Số ca nhiễm MERS ở Hàn Quốc tăng, đã có 5 người tử vong
1.500 người Hàn Quốc có nguy cơ lây MERS từ bác sĩ mắc bệnh | |
Chuẩn bị sẵn sàng buồng bệnh cách ly |
Chuyển một bệnh nhân nhiễm MERS tới bệnh viện ở Seoul hôm 5/6. (Nguồn: Kyodo/TTXVN) |
Bộ Y tế Hàn Quốc cho biết trường hợp mới tử vong là một bệnh nhân nam 75 tuổi, ở cùng phòng khẩn cấp tại bệnh viện Seoul với 17 người khác, trong đó có hai nhân viên y tế, đều được cho là đã nhiễm MERS. Tất cả những ca mới nhiễm này đều ở các cơ sở y tế, trong đó 10 ca ở bệnh viện Seoul.
Đến nay, chưa có bằng chứng chắc chắn MERS lây từ người sang người, tuy nhiên giới chức y tế lo ngại virus này có thể biến đổi và lây lan nhanh, giống như virus SARS năm 2002-2003 từng làm 800 người tử vong trên toàn thế giới.
Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới, số ca nhiễm mới ở Hàn Quốc đã nâng tổng số ca nhiễm MERS trên toàn cầu lên 1.208 người, trong đó ít nhất 444 người tử vong lên quan bệnh này.
Trong khi đó tại Guinea - một trong 4 quốc gia Tây Phi bị virus Ebola hoành hành hồi đầu năm 2014, đã quyết định kéo dài tình trạng khẩn cấp về y tế cho đến hết tháng 6 do virus chết người này chưa thực sự bị "xóa sổ" tại đây.
Quyết định trên được Tổng thống Alpha Conde đưa ra sau khi gặp người đồng cấp Sierra Leon Ernest Bai Koroma.
Liberia đã tuyên bố "sạch dịch" hồi tháng 5 vừa qua, nhưng virus Ebola vẫn tiếp tục hoành hành ở Sierra Leon và Guinea. Tháng 8/2014, Tổng thống Conde đã ban bố sắc lệnh tình trạng khẩn cấp về y tế trên cả nước. Đến ngày 28/3/2015, ông ra sắc lệnh "tình trạng khẩn cấp y tế tăng cường" tại 5 tỉnh miền Tây và Tây Nam của nước này.
Theo văn phòng Tổng thống Guinea, do dịch Ebola vẫn tồn tại dai dẳng tại một số vùng ở Guinea và Sierra Leon, Tổng thống Conde và Tổng thống Korroma đã quyết định gia hạn tình trạng khẩn cấp tăng cường tại hai nước này đến hết ngày 30/6/2015. Hiện chưa có tuyên bố của phía Sierra Leon về việc này.
Các biện pháp được thực thi trong tình trạng khẩn cấp bao gồm đóng cửa tạm thời các bệnh viện và trạm y tế có ca nhiễm Ebola. Bất cứ ai giấu người bệnh hoặc tự ý di chuyển thi thể bệnh nhân Ebola sẽ bị truy tố tội "gây nguy hiểm cho tính mạng người khác."
Sắc lệnh trên cũng cho phép truy tố hình sự "bất cứ ai đe dọa hoặc tấn công" các nhân viên y tế hay nơi họ làm việc và các trang thiết bị tác nghiệp của họ.
Theo báo cáo của Liên hợp quốc, tính đến tháng 5 vừa qua, dịch bệnh Ebola đã làm khoảng 26.700 người ở vùng Tây Phi nhiễm bệnh, trong đó, hơn 11.000 người không qua khỏi.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00