Quyền lợi của hơn 334 nghìn lao động đang bị ảnh hưởng
Cần phân loại doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội để có hướng xử lý | |
LĐLĐ huyện Đan Phượng: Khởi kiện 3 doanh nghiệp nợ bảo hiểm ra tòa |
Vẫn nhiều doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm
Theo báo cáo của BHXH TP Hà Nội, số người tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) trên toàn địa bàn TP hiện là trên 6 triệu người, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 82,5%. Tổng thu BHXH, BHYT trong 7 tháng đầu năm trên 19 nghìn tỷ đồng, tăng 28,9% so với cùng kỳ năm 2016.
Giải quyết tốt vấn đề về BHXH, người lao động sẽ yên tâm làm việc và mang lại hiệu quả cao. Ảnh: Xuân Sinh |
Đã có 5.367 doanh nghiệp với hơn 16,7 nghìn lao động tham gia BHXH. Về chi trả BHXH và số đối tượng thụ hưởng, TP Hà Nội là địa phương có số tiền lớn nhất cả nước. Trong 7 tháng đầu năm, tổng số tiền chi trả của BHXH TP Hà Nội đạt trên 17 nghìn tỷ đồng, bình quân 2.437 tỷ đồng/tháng và tăng 4,9% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Đức Hòa, Phó Giám đốc phụ trách BHXH TP Hà Nội cho biết, hiện tổng số tiền nợ BHXH, BHYT trên địa bàn Thành phố là 3.378 tỷ đồng, chiếm 10,1%. Tuy có giảm 19,2% so với cùng kỳ năm trước nhưng Hà Nội vẫn là địa phương có tỷ lệ nợ BHXH cao nhất cả nước.
Tại buổi làm việc với BHXH TP Hà Nội, đại diện LĐLĐ TP Hà Nội đã kiến nghị 7 vấn đề với Thành phố nhằm thu nợ BHXH, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của NLĐ. Trong đó nhấn mạnh, Thành phố cần có chính sách giải quyết, hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi về BHXH cho người lao động khi doanh nghiệp nợ đọng. Vì khi doanh nghiệp nợ đọng tiền BHXH thì người lao động của đơn vị đó không được giải quyết các chế độ như: Hưu trí, ốm đau, thai sản, tử tuất, tai nạn lao động,… việc chốt sổ chuyển đến nơi làm việc mới của NLĐ cũng không được thực hiện. Từ đó nhiều vụ tranh chấp, khiếu kiện, đình công xảy ra, gây mất ổn định trong quan hệ lao động tại doanh nghiệp và an ninh chính trị trên địa bàn Thành phố. |
Trong đó, có gần 24 nghìn doanh nghiệp nợ với số tiền 2.612 tỷ đồng, chiếm 77,3% tổng số nợ, ảnh hưởng đến quyền lợi của trên 334 nghìn người lao động (NLĐ). Đáng chú ý có 4.569 doanh nghiệp ngừng giao dịch, đơn phương chấm dứt giao dịch hoặc bỏ trốn, phá sản, giải thể với số tiền nợ gần 479 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay chưa có phương án xử lý nợ đối với những doanh nghiệp này và giải quyết chế độ của NLĐ.
Theo ông Lê Đình Hùng - Phó Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội, tình trạng nợ đọng, trốn đóng BHXH trong thời gian qua trên địa bàn Thành phố đang có chiều hướng gia tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của hàng trăm nghìn NLĐ. Cùng với đó, hành vi trốn đóng BHXH hoặc đóng không đúng mức tiền lương, tiền công thực tế trả cho NLĐ, cũng đang diễn ra khá phức tạp.
“Mặc dù doanh nghiệp đã thu 10,5% trên tổng số tiền lương tiền công hàng tháng của công nhân, tuy nhiên họ không nộp cho cơ quan BHXH mà sử dụng vào việc chi tiêu mục đích khác. Đến khi giải quyết chế độ, NLĐ mới biết tiền đóng BHXH của mình đã bị doanh nghiệp chiếm dụng sử dụng sai mục đích” – ông Hùng cho biết.
Theo ông Lê Đình Hùng, việc khởi kiện các doanh nghiệp nợ BHXH ra tòa hiện nay còn gặp khó khăn, vướng mắc. Bởi mặc dù tại điều 187 Bộ luật Tố tụng Dân sự và điều 14 Luật BHXH quy định tổ chức Công đoàn có chức năng khởi kiện nợ đọng BHXH tuy nhiên, năm qua, chưa có doanh nghiệp nào được cơ quan Toà án thụ lý và đưa ra xét sử, do vướng về các thủ tục pháp lý về thẩm quyền khởi kiện (Theo Khoản 2, Điều 187 BLTTDS; Khoản 8 Điều 10 Luật Công đoàn).
Cần phân loại doanh nghiệp để có hướng xử lý
Theo thống kê của LĐLĐ TP Hà Nội, phần lớn các doanh nghiệp nợ đọng BHXH hiện nay thuộc lĩnh vực giao thông, xây dựng, cơ khí, dệt may. Do ảnh hưởng của tình hình suy thoái, biến động về kinh tế thế giới và trong nước, nên các doanh nghiệp đã gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp đã phải ngừng sản xuất, một số đơn vị có nguy cơ phá sản.
Nhiều công trình thi công đã hoàn thành bàn giao, song chưa được chủ đầu tư thanh quyết toán kinh phí (Trong đó có nhiều dự án cầu, đường sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước). Việc tính toán hệ số trượt giá công trình xây dựng chậm được các cơ quan chức năng phê duyệt, dẫn đến doanh nghiệp không có khả năng trả lương và đóng BHXH cho NLĐ.
Mặc khác, do lãi suất tín dụng cao, việc tiếp cận với các nguồn vốn vay của hệ thống ngân hàng khó khăn vì vậy các doanh nghiệp đã lợi dụng nguồn nợ đọng BHXH và phần đóng của NLĐ (10,5%) để dùng vào mục đính kinh doanh. Thậm chí, có đơn vị sản xuất kinh doanh có lãi nhưng vẫn cố tình nợ đọng, trốn đóng BHXH cho NLĐ với số tiền lên đến hàng tỷ đồng, mục đích để tối đa hoá lợi nhuận.
Tại buổi làm việc với BHXH TP Hà Nội ngày 8/8, đồng chí Hoàng Trung Hải - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội cho rằng, số nợ BHXH còn là thách thức của Thành phố, vì vậy công tác tuyên truyền đến các doanh nghiệp về trách nhiệm, nghĩa vụ nộp BHXH cho NLĐ cần mạnh mẽ hơn.
Các cơ quan chức năng cần tập trung các giải pháp, biện pháp để giảm tỷ lệ nợ, đặc biệt tăng cường hơn nữa sự phối hợp của liên ngành giữa Cục Thuế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư với BHXH Thành phố. Bí thư Thành ủy yêu cầu các sở, ngành của thành phố phải tăng cường phối hợp, chia sẻ những dữ liệu gốc, dữ liệu cơ bản để giúp công tác quản lý tốt hơn.
Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, về công tác thu nợ BHXH, phải phân loại số doanh nghiệp nợ, nguyên nhân nợ và coi đây là nhiệm vụ quan trọng của Thành phố, cơ quan liên ngành như Thuế, Thanh tra… để giải quyết. Đối với doanh nghiệp cố tình làm trái, chây ỳ, thu tiền NLĐ mà không nộp BHXH là chiếm dụng của NLĐ, phải xử lý nghiêm khắc hơn, xử lý hành chính nhiều lần không thực hiện thì phải xử lý hình sự. Còn đối với những doanh nghiệp gặp khó khăn thực sự thì cần có các giải pháp giúp họ tháo gỡ khó khăn.
Nguyễn Công
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Phát huy nguồn vốn tín dụng chính sách
Việc làm 01/11/2024 14:30
Đáp ứng nhu cầu tìm việc của người lao động trên địa bàn huyện Ba Vì
Việc làm 27/10/2024 19:15
Thêm cơ hội mới cho lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 27/10/2024 14:22
Sắp diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024
Việc làm 25/10/2024 05:43
Cơ hội việc làm rộng mở tại Phiên giao dịch trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố
Việc làm 24/10/2024 19:41
Hải Phòng hỗ trợ chi phí đào tạo một số nghề trên địa bàn thành phố giai đoạn 2024 - 2030
Việc làm 21/10/2024 22:44
Hà Nội: Thị trường lao động tiếp tục phục hồi
Việc làm 18/10/2024 17:46
Hà Nội: 9 tháng, gần 59.000 người hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Việc làm 18/10/2024 06:06
TP.HCM: Chi hơn 76.600 tỷ đồng cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề
Việc làm 16/10/2024 16:16
Thúc đẩy hợp tác lao động Việt Nam - châu Âu
Việc làm 11/10/2024 22:37