Sốc công nghệ nấu rượu… không khói

LĐTĐ - Chỉ khi nhìn vào bảng quy chuẩn về rượu mới thực sự giật mình lo ngại về tình trạng rượu nấu thủ công và rượu pha cồn mang nhãn hiệu quốc lủi. Và càng giật mình hơn khi chứng kiến công nghệ nấu rượu không khói của một làng trước đây vốn có truyền thống về nấu rượu.

Cồn công nghiệp pha nước lã thành... rượu!

Với tên tuổi từ hàng trăm năm nay, làng nghề nấu rượu gạo, rượu sắn truyền thống mang tên Đại Lâm (xã Tam Đa, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) được ví như “vựa” rượu chuyên cung cấp cho Hà Nội và các tỉnh xung quanh. Nhưng truyền thống ấy đã và đang mai một nhanh chóng khi công nghệ nấu rượu không khói đã xuất hiện và nhân rộng ở làng nghề này từ vài năm trở lại đây. Chính người dân làng Đại Lâm đã tiết lộ, dân ở đây sản xuất rượu dễ như chơi trò pha chế nước hoa quả. Người pha chế chỉ cần pha cồn khô với nước lã và cho hương liệu vào là thành rượu. Cả làng này không ai dám uống rượu của làng sản xuất, hoặc là tự nấu hoặc là đi mua rượu công ty về uống.

Hiện nay làng Đại Lâm chỉ còn vài chục hộ làm nghề pha chế rượu, nhưng hộ nào cũng làm lớn, tháng vài lần, rượu Đại Lâm được vận chuyển bằng xe tải đưa đi khắp các tỉnh, chứ không riêng gì Hà Nội.

Trong vai một người đi cất rượu về bán, chúng tôi được chứng kiến công đoạn chế biến rượu siêu tốc tại nhà anh Nguyễn Tâm Đ. “Lò” sản xuất rượu được đặt ngay trong sân nhà, gần chục thùng phuy cáu bẩn được lấy  nước trực tiếp từ giếng khoan. Khi mực nước trong phuy đến một khấc nhất định, người ta đổ một lượng hỗn hợp nước cồn (cồn khô hòa với nước lã) vào thùng phuy và dùng một cái đòn dài khuấy đều cho đến khi tỏa ra mùi giống như mùi của rượu. Sau đó, để rượu này biến thành rượu nếp, rượu sắn hay rượu gạo, hoặc bất cứ loại rượu gì thì người pha chế rượu chỉ cần cho thêm hương liệu đó vào là trở thành rượu như ý muốn.

Theo người dân làng, loại rượu này nếu không bán được nhanh sẽ bị lắng cặn, bốc mùi thối chỉ sau khoảng 5 - 7 ngày.

Rợn người công nghệ pha chế rượu từ nước lã

Đại diện UBND xã Tam Đa cho hay, trước đây thì người dân chủ yếu pha rượu bằng cồn công nghiệp, nhưng hiện nay hầu hết họ pha bằng cồn thực phẩm lấy từ nhà máy đường Thanh Hóa. Tuy nhiên theo nhiều người dân, các hộ làm rượu pha cồn vẫn đang sử dụng cồn công nghiệp nhập từ Trung Quốc, loại cồn này khô, cho vào nước nó sủi lên nên người dân vẫn gọi là viên sủi.

          Sự xuất hiện của những lò rượu không khói đã dần giết chết những lò rượu truyền thống tại làng Đại Lâm. Nhiều ngôi nhà cao tầng mọc lên cũng bắt nguồn từ những lò pha chế rượu như thế.

Có quy định nhưng khó thực hiện

Nghị định số 94/2012/NĐ-CP của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu, quy định từ 1/1/2013, các tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công bán ra thị trường phải có giấy phép sản xuất, trên sản phẩm có dán nhãn, bán cho các doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại rượu phải đăng ký với địa phương... 

Tuy nhiên theo nhiều người dân, để đầu tư một tháp lọc độc và nhà để tòa tháp phải mất khoảng 3 tỉ. Nếu chỉ là một hộ dân nấu rượu thủ công thì khó có khả năng mua nổi thiết bị này để được công nhận. Đó là một trong những lí do khiến rượu quốc lủi mãi vẫn tìm cách để lủi. Còn những công ty được đầu tư lớn thì mới có rượu đạt tiêu chuẩn, được công nhận và bán ra thị trường công khai.

Có thể thấy, các quy định tại nghị định 94/2012/NĐ-CP khó có thể đi vào thực tiễn cuộc sống. Vì thế, dù nghị định 94 ra đời từ hơn một năm nay, nhưng các làng rượu pha cồn, các làng rượu thủ công, rượu quê vẫn cứ công khai mua bán. Điều này cho thấy những quy trình để luật đi vào cuộc sống vẫn còn cho thấy nhiều bất cập, như tuyên truyền, chuẩn bị nhân sự, thủ tục hành chính… Đó là chưa kể, khi đi vào thực hiện, có những điều khập khiễng giữa chính sách và thực tiễn.

Thiết nghĩ, cơ quan chức năng cần phải tính toán lộ trình phù hợp cho việc nấu rượu quê như một sản phẩm hàng hóa, và có biện pháp phân định sản phẩm tự cung cho tiêu dùng với sản phẩm hàng hóa lưu thông, nhằm đạt mục đích quản lí được sản phẩm mà không gây phiền nhiễu và xáo trộn cuộc sống của người dân.

Người dân cũng nhiều lần kêu lên, nhà nước ra nghị định thì như thế, nhưng lại không có một sự hỗ trợ gì cho người dân. Ngược lại Nhà nước lại có quá nhiều ưu đãi cho các công ty sản xuất rượu như vốn, như quỹ đất... Trong khi đó người nông dân có nghề thì phải bỏ ra ngần ấy tiền mà có làm được thì cũng có quá nhiều thủ tục hành chính khiến họ khó tiếp cận được.

Ngoài ra, theo ý kiến của các cơ sở sản xuất rượu thủ công tại một số làng nghề sản xuất rượu, cho đến nay, Nghị định 94 vẫn chưa được tuyên truyền rộng rãi. Khi người dân chưa biết những quy định trong Nghị định 94 thì khó mà có thể chấp hành tốt. Nhiều ý kiến băn khoăn, không biết ai sẽ xử lí, và xử lí như thế nào, mức xử phạt cụ thế là bao nhiêu?...

Cồn công nghiệp có chứa các độc tố như anđêhít, metanol..., nếu uống phải không tử vong cũng gây ra viêm gan, nhiễm độc, suy thận cấp, viêm thị giác dẫn đến mù lòa và bị cấm hoàn toàn trong thực phẩm. Theo các chuyên gia hóa học, rượu được pha từ cồn công nghiệp với nước và hương liệu tuy không được ngon, không được tốt nhưng không hẳn đã là rượu độc có thể gây tử vong, với điều kiện cồn công nghiệp phải được xử lý hết độc tố và các nguyên liệu đầu vào phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, quy trình xử lý độc tố trong cồn công nghiệp đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, mất rất nhiều tiền. Vì thế, những người dùng cồn pha rượu, chạy theo lợi nhuận chắc chắn bỏ qua khâu này.

Mai Hương

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

(LĐTĐ) Biểu dương những nơi làm tốt và phê bình nghiêm khắc những bộ, ngành, địa phương chưa làm tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh "5 quyết tâm", "5 bảo đảm" để phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 đã được giao (gần 670 nghìn tỷ đồng).
TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong 6 tháng đầu năm 2024, Thành phố đã giải ngân được 711,162 tỷ đồng vốn ODA, đạt 13,24% so với kế hoạch năm 2024.
Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua, trong nội dung về hợp tác quốc tế được bổ sung và đưa thành điều riêng. Cùng đó, với nhiều cơ hội hội nhập quốc tế trong lĩnh vực an sinh xã hội hiện nay, đòi hỏi cán bộ ngành BHXH Việt Nam cần được nâng cao, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng trong công tác đối ngoại.
Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội kiến nghị Bộ Tư pháp xem xét bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong các thủ tục hành chính về giáo dục, quản lý hồ sơ, lao động phổ thông… và một số giao dịch hành chính, thủ tục hành chính ở trong nước.
Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, với vai trò, vị thế đặc biệt quan trọng là thủ đô, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, đầu tàu kinh tế - văn hoá - khoa học - giáo dục của cả nước, Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số, hướng tới xã hội văn minh, hiện đại.
Thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở các tòa chung cư lớn để lắng nghe nguyện vọng nhân dân

Thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở các tòa chung cư lớn để lắng nghe nguyện vọng nhân dân

(LĐTĐ) Nhiệm kỳ 2024 - 2029, thành phố Hà Nội cần xem xét thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở những tòa chung cư lớn để góp phần lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các hộ gia đình trên địa bàn. Đó là gợi mở của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Đỗ Văn Chiến với thành phố Hà Nội.
TP.HCM: Bàn giải pháp phát triển kinh tế - xã hội những tháng cuối năm

TP.HCM: Bàn giải pháp phát triển kinh tế - xã hội những tháng cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 15/7, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) khóa X, (nhiệm kỳ 2021 - 2026) tổ chức Kỳ họp thứ 17 với nhiều nội dung quan trọng, trong đó có nội dung họp bàn các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội những tháng còn lại của năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động