Nước ngầm ở Hà Nội đang ở mức báo động
Kỳ 1: Nước sạch mà chưa “sạch” | |
Vì mục tiêu phủ kín nước sạch | |
Mục tiêu về nước sạch phụ thuộc vào Nhà máy nước mặt sông Hồng |
Theo báo cáo của VIWASE, qua khảo sát hiện trạng cấp nước cho đô thị, các giếng ngầm tại các quận: Hai Bà Trưng, Hà Đông, Tây Hồ, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm có hàm lượng sắt cao. Các giếng tại các quận: Hai Bà Trưng, Ba Đình, Thanh Xuân, Long Biên có hàm lượng mangan cao.
Đặc biệt, các giếng tại các quận ở phía Nam và Đông Nam thành phố thuộc các nhà máy nước: Pháp Vân, Hạ Đình, Tương Mai bị ô nhiễm nặng; nước ngầm không đảm bảo chất lượng, hàm lượng amoni rất cao và có dấu hiệu bị nhiễm bẩn bởi nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp.
Nguyên nhân là do khu vực này có địa hình thấp, toàn bộ nước bề mặt chưa được xử lý chảy về hướng này, ngấm xuống làm bẩn những tầng chức nước nằm sâu dưới lòng đất.
Nhiều năm nay, đoạn Sông Đáy qua cầu Mai Lĩnh (Hà Đông) trong tình trạng ô nhiễm nặng. (ảnh: Dantri) |
Kết quả của Dự án ‘‘Phát triển hệ thống sử dụng nước đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu’’ do Trường Đại học Tokyo (Nhật Bản) phối hợp với Trường Đại học Xây dựng Hà Nội vừa công bố cũng chỉ ra, 10% nước thải đô thị chưa qua công đoạn xử lý, 36% nước thải đô thị chưa qua xử lý cũng đổ ra các hồ chất lượng nguồn nước mặt của một số sông chính như sông Hồng, sông Đuống, sông Đáy không đảm bảo, thiếu tính ổn định, khó kiểm soát được ô nhiễm mà trong đó có nguyên nhân nhà máy xử lý nước thải hoạt động kém hiệu qủa.
Hiện tổng mức khai thác nước ngầm của toàn Thành phố Hà Nội ước tính khoảng 700.000m3/ ngày đêm. Theo thống kê chưa đầy đủ, trên địa bàn Thành phố hiện có hơn 170.000 giếng khai thác nước ngầm, trong đó, riêng số giếng tư nhân do các hộ gia đình tự khoan lên tới 100.000 chiếc.
Kết quả quan trắc về chất lượng nước liên tục phát hiện dấu hiệu gia tăng ô nhiễm với các chỉ số kim loại nặng cao hơn mức cho phép nhiều lần như hàm lượng amoni, asen, hữu cơ…
Theo kết quả kiểm tra chất lượng ăn uống, sinh hoạt trên địa bàn Hà Nội của Bộ Y tế hồi đầu năm 2018, Hà Nội đang đứng trước nguy cơ dịch bệnh, bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa bởi nước sạch dung trong đạt tiêu chuẩn clod dư.
Sử dụng nước ô nhiễm chất lượng thấp trong một thời gian dài, sẽ gây những tác động bất lợi đến môi trường và sức khỏe của những người dân sống tại các khu vực nói trên. Tỷ lệ các bệnh cấp và mãn tính về đường tiêu hóa (tả, lị, thương hàn…), chân tay miệng… ngày càng tăng.
Nếu không được phát hiện kịp thời và làm sạch nguồn nước sinh hoạt, bệnh có thể dẫn tới bệnh ung thư và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, khi sử dụng nước nhiễm asen để ăn uống, con người có thể mắc bệnh ung thư trong đó thường gặp là ung thư da.
Trước thực trạng trên, nhiều ý kiến cho rằng, đã đến lúc cần xây dựng và hoàn thiện luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước để bảo vệ nguồn nước sạch, kiểm soát tốt nguồn gây ô nhiễm nước như xây dựng luật mới về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước trên cơ sở giữ các quy định phù hợp của luật hiện hành, bổ sung những quy định mới có tính kịp thời nhằm tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm soát ô nhiễm nguồn nước…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Xét xử vụ án “Cố ý gây thương tích” tại huyện Thanh Oai: Có bỏ lọt tội phạm?
Tống tiền cựu Phó chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo 389, chủ doanh nghiệp lĩnh án 12 năm tù
Đội ngũ nhà giáo không ngừng dấn thân, sáng tạo trong kỷ nguyên vươn mình
Trao giải Cuộc thi “Sáng tác ca khúc dành cho học sinh”
Chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành Đại học Kinh tế Quốc dân
Thanh Trì: Tuyên dương các điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu
Tăng cường các hoạt động chăm lo Tết cho đoàn viên ngành GTVT Hà Nội
Tin khác
Quận Bắc Từ Liêm phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 15/11/2024 13:42
Nền tảng cốt lõi để hình thành hệ thống giao thông thông minh
Nhịp sống Thủ đô 15/11/2024 06:23
Hình thành thế hệ nông dân mới, dám nghĩ, dám làm
Emagazine 14/11/2024 22:51
Xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại theo hướng phát triển đô thị là một trong những yêu cầu quan trọng đặt ra tại Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn Hà Nội. Để đạt được mục tiêu này, rất nhiều khó khăn, vướng mắc cần phải tháo gỡ, tạo sức bật cho nông dân dám nghĩ, dám làm. Dù khó là vậy nhưng huyện Đan Phượng đã làm được bởi có những cách làm hay, tạo hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp. |
Góp phần bảo tồn, quảng bá tranh dân gian Hàng Trống
Nhịp sống Thủ đô 14/11/2024 16:16
Cùng hành động để tạo ra môi trường an toàn và hỗ trợ trẻ sinh non
Nhịp sống Thủ đô 14/11/2024 16:08
Thực hiện tốt việc tự quản, xây dựng phường Thành Công ngày càng phát triển
Nhịp sống Thủ đô 14/11/2024 07:23
Phải luôn đổi mới tránh tình trạng “đi trước, về sau” trong chuyển đổi số
Nhịp sống Thủ đô 13/11/2024 18:06
Trưởng ban Dân vận Thành ủy Hà Nội dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Muôn
Nhịp sống Thủ đô 12/11/2024 20:42
EVNHANOI khuyến cáo không tận dụng trạm điện, tủ điện làm nơi rao vặt
Nhịp sống Thủ đô 12/11/2024 17:57
Nghệ nhân kể chuyện bằng ngôn ngữ của gốm
Nhịp sống Thủ đô 12/11/2024 10:51