Sở hữu 2 thẻ BHYT, khi đi khám chữa bệnh hưởng chế độ thế nào?
Hà Nội: Vượt chỉ tiêu về tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân | |
Quyền lợi bệnh nhân BHYT khi đi khám chữa bệnh không đúng tuyến? |
- Vấn đề chị hỏi, Vụ Pháp chế Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết: Điểm h, Khoản 3, Điều 12 Luật BHYT quy định: Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia BHYT, đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thuộc đối tượng do ngân sách Nhà nước đóng. Điểm a, khoản 1, Điều 22 Luật BHYT quy định: Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia BHYT, đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được hưởng với mức bằng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh thuộc phạm vi được hưởng BHYT.
Quyết định 1351/QĐ-BHXH năm 2015 của BHXH Việt Nam về mã số ghi trên thẻ BHYT, ký hiệu K1 quy định: Là mã nơi người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia BHYT, đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn theo quy định của pháp luật. Theo đó, căn cứ vào các quy định nêu trên, chị thuộc đối tượng được cấp thẻ BHYT và hưởng bằng 100% mức hưởng.
Việc chị có thẻ BHYT tại doanh nghiệp, đồng nghĩa với việc bạn thuộc đối tượng quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 12 Luật BHYT (người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thuộc nhóm đối tượng do người sử dụng lao động và người lao động đóng). Theo quy định tại Điểm đ, Khoản 1, Điều 22 Luật BHYT, chị được hưởng bằng 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT.
Về quyền lợi của người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT: Tại Khoản 2, Điều 13 Luật BHYT quy định: Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau theo quy định thì đóng BHYT theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 Luật này; trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT thì được hưởng quyền lợi BHYT theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.
Đối chiếu với các quy định, chị thuộc đối tượng tham gia BHYT do người sử dụng lao động đóng và được hưởng quyền lợi BHYT theo đối tượng có quyền lợi cao nhất (tức là đối tượng dân tộc có mức hưởng 100%). Tuy nhiên, chị không thể cùng một lúc sở hữu, sử dụng và hưởng quyền lợi đồng thời 2 thẻ BHYT, vì vậy, đề nghị chị thực hiện thủ tục chuyển đổi mã quyền lợi thẻ BHYT với cơ quan BHXH.
N.L
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Điều kiện nào để giáo viên được nghỉ hưu trước tuổi?
Chính sách 04/11/2024 07:26
Quy định mới về chế độ thai sản, người lao động cần biết
Chính sách 03/11/2024 19:23
Dự kiến mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2025
Chính sách 02/11/2024 06:22
Đề xuất hai mức quà tặng người có công dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Chính sách 27/10/2024 12:56
Chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo thông qua hệ thống chức danh
Chính sách 25/10/2024 12:14
Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô
Chính sách 23/10/2024 07:05
Hướng dẫn phụ huynh tra cứu thời hạn thẻ BHYT và đăng ký tài khoản VssID cho con
Chính sách 19/10/2024 22:52
Người lao động đi làm ngày lễ, Tết được hưởng ít nhất 300% lương
Chính sách 19/10/2024 18:59
Điều chỉnh cách tính lương hưu của khu vực Nhà nước
Chính sách 13/10/2024 06:59
Năm 2025, cách tính tuổi nghỉ hưu và tỷ lệ hưởng lương hưu có nhiều thay đổi
Chính sách 12/10/2024 19:24