Sẽ thảo luận việc bỏ ‘điểm sàn’ trước mùa thi 2018
Bộ GDĐT công bố điểm sàn xét tuyển ĐH-CĐ 2017: 15,5 điểm tất cả các khối | |
Sáng nay, công bố điểm sàn xét tuyển đại học 2017 |
Vẫn còn băn khoăn
Theo kế hoạch đến năm 2018, Bộ GDĐT sẽ chính thức bỏ quy định về ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào, bỏ quy định về điểm sàn xét tuyển. Khi bỏ mức điểm sàn thì các trường phải đưa ra tiêu chí bảo đảm chất lượng đào tạo cũng như thắt chặt việc cho sinh viên tốt nghiệp.
Ảnh minh họa |
Bỏ quy định về điểm sàn xét tuyển đồng nghĩa với việc trao quyền tự chủ tuyển sinh cho các trường đại học, còn các thí sinh có quyền đăng ký bất kỳ trường nào, ngành nào với mức điểm thi không giới hạn. Việc có nên giữ mức điểm sàn hay không luôn gây ra sự tranh luận đa chiều, dư luận cũng lo ngại về cách thức để bảo đảm chất lượng “đầu vào”, “đầu ra” của các trường.
Trao đổi với VOV, PGS.TS Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng Đại học Bách Khoa Hà Nội cho rằng, nếu vài năm trước đây, học sinh có điểm trung bình có thể đỗ đại học một cách dễ dàng thì trong vòng 3 năm trở lại đây, số lượng thí sinh học đại học đã giảm đi.
Điển hình như năm 2016, nhiều trường đại học thừa rất nhiều chỉ tiêu nhưng vẫn không tuyển đủ thí sinh. Bởi học sinh đã bắt đầu nghĩ tới việc chọn lựa trường học, ngành nghề nào để khi tốt nghiệp phải xin được việc làm chứ không phải vào được đại học bằng mọi giá như trước.
Đồng tình với việc Bộ GDĐT quyết định bỏ mức điểm sàn xét tuyển đại học nhưng PGS.TS Trần Văn Tớp nêu quan điểm, nếu Bộ GDĐT cho phép các trường đại học được tuyển sinh bằng học bạ thì cũng cần có sự kiểm tra sát việc bảo đảm chất lượng nguồn tuyển sinh “đầu vào” của các trường đại học, tránh trường hợp có trường tuyển thí sinh chỉ có 7 điểm cho 3 môn thi.
“Vì uy tín, thương hiệu đào tạo, các trường phải có trách nhiệm bảo đảm ngưỡng chất lượng đào tạo”, PGS.TS Trần Văn Tớp nhấn mạnh.
Ông Phan Huy Phú, Hiệu trưởng Đại học Thăng Long thì cho rằng, Bộ GD&ĐT chỉ nên quy định mức điểm sàn đối với những trường tốp trên.
Việc Bộ GDĐT bỏ điểm sàn có thể giúp các trường đại học ngoài công lập tuyển sinh dễ dàng hơn, người dân có cơ hội học tập. Tuy nhiên, lâu nay, chúng ta vẫn chỉ kiểm soát nguồn tuyển sinh “đầu vào” mà không chú trọng đến thắt chặt “đầu ra”. Hầu như sinh viên nào đã vào được đại học thì đều được tốt nghiệp.
Theo ông Phan Huy Phú, đã đến lúc các trường phải thắt chặt hơn việc cho sinh viên tốt nghiệp. Nếu sinh viên nào không học tập tốt thì có thể phải học lại và thời gian tốt nghiệp có thể lâu dài hơn với những em học tập thực chất, đạt hiệu quả cao.
Sẽ tính toán cụ thể việc bỏ điểm sàn
Trả lời phóng viên VOV về việc sẽ bỏ điểm sàn vào năm 2018, Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga cho biết, trước mùa tuyển sinh năm 2018, Bộ GDĐT sẽ thảo luận về quy chế tuyển sinh đại học nên vấn đề bỏ điểm sàn sẽ được tính toán cụ thể hơn.
Điểm sàn xuất hiện từ kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2004 khi mà Bộ GDĐT thực hiện tuyển sinh theo phương thức 3 chung (chung đề, chung đợt thi, chung kết quả xét tuyển) cho đến năm 2016 luôn dao động từ mức 13; 14; 14,5 và 15 điểm. Ở hệ cao đẳng dao động từ 10 đến 11 điểm.
Sang năm 2015, lần đầu tiên Bộ GDĐT tổ chức kỳ thi THPT quốc gia, điểm sàn đại học chỉ có một mức duy nhất là 15 điểm cho tất cả các khối thi và 12 điểm cho hệ cao đẳng. Năm 2016, Hội đồng xác định điểm sàn của Bộ GDĐT đã thống nhất mức điểm tối thiểu mà thí sinh cần phải đạt được để được xét tuyển vào đại học ở tất cả các tổ hợp môn thi đều ở mức 15 điểm.
Cũng trong năm 2016, Bộ GDĐT đã bỏ qua mức điểm sàn đối với hệ cao đẳng. Theo đó, ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào đối với hệ cao đẳng là tốt nghiệp THPT.
Năm nay, mức điểm sàn cho tất cả khối thi là 15,5 điểm (cao hơn năm 2016 là 0,5 điểm). Mặc dù Bộ GDĐT đã xác định bỏ điểm sàn từ kỳ tuyển sinh năm 2018, song vẫn có ý kiến băn khoăn về chất lượng đào tạo của các trường tốp giữa và thấp hơn. “Vì vậy, những tiêu chí để kiểm soát chất lượng đào tạo, nguồn tuyển sinh của các trường đại học khi bỏ điểm sàn sẽ được Bộ GDĐT công bố trước mùa tuyển sinh năm 2018”, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho hay.
Theo BP/ baochinhphu.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40