Siết chặt quản lý thu nợ bảo hiểm xã hội
Quyền lợi của hơn 334 nghìn lao động đang bị ảnh hưởng | |
Sẽ được giải quyết thế nào? |
Bộ LĐTBXH vừa có công văn gửi Bộ Tư pháp đề nghị xem xét, thẩm định dự thảo nghị định quy định quản lý thu nợ BHXH, BHYT, BHTN.
Ông chủ Công ty TNHH Nam Phương (TP.HCM) bỏ trốn, nợ lương và BHXH hơn 30 tỷ BHXH khiến công nhân phải “canh cửa” vì lo ngại công ty tẩu tán tài sản. Ảnh: BHXH |
Theo Bộ LĐTBXH hiện nay tình trạng nợ đóng, chậm đóng BHXH có giảm, nhưng vẫn diễn ra ở nhiều doanh nghiệp (DN), nhiều địa phương và tỷ lệ nợ vẫn còn cao. Hiện đã có quy định cho phép các DN đang còn hoạt động nợ tiền đóng BHXH có thể giải quyết quyền lợi cho những người lao động đủ điều kiện nghỉ hưu hoặc thôi việc chuyển đơn vị khác; quy định về ưu tiên giải quyết các khoản nợ tiền BHXH, BHYT, BHTN khi DN giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động.
Đối với trường hợp chủ bỏ trốn hoặc các DN giải thể, chấm dứt hoạt động, mà sau khi thanh lý tài sản không còn đủ tiền trả nợ BHXH, thì chưa có quy định giải quyết quyền lợi về BHXH đối với người lao động trong các đơn vị, DN này.
Để góp phần thực hiện hiệu quả công tác thu BHXH, hạn chế tình trạng nợ đóng BHXH kéo dài, đảm bảo quyền lợi cho người lao động, Bộ LĐTBXH cho rằng, việc nghiên cứu xây dựng, ban hành nghị quy định về quản lý thu nợ BHXH, BHYT, BHTN và bảo đảm quyền lợi của người lao động là cần thiết.
Theo đó, dự thảo do Bộ LĐTBXH chủ trì xây dựng, gồm 4 chương và 16 điều. Cụ thể, đối với các trường hợp đơn vị đã giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật, thì nguồn kinh phí đảm bảo khoản tiền nợ BHXH, BHYT, BHTN được lấy từ số tiền lãi mà người sử dụng lao động phải nộp do vi phạm quy định về trốn đóng, chậm đóng BHXH theo quy định tại Khoản 3, Điều 122 của Luật BHXH.
Theo dự thảo, nợ BHXH, BHYT, BHTN được phân loại như sau: Nợ chậm đóng là các trường hợp đơn vị có thời gian nợ dưới 1 tháng; nợ đọng là các trường hợp đơn vị có thời gian nợ từ 1 tháng đến dưới 3 tháng; nợ kéo dài là các trường hợp đơn vị có thời gian nợ từ 3 tháng trở lên và không bao gồm các trường hợp đơn vị tại Khoản 4; Nợ khó thu, gồm các trường hợp: Đơn vị mất tích; đơn vị đang trong thời gian làm thủ tục giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động; đơn vị không hoạt động, không có người quản lý, điều hành; đơn vị có chủ sở hữu là người nước ngoài bỏ trốn khỏi Việt Nam...
Theo T.K/ danviet.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Siết chặt quản lý thuế các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
Tài chính 04/11/2024 06:35
Hà Nội: Thu ngân sách 10 tháng năm 2024 đạt 425,2 nghìn tỷ đồng
Infographic 03/11/2024 16:37
Giá vàng hôm nay (31/10): Tiếp tục tăng cao
Tài chính 31/10/2024 06:32
Khuyến cáo người nộp thuế không cung cấp thông tin cá nhân cho đối tượng không rõ danh tính
Tài chính 30/10/2024 06:17
Nhiều chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 11/2024
Tài chính 29/10/2024 08:15
Giá vàng hôm nay (28/10): Giá vàng duy trì quanh mức 89 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn tăng cao
Tài chính 28/10/2024 06:43
Hỗ trợ người dân vùng sâu, vùng xa tiếp cận tài chính số toàn diện
Tài chính 26/10/2024 15:18
Bảo vệ người tiêu dùng trước các rủi ro sử dụng tài chính số
Tài chính 25/10/2024 21:17
Nhiều vi phạm trong kinh doanh thương mại điện tử
Tài chính 25/10/2024 05:51
Đã đến lúc điều chỉnh chính sách tài khóa trở lại trạng thái bình thường
Tài chính 25/10/2024 05:40