven sông sẽ được quản lý chặt

Trong 3 lưu vực sông có vấn đề nổi cộm nhất về tình trạng ô nhiễm môi trường nước có sông Nhuệ - sông Đáy. Các chuyên gia cảnh báo, nếu không có biện pháp xử lý ô nhiễm kịp thời thì trong tương lai, nguồn nước các con sông này không thể sử dụng trong sản xuất và sinh hoạt.

Vấn đề ô nhiễm môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đã tồn tại nhiều năm, đặc biệt tại các đoạn sông chảy qua khu dân cư, các khu đô thị lớn, làng nghề. Theo kết quả phân tích của Sở TN&MT Hà Nội, tình trạng ô nhiễm môi trường nước sông Nhuệ - sông Đáy diễn biến nhanh và phức tạp.

Nước thải sinh hoạt, y tế và nước thải sản xuất của khu, cụm công nghiệp, làng nghề, chưa qua xử lý hoặc đã được xử lý nhưng không đạt quy chuẩn cho phép, đổ ra sông. Tình trạng đổ trộm rác thải sinh hoạt, phế liệu xây dựng trực tiếp vào dòng sông càng làm trầm trọng thêm mức độ ô nhiễm.

Ông Lê Tuấn Định - Phó Giám đốc Sở TN&MT Hà Nội cho biết, theo cơ chế tự làm sạch, chất lượng nước sông Nhuệ, sông Đáy sẽ được cải thiện khi được nước sông Hồng bổ cập thường xuyên ở thượng nguồn. Tuy nhiên, từ năm 2003, số liệu của Sở NN&PTNT Hà Nội cho thấy, mực nước sông Hồng thường xuyên duy trì ở mức thấp hơn so với yêu cầu của thiết kế (có thời điểm mực nước sông Hồng tại Hà Nội chỉ còn 0,1m). Đặc biệt, vào mùa khô, chỉ khi có các đợt xả từ các hồ Thác Bà, Tuyên Quang, Hòa Bình, mới có thể duy trì mực nước trên 2m tại Hà Nội để đáp ứng yêu cầu mực nước tối thiểu.

song ho o ha noi dang o nhiem tram trong he luy tu nuoc thai
Nhiều năm nay sông Đáy luôn trong tình trạng ô nhiễm.

Với mực nước đó, hệ thống thủy lợi sông Nhuệ không thể lấy nước từ sông Hồng qua Cống Liên Mạc bằng hình thức tự chảy theo nhu cầu. Có thời điểm, mực nước sông Hồng thấp hơn sông Nhuệ, nên phải thực hiện việc đóng cống để giữ nước trong sông Nhuệ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của các địa phương trong lưu vực. Do không được sông Hồng bổ cập nước thường xuyên và sau khi tiếp nhận nước thải của sông Tô Lịch, nước thải sông Nhuệ bổ sung vào sông Đáy làm nguồn nước sông Nhuệ - sông Đáy thêm ô nhiễm.

Cũng theo ông Định, chất lượng nước sông Nhuệ tại cống Liên Mạc từ sông Hồng chảy vào tương đối tốt, song, đoạn đầu sông Nhuệ (từ cống Liên Mạc đến Hà Đông) phải tiếp nhận một số nguồn thải từ nước sinh hoạt và một số nguồn thải từ các làng nghề, nên chất lượng nước bị ô nhiễm khi hàm lượng các chất Nitrit, N - NH3 vượt quá quy chuẩn Việt Nam.

Khi sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu hợp lưu và đổ vào sông Nhuệ tại đập Thanh Liệt, sông Nhuệ phải tiếp nhận thêm một khối lượng lớn nước thải sinh hoạt, cũng như nước thải công nghiệp, làm cho hàm lượng các chất ô nhiễm tăng đột ngột. Đoạn sông từ đập Thanh Liệt trở đi, nước sông Nhuệ - sông Đáy ô nhiễm nặng, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của dân cư hai bên bờ sông.

Không chỉ sông Nhuệ - sông Đáy, nhiều sông, hồ khác của Hà Nội cũng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Theo ông Phan Hoàng Minh - Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, qua tiến hành lấy mẫu nước phân tích mức độ ô nhiễm, công ty xác định hiện có khoảng hơn 100 hồ nước ô nhiễm trên địa bàn Thủ đô cần phải xử lý.

Kết quả khảo sát tại các sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét và 13 hồ trên địa bàn Hà Nội cho thấy tất cả các sông, hồ trên đều bị nhiễm dầu mỡ chủ yếu có nguồn gốc từ động, thực vật. Tổng lượng mỡ trong sông, hồ từ 0,5 đến 2,5mg/lít, cao hơn tiêu chuẩn quốc gia về nước mặt là 0,5mg/lít.

Công ty Thoát nước Hà Nội đã thực hiện hàng loạt các giải pháp như lắp đặt bè thủy sinh trên 39 hồ; máy sục khí trên 22 hồ để tăng cường khả năng tự làm sạch. Bên cạnh đó, để xử lý ô nhiễm hồ Hà Nội, Công ty Thoát nước còn ứng dụng công nghệ Redoxy-3C làm sạch nước hồ trên địa bàn. Sau xử lý, bước đầu cho thấy nước các hồ đã hết hẳn mùi khó chịu, không còn tình trạng ô nhiễm hữu cơ và đã hạn chế một cách hiệu quả tình trạng phú dưỡng. Công nghệ được áp dụng vào xử lý hồ về cơ bản không ảnh hưởng đến những thành phần thuộc hệ sinh thái thủy sinh như tảo, động vật phù du...

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, đây mới giải quyết được phần “ngọn” bởi nguồn nước ở Hà Nội ô nhiễm trầm trọng do nhiều nguyên nhân. Đặc biệt là ô nhiễm do dầu, mỡ động thực vật thải trực tiếp ra hồ từ các quán hàng ăn uống, khách sạn, cửa hàng xăng dầu, khu chế biến, lò mổ, khu dân cư... Dầu mỡ là loại tạp chất rất nguy hiểm và khó xử lý.

Với tính chất không hòa tan trong nước, bám dính cao, nếu không có sự kiểm soát triệt để tại chỗ, mỡ sẽ bị quấn lại với nhau, tạo thành các mảng lớn bám bề mặt hoặc treo bên trong cống. Càng lâu, mỡ sẽ tích tụ và làm tắc nghẽn đường ống thoát nước. Trường hợp mỡ không được xử lý thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Thống kê sơ bộ của Công ty Thoát nước cho thấy, trong khu vực nội thành hiện có khoảng 360 nhà hàng, quán ăn lớn xả thẳng nước thải có chứa nhiều dầu mỡ ra môi trường, trong đó nước thải tại 240 cơ sở có hiện tượng dầu mỡ đóng váng, kết tảng hoặc đặc quánh làm tắc nghẽn hệ thống cống thoát nước. Hàng trăm cửa hàng sửa chữa, rửa ô tô, xe máy không có hệ thống xử lý nước thải, hoặc có nhưng không đạt yêu cầu đang xả thải ra môi trường.

Tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại các dòng sông còn là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm các nguồn nước ngầm; đồng thời là tác nhân đe dọa trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt sản xuất và nhất là ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của hàng triệu người dân. Cụ thể, kết quả thống kê, đánh giá của Bộ Y tế và Bộ TN&MT công bố năm 2017 cho thấy, trung bình mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 9.000 người tử vong vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém. Gần 200.000 trường hợp mắc bệnh ung thư mới phát hiện, mà một trong những nguyên nhân chính là sử dụng nguồn nước ô nhiễm.

Vấn đề đặt ra hiện nay đó là chính quyền các cấp cùng các cơ quan chức năng, cơ quan chuyên môn cần nhanh chóng đưa ra các phương án xử lý góp phần cải thiện chất lượng nguồn nước của lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy, nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân và đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Hà Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xét xử vụ án “Cố ý gây thương tích” tại huyện Thanh Oai: Có bỏ lọt tội phạm?

Xét xử vụ án “Cố ý gây thương tích” tại huyện Thanh Oai: Có bỏ lọt tội phạm?

(LĐTĐ) Ngày 15/11, Tòa án nhân dân huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử đối với các bị cáo Phạm Đức Lợi (sinh năm 1978, trú tại thôn Liên Tân, xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội) và Nguyễn Tiến Lập (sinh năm 1989, trú tại thôn Bến, xã Cao Dương, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội), về tội “Cố ý gây thương tích” theo quy định tại Khoản 3, Điều 134 Bộ luật Hình sự.
Tống tiền cựu Phó chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo 389, chủ doanh nghiệp lĩnh án 12 năm tù

Tống tiền cựu Phó chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo 389, chủ doanh nghiệp lĩnh án 12 năm tù

(LĐTĐ) Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội vừa mở lại phiên sơ thẩm, tuyên bị cáo Duy Đức Tuấn (50 tuổi, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư tài chính Thái Bình Dương) 12 năm tù tội “Cưỡng đoạt tài sản”.
Đội ngũ nhà giáo không ngừng dấn thân, sáng tạo trong kỷ nguyên vươn mình

Đội ngũ nhà giáo không ngừng dấn thân, sáng tạo trong kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Chiều 15/11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Trao giải Cuộc thi “Sáng tác ca khúc dành cho học sinh”

Trao giải Cuộc thi “Sáng tác ca khúc dành cho học sinh”

(LĐTĐ) Ngày 15/11, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức tổng kết Cuộc thi “Sáng tác ca khúc dành cho học sinh”. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm thành lập ngành GD&ĐT Thủ đô (1954 - 2024).
Chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành Đại học Kinh tế Quốc dân

Chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành Đại học Kinh tế Quốc dân

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 1386/QĐ-TTg về việc chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành Đại học Kinh tế Quốc dân.
Thanh Trì: Tuyên dương các điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu

Thanh Trì: Tuyên dương các điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu

(LĐTĐ) Chiều 15/11, huyện Thanh Trì tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam; tuyên dương các điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì năm 2024.
Tăng cường các hoạt động chăm lo Tết cho đoàn viên ngành GTVT Hà Nội

Tăng cường các hoạt động chăm lo Tết cho đoàn viên ngành GTVT Hà Nội

(LĐTĐ) Thông tin tại Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn ngành Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lần thứ 9 nhiệm kỳ 2023 - 2028 (mở rộng), đồng chí Tạ Thị Mỹ Thanh - Chủ tịch Công đoàn ngành cho biết, thời gian tới, các đơn vị thuộc Công đoàn ngành sẽ tập trung, đẩy mạnh các hoạt động chăm lo tới đoàn viên, người lao động dịp Tết.

Tin khác

Tin bão mới nhất: Bão số 8 suy yếu, bão số 9 giật cấp 15 sẽ vào Biển Đông

Tin bão mới nhất: Bão số 8 suy yếu, bão số 9 giật cấp 15 sẽ vào Biển Đông

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, bão số 8 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, không có khả năng ảnh hưởng đất liền nước ta. Tuy nhiên, hiện nay gần Biển Đông đang xuất hiện cơn bão Usagi cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Bão Usagi sẽ đi vào phía Đông Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 9 trong năm 2024.
Dự báo thời tiết ngày 15/11: Ngày nắng có gió nhẹ, sáng sớm sương mù rải rác

Dự báo thời tiết ngày 15/11: Ngày nắng có gió nhẹ, sáng sớm sương mù rải rác

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội ngày 15/11, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng có gió nhẹ.
Tin bão mới nhất: Bão số 8 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

Tin bão mới nhất: Bão số 8 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, khoảng ngày 15/11, bão số 8 sẽ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới; trên vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 14/11: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 14/11: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết ngày 14/11, khu vực Hà Nội có mây, đêm không mưa, sáng sớm có sương mù, ngày nắng.
Tập trung sản xuất giống cây cho Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ

Tập trung sản xuất giống cây cho Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ

(LĐTĐ) Dự án trung tâm giống cây lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao Bắc Trung Bộ được xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất cây lâm nghiệp chất lượng cao, quy mô lớn.
Dự báo thời tiết khu vực Hà Nội ngày 13/11: Ngày nắng, sáng sớm có sương mù

Dự báo thời tiết khu vực Hà Nội ngày 13/11: Ngày nắng, sáng sớm có sương mù

(LĐTĐ) Dự báo ngày 13/11, khu vực Hà Nội trời có mây, đêm không mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng.
Tin bão mới nhất: Bão số 8 giật cấp 12 biển động mạnh

Tin bão mới nhất: Bão số 8 giật cấp 12 biển động mạnh

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, bão Toraji đã đi vào vào Biển Đông trở thành cơn bão số 8. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (89-102km/h), giật cấp 12.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 12/11: Ngày nắng, sáng sớm có nơi có sương mù

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 12/11: Ngày nắng, sáng sớm có nơi có sương mù

(LĐTĐ) Dự báo ngày 12/11, khu vực Hà Nội trời có mây, đêm không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng.
Tin bão mới nhất: Bão Toraji giật cấp 15 đang áp sát Biển Đông

Tin bão mới nhất: Bão Toraji giật cấp 15 đang áp sát Biển Đông

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, bão Toraji nhiều khả năng di chuyển vào Biển Đông trong khoảng chiều tối đến đêm 11/11 (trở thành cơn bão số 8). Ngoài ra, 1 cơn bão nữa ở ngoài khơi xa tây bắc Thái Bình Dương (bão Man-yi) cũng có khả năng mạnh thêm và không loại trừ khả năng thời gian tới xuất hiện bão số 9.
Tin bão mới nhất: Bão số 7 áp sát Hoàng Sa, bão số 8 (Toraji) sắp vào Biển Đông

Tin bão mới nhất: Bão số 7 áp sát Hoàng Sa, bão số 8 (Toraji) sắp vào Biển Đông

(LĐTĐ) Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia lúc 4 giờ sáng ngày 11/11/2024, bão số 7 (Yinxing) hiện đang ở vị trí gần khu vực phía bắc quần đảo Hoàng Sa. Bão có sức gió mạnh nhất gần tâm đạt cấp 8 (tương đương 62 - 74 km/giờ), giật cấp 10, và di chuyển theo hướng tây nam với tốc độ 15 km/giờ.
Xem thêm
Phiên bản di động