Sẽ sửa đổi Bộ luật Lao động thế nào?
Người lao động được kiểm tra, giám sát việc đóng BHXH của người sử dụng lao động | |
Thời gian được tính, được hưởng ra sao? |
Thành lập tổ chức đại diện người lao động ra sao?
Tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Mạnh Cường, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ LĐ - TB&XH, Trưởng nhóm lao động, Đoàn đàm phán CPTPP cho biết: Toàn bộ cam kết về lao động trong CPTPP nằm ở Chương 19 của Hiệp định.
Quang cảnh buổi tọa đàm |
Do đó, thời gian tới, Việt Nam sẽ sửa Bộ Luật Lao động để phù hợp với một số nội dung của CPTPP. Trong số những điều khoản cần sửa đổi có điều khoản về Công đoàn. Tuy nhiên, chúng ta cần có một quá trình nghiên cứu, xây dựng lộ trình nâng cao nhận thức, hiểu biết của công chúng về vấn đề này.
“Trong Hiệp định CPTPP, Việt Nam cam kết cho phép người lao động được quyền thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp. Tổ chức này sau khi tự thành lập có hai sự lựa chọn: Một là tự nguyện tham gia vào hệ thống Tổng LĐLĐ Việt Nam; hai là đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để hoạt động độc lập. Cụ thể đăng ký với Cục Quan hệ lao động và Tiền lương thuộc Bộ LĐTBXH.
Người lao động cần thích ứng với điều kiện mới do CPTPP mang lại |
Tuy nhiên, sau khi hoàn thành các quy trình đăng ký, tổ chức của người lao động chỉ được hoạt động thuần túy với tư cách là tổ chức đại diện bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động tại doanh nghiệp đó. Vì thế, tổ chức này không được phép hoạt động ngoài phạm vi doanh nghiệp cũng như không được phép thực hiện bất kỳ hoạt động gì ngoài phạm vi quan hệ lao động”- ông Nguyễn Mạnh Cường cho hay.
Người lao động hưởng lợi, nhưng thiết kế mức lương ra sao?
Trong khi đó, đánh giá về tác động của Hiệp định CPTPP với cơ hội việc làm của người lao động, ông Đào Quang Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội cho biết: Việc đưa nội dung lao động vào các hiệp định thương mại tự do (FTA) không phải là mới, mà đã xuất hiện từ năm 1995. Từ năm 2011 đến nay, đã có hàng chục nghiên cứu cơ bản đánh giá về tác động việc tham gia các FTA, trong đó có CPTPP, đối với Việt Nam. Đối với lĩnh vực việc làm, Viện Khoa học Lao động và Xã hội cũng tiến hành một nghiên cứu trong thời gian gần đây trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu tác động về mặt kinh tế thương mại đối với Việt Nam khi tham gia các FTA.Theo đó, về khía cạnh lao động, việc làm và các vấn đề xã hội, khi tham gia CPTPP, từ năm 2020 trở đi, mỗi năm sẽ tạo ra từ 17.000- 27.000 chỗ làm mới. |
Trong khi đó, đánh giá về tác động của Hiệp định CPTPP với cơ hội việc làm của người lao động, ông Đào Quang Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội cho biết: Việc đưa nội dung lao động vào các hiệp định thương mại tự do (FTA) không phải là mới, mà đã xuất hiện từ năm 1995.
Từ năm 2011 đến nay, đã có hàng chục nghiên cứu cơ bản đánh giá về tác động việc tham gia các FTA, trong đó có CPTPP, đối với Việt Nam. Đối với lĩnh vực việc làm, Viện Khoa học Lao động và Xã hội cũng tiến hành một nghiên cứu trong thời gian gần đây trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu tác động về mặt kinh tế thương mại đối với Việt Nam khi tham gia các FTA.Theo đó, về khía cạnh lao động, việc làm và các vấn đề xã hội, khi tham gia CPTPP, từ năm 2020 trở đi, mỗi năm sẽ tạo ra từ 17.000 - 27.000 chỗ làm mới.
Đối với Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) sẽ ở mức khoảng 18.000 - 19.0000 việc làm. Về chất lượng việc làm, thời gian đầu tham gia, số lao động có tay nghề thấp tăng nhanh hơn, nhưng những năm sau, tỷ lệ lao động có kỹ năng sẽ tăng lên, thể hiện ở số việc làm với lao động có trình độ kỹ thuật nhiều hơn.Việc tham gia các FTA cũng tác động đến vấn đề tiền lương theo hướng tích cực. Những ngành, nghề sử dụng nhiều lao động sẽ được hưởng lợi nhiều gồm: Dệt may, da giày, chế biến thực phẩm, thủy sản, sản xuất đồ gỗ, lắp ráp điện tử.
Do tạo thêm việc làm, các FTA cũng góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập nói chung cho người lao động. "Bên cạnh đó cũng sẽ xuất hiện phân hóa về tiền lương giữa khu vực doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), giữa lao động có trình độ cao với trình độ thấp. Đòi hỏi cần phải điều chỉnh các chính sách về việc làm, đào tạo nghề, an sinh xã hội”- ông Đào Quang Vinh nói.
Cơ hội khi tham gia CPTPP là rất rõ ràng, tuy nhiên theo ông Đào Quang Vinh, vẫn có không ít những thách thức. Thách thức lớn nhất là làm thế nào tận dụng được những cơ hội mà hiệp định thương mại mang lại, chuẩn bị nguồn nhân lực thế nào để có thể đáp ứng yêu cầu.
Chia sẻ về sự sẵn sàng của doanh nghiệp ông Vinh cho hay, khảo sát cho thấy, hiện nay rất nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nắm rõ các cam kết CPTPP. Điều đó chứng tỏ sự sẵn sàng tham gia CPTPP của doanh nghiệp chưa cao. “Điều này cần sớm thay đổi, vì chúng ta sẽ bị ảnh hưởng bởi 'tác động kép' là công nghiệp 4.0 và các hiệp định sẽ khiến cơ cấu việc làm sẽ thay đổi nhanh.
Các doanh nghiệp phải tăng khả năng cạnh tranh, tăng năng lực sản xuất và tăng năng suất lao động, đổi mới công nghệ. Cần phải tận dụng các cơ hội, chuẩn bị tốt nguồn nhân lực nhất là lao động chất lượng cao để nâng sức cạnh tranh, hàng hóa làm ra phải thật tốt để có thể vào được các thị trường trong khu vực CPTPP", TS. Đào Quang Vinh nhấn mạnh.
“Trong Hiệp định CPTPP, Việt Nam cam kết cho phép người lao động được quyền thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp. Tổ chức này sau khi tự thành lập có hai sự lựa chọn: Một là tự nguyện tham gia vào hệ thống Tổng LĐLĐ Việt Nam; hai là đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để hoạt động độc lập. Cụ thể đăng ký với Cục Quan hệ lao động và tiền lương thuộc Bộ LĐTBXH. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành các quy trình đăng ký, tổ chức của người lao động chỉ được hoạt động thuần túy với tư cách là tổ chức đại diện bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động tại doanh nghiệp đó. Vì thế, tổ chức này không được phép hoạt động ngoài phạm vi doanh nghiệp cũng như không được phép thực hiện bất kỳ hoạt động gì ngoài phạm vi quan hệ lao động”- ông Nguyễn Mạnh Cường cho hay. |
Ngọc Tú
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Đời sống 23/10/2024 16:06
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần
Đời sống 25/09/2024 22:33
Từ 1/7/2025, tạm dừng hưởng lương hưu với người xuất cảnh trái phép
Đời sống 23/09/2024 10:31
Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 đề xuất được nghỉ 9 ngày
Đời sống 17/09/2024 13:40