Sống bên bãi rác chờ thị xã bồi thường

Mặc dù được TAND các cấp tuyên thắng kiện nhưng hơn một năm qua các hộ dân - người khởi kiện vẫn phải sống trong cảnh ô nhiễm trầm trọng vì các bản án chưa được thi hành.
Mường Thanh có phải bồi thường trong vụ cháy chung cư Xa La?
Hổ nuôi ở Khu du lịch sinh thái Trại Bò cắn đứt lìa cánh tay du khách
Đà Nẵng: Mặn đắng bát cơm trưa bên bãi rác

Năm 2011, UBND TP Hà Nội phê duyệt đề án giải phóng mặt bằng (GPMB) di chuyển các hộ dân trên địa bàn thị xã Sơn Tây ra khỏi vùng ảnh hưởng môi trường của Khu xử lý rác thải Xuân Sơn. Sau đó, UBND thị xã Sơn Tây đã ra quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt kinh phí bồi thường, hỗ trợ đối với hơn 200 hộ dân.

Sáu hộ thắng kiện, 40 hộ được “hưởng sái” theo

Do không đồng tình với mức giá hỗ trợ, bồi thường GPMB và phân loại nguồn gốc sử dụng đất, 17 hộ trong số trên đã có đơn khiếu nại. Sau nhiều lần thỏa thuận bất thành, sáu hộ dân khởi kiện UBND thị xã Sơn Tây ra tòa.

Tại phiên sơ thẩm, cả sáu hộ dân đều được TAND thị xã Sơn Tây chấp nhận yêu cầu khởi kiện. Tòa tuyên hủy các quyết định thu hồi đất, hủy một phần quyết định phê duyệt kinh phí bồi thường, hỗ trợ GPMB của UBND thị xã Sơn Tây.

UBND thị xã Sơn Tây kháng cáo 3/6 bản án sơ thẩm. Tại phiên phúc thẩm, TAND TP Hà Nội chấp nhận yêu cầu về việc hủy một phần quyết định phê duyệt kinh phí bồi thường, hỗ trợ GPMB của ba hộ dân trên. Sau đó, UBND thị xã Sơn Tây làm đơn đề nghị xem xét giám đốc thẩm đối với ba bản án phúc thẩm này gửi TAND Tối cao và VKSND Tối cao. Ba bản án sơ thẩm còn lại (UBND thị xã Sơn Tây không kháng cáo) cũng có hiệu lực pháp luật.

Biết tin sáu hộ dân thắng kiện, hàng loạt hộ khác (chưa di dời và đã di dời) cũng làm đơn khiếu nại. Kết quả là có tới hơn 40 hộ dân được điều chỉnh mức bồi thường, hỗ trợ GPMB, số tiền được nhận thêm lên tới hàng tỉ đồng/hộ.

Sống bên bãi rác chờ thị xã bồi thường
Người dân gần bãi rác phải ăn cơm trong mùng để tránh ruồi. Ảnh: Tuyến Phan
Sống bên bãi rác chờ thị xã bồi thường
Mâm cơm để ngoài trời chưa đến năm phút, ruồi nhặng đã bu đầy. Ảnh: Tuyến Phan

Thắng kiện nhưng vẫn sống cùng ô nhiễm

Tuy nhiên, đã hơn một năm kể từ khi các bản án sơ thẩm và phúc thẩm có hiệu lực pháp luật, sáu hộ dân trên vẫn không được di dời khỏi vùng ảnh hưởng của bãi rác. Hằng ngày họ phải sống chung với ô nhiễm của bãi rác.

Ông Hoàng Ngọc Ân (71 tuổi, trú thôn An Sơn, xã Xuân Sơn) cho biết: “Bản án đã có hiệu lực lâu rồi nhưng không hiểu sao vẫn chưa được thi hành. Giờ chúng tôi rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan, dời đi thì không có tiền, ở lại thì sống trong ô nhiễm khủng khiếp. Mỗi ngày bản án chưa được thực thi là mỗi ngày chúng tôi phải chịu khổ”.

Theo các hộ dân, ảnh hưởng từ bãi rác khiến môi trường xung quanh từ nước, không khí, đất… đều bị ô nhiễm trầm trọng. “Nhà tôi liền kề với bãi rác. Điểm tập kết rác thải của nhà máy cao như núi, gấp hai lần nóc nhà tôi. Các nguồn nước từ giếng, ao đều không thể dùng được; ruồi nhặng bay khắp nhà; không khí hôi thối khiến nhiều người mắc bệnh hô hấp nghiêm trọng; tiếng ồn của máy xử lý rác chạy suốt ngày đêm, không thể ngủ được,…” - ông Ân nói.

Bà Đào Thị Tám (51 tuổi) bức xúc: “Để tránh ruồi, chúng tôi phải đóng cửa gần như 24/24 giờ, các lỗ thông gió đều phải bịt kín. Trước khi ăn cơm phải tắt điện, xua hết ruồi trong nhà ra, bật điện, đóng cửa rồi mới dám ăn, thậm chí nhiều nhà phải ăn trong màn (mùng) vì nhiều ruồi quá. Khổ nhất là nhà nào có hiếu hỉ, ruồi nhặng bu đầy mâm cỗ, bay vo ve trên đầu, nhìn là phát khiếp”.

Người dân cho biết nguồn nước ở đây bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhà nào dùng giếng khoan phải mua máy lọc nhưng nước vẫn còn mùi tanh, các quả lọc chỉ xài một tuần là chuyển màu từ trắng sang vàng. “Ước muốn duy nhất của chúng tôi hiện nay là bản án được thi hành, được nhanh chóng di dời khỏi đây” - bà Hoàng Thị Hoa (72 tuổi) nói.

Dân khổ, chính quyền bảo phải chờ

Bà Phan Thị Minh Hạnh, Phó ban GPMB thị xã Sơn Tây, cho biết sở dĩ các bản án chưa được thực thi là bởi vướng mắc nhiều lý do. Cụ thể, đối với ba bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật, thời điểm năm 2014 (khi bản án được tuyên) do Quỹ Phát triển đất TP Hà Nội chưa tạm ứng kinh phí nên Ban GPMB thị xã Sơn Tây không có vốn để phê duyệt cho bản án.

“Tính đến thời điểm năm 2013, UBND thị xã đã chi trả 299,9 tỉ đồng được phê duyệt cho dự án. Số tiền 25,5 tỉ đồng còn lại do 17 hộ dân không đồng ý nhận nên UBND thị xã đã linh hoạt giải ngân cho các hộ dân khác trong dự án. Năm 2014, Quỹ Phát triển đất TP chỉ tạm ứng cho chúng tôi hơn 1 tỉ đồng nên chưa có tiền để thi hành bản án. Đến tháng 5-2015, UBND mới được tạm ứng kinh phí” - bà Hạnh nói.

Theo bà Hạnh, sau khi được tạm ứng kinh phí, UBND thị xã Sơn Tây đã chỉ đạo các phòng ban liên quan hoàn thiện hồ sơ để có cơ sở điều chỉnh tiền bồi thường cho các hộ dân theo bản án. “Một vướng mắc nữa là hiện Ban GPMB đang phải xin ý kiến của TP về việc bồi thường, hỗ trợ cho các hộ trong bản án sơ thẩm là theo Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội hay là Luật Đất đai năm 2013. Bởi đến nay Quyết định số 108 đã hết hiệu lực” - bà Hạnh cho hay.

Đối với các bản án phúc thẩm còn lại, tháng 7-2014, UBND thị xã Sơn Tây đã có đơn đề nghị xem xét thủ tục giám đốc thẩm. TAND Tối cao và VKSND Tối cao xác nhận đã nhận đơn rồi. “Tuy nhiên, đến nay cả hai cơ quan trên đều chưa có phản hồi về việc có kháng nghị hay không, do vậy chúng tôi đang phải chờ” - bà Hạnh thông tin. Theo bà Hạnh, nếu thanh toán kinh phí bồi thường, sau này có giám đốc thẩm cho thấy bản án trên không đúng, lúc này sẽ rất khó để thu hồi. “Không phải chúng tôi không thi hành bản án, nếu như UBND thị xã Sơn Tây không đề nghị xem xét thủ tục giám đốc thẩm thì bản án đã được thi hành ngay. Hiện nay chỉ chờ việc có thụ lý hay không và kết quả giám đốc thẩm ra sao mà thôi” - bà Hạnh khẳng định.

Theo cách trả lời của bà Hạnh, không biết người dân còn phải chờ đến bao giờ!

Lý do không thuyết phục

Những lý do mà Ban GPMB thị xã Sơn Tây đưa ra trong việc chậm trễ thi hành các bản án là không hợp lý. Thứ nhất, đối với ba bản án sơ thẩm, việc dùng số tiền 25,5 tỉ đồng (tiền bồi thường, hỗ trợ GPMB của 17 hộ dân - PV) để chi trả cho các hộ khác trong cùng dự án là không đúng.

Bởi về nguyên tắc, các hộ dân khác đều đã được phê duyệt kinh phí đối với phần của họ, không có lý gì phải lấy phần của 17 hộ dân này để chi trả. Thứ hai, đối với các bản án phúc thẩm, Ban GPMB giải thích rằng đang chờ thủ tục giám đốc thẩm là hoàn toàn vô lý.

Theo quy định, bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật nên phải được thi hành ngay, trừ khi TAND Tối cao hay VKSND Tối cao có công văn yêu cầu hoãn thi hành. Nhưng đã hơn một năm, UBND thị xã Sơn Tây chậm trễ, gây thiệt hại quyền lợi của người dân, vậy ai sẽ chịu trách nhiệm? Việc đại diện Ban GPMB nói rằng phải chờ giám đốc thẩm để xem bản án phúc thẩm có đúng hay không là điều không chấp nhận được.

Luật sư Nguyễn Văn Quang (Đoàn Luật sư Hà Nội, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các hộ dân)

Theo Tuyến Phan/phapluattp.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV

Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV

(LĐTĐ) Ngày 5/11, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô đã diễn ra phiên chính thức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV năm 2024 với sự tham dự của 250 đại biểu chính thức đại diện cho cộng đồng các dân tộc trên địa bàn Thủ đô.
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

(LĐTĐ) Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công, kế hoạch tài chính... sáng 5/11, đại biểu Nguyễn Quang Huân đề nghị tiến hành giám sát các quỹ để có đánh giá cụ thể, đảm bảo quản lý, sử dụng một cách hiệu quả.
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện

Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 5405/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn Thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện.
Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?

Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?

(LĐTĐ) FPT Play vừa chính thức trở thành đơn vị phát sóng độc quyền Bán kết và Chung kết Miss Universe 2024 tại Việt Nam sau khi đàm phán thành công với Tổ chức Miss Universe (MUO). Chương trình sẽ được trực tiếp từ 9 giờ sáng các ngày 15/11 và 17/11 trên hệ thống FPT Play.
Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả

Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả

(LĐTĐ) Thời gian qua, các phong trào thi đua nói chung, trong đó có phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” đã được Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội triển khai sâu rộng, đạt hiệu quả thiết thực. Để hiểu rõ hơn về những kết quả đã đạt được cũng như phương hướng tiếp tục đẩy mạnh, phát triển phong trào trong thời gian tới, phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Lê Đình Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội.
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024

Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/12/2024, Thị xã Cửa Lò sẽ chính thức không còn là một đơn vị hành chính cấp huyện của Nghệ An, mà sẽ nhập vào và trở thành một phần của Thành phố Vinh
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

(LĐTĐ) Để giảm chi thường xuyên, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, đơn vị giảm công tác phí, chi tiêu ở các hội nghị, hội thảo, tiếp khách. Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, trong năm nay, Chính phủ cũng đã trình là cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên.

Tin khác

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của ông Nguyễn Văn Quang, trú tại ấp Thạnh Đông, xã Thanh Đông B, huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang) về việc, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang chậm trễ trong việc trả lời và giải quyết nội dung phản ánh của 20 hộ dân tại ấp Thạnh Đông... Sau khi nhận được nội dung, Công an tỉnh Kiên Giang đã chuyển Công văn của báo Lao động Thủ đô đến Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang xem xét, giải quyết.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

(LĐTĐ) Loạt bài "Xâm phạm hồ Trị An" của Báo Lao động Thủ đô đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai vào cuộc quyết liệt, tuy nhiên một trong những cơ quan phải rà soát, báo cáo nội dung báo phản ánh là UBND huyện Định Quán vẫn thờ ơ....đứng ngoài.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

(LĐTĐ) Tỉnh ủy Đồng Nai đã có công văn yêu cầu các cấp, các đơn vị liên quan, có trách nhiệm xem xét phản ánh của Báo Lao động Thủ đô để xử lý về tình trạng xâm phạm hồ Trị An.
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng đã vào cuộc vụ việc bạo hành trẻ trong Mái ấm Hoa Hồng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thế nhưng, nỗi đau về thể xác, những sang chấn về tâm lý sẽ mãi là ký ức đáng sợ trong suy nghĩ của các cháu. Đồng thời, dư luận cũng đề nghị xử lý nghiêm những hành vi hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em.
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của bà Đặng Thị Thúy (xã Văn Đức, Gia Lâm) về việc: Có người đã chặt phá vườn hồng và đốt căn lều của gia đình... Công an huyện Gia Lâm vừa có văn bản phúc đáp Báo Lao động Thủ đô và cho biết, sau khi xác minh thông tin, Công an xã Văn Đức không có căn cứ để thiết lập hồ sơ.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

(LĐTĐ) Khu vực hồ Trị An hiện có hàng nghìn nhà bè nuôi thủy sản các loại, nước thải sinh hoạt của người dân, các khu du lịch tự phát và các cơ sở chăn nuôi, đơn vị sản xuất khác…đổ xuống hồ. Việc nguồn nước lòng hồ Trị An bị ô nhiễm là điều khó tránh khỏi.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

(LĐTĐ) Tại hồ Trị An hiện nay lại diễn ra tình trạng lấn chiếm, phá đảo để làm du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng các công trình dân dụng có dấu hiệu trái pháp luật. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã tìm hiểu phản ánh vấn nạn nhức nhối này.
Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều cử tri quận Hoàng Mai đề nghị thành phố Hà Nội xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án. Giá bồi thường đất nông nghiệp hiện là 252.000đ/m2 chưa phù hợp với thực tế, chưa đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất.
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tại khu vực đất bãi bồi sông Đuống, thuộc thôn 2, xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm, Hà Nội), hàng nghìn mét vuông đất đã bị “biến tướng” thành bãi tập kết cát, than và xây dựng nhà xưởng trái phép… Điều đáng nói, dù vi phạm diễn ra nhiều năm, nhưng chính quyền sở tại dường như “không hay biết”.
Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

(LĐTĐ) Hiện nay, có khoảng 500 hộ sinh sống trên diện tích rừng thuộc khu di tích thắng cảnh chùa Hương, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Việc sinh hoạt của các hộ dân tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng. Cử tri đã nhiều lần kiến nghị Thành phố hỗ trợ kinh phí để di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng trên địa bàn xã Hương Sơn.
Xem thêm
Phiên bản di động