Sắp ban hành bộ quy tắc ứng xử cho người Hà Nội

Người dân ở nơi công cộng sẽ phải chấp hành nội quy, tôn trọng, thân thiện, đoàn kết, chia sẻ... Bộ khung quy tắc ứng xử của thành phố Hà Nội đang được gấp rút hoàn thiện và sẽ thí điểm ngay năm 2015.

Dự thảo Bộ khung quy tắc ứng xử đưa ra các tiêu chí cụ thể với 6 nhóm gồm: cơ quan hành chính sự nghiệp, trường học, bệnh viện, doanh nghiệp, khu dân cư và nơi công cộng.

Với mỗi nhóm sẽ có những quy tắc riêng, ví dụ nhóm người dân nơi công cộng cần: Chấp hành nội quy, quy định; Tôn trọng, thân thiện; Văn minh, lịch sự; Đoàn kết, chia sẻ; Bảo vệ di tích lịch sử, cảnh quan, môi trường; Ý thức phê phán những hành vi vi phạm quy định.

Với nhóm doanh nghiệp, cần: Tôn trọng đạo đức kinh doanh; Coi trọng chữ tín; Công bằng; Tôn trọng; Chia sẻ lợi ích và trách nhiệm xã hội.

Ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở Văn hóa cho biết, đề án “Xây dựng hệ thống quy tắc ứng xử trong cơ quan, đơn vị cộng đồng dân cư thành phố Hà Nội” đã được UBND thành phố thông qua và đang chờ duyệt lần cuối trước khi đưa ra thí điểm với một số nhóm. “Thành phố sẽ vừa thí điểm vừa tiếp tục lắng nghe, tiếp thu ý kiến đóng góp để chỉnh sửa và áp dụng cho tất cả các nhóm đối tượng”, ông Động nói.

Lãnh đạo ngành văn hóa thủ đô cho rằng, Bộ quy tắc ứng xử không phải văn bản quy phạm, nên nếu nói bắt buộc thực hiện thì không đúng. Tuy nhiên, các giai đoạn tiếp theo của đề án sẽ đưa ra những chế tài với các hành vi ứng xử không đúng quy tắc, ví dụ vứt rác ra đường, nói tục...

Đại diện đơn vị thực hiện dự án, TS Mai Anh (Khoa Quốc tế, ĐH Quốc gia Hà Nội) cho hay, Bộ khung quy tắc là định hướng chung nhất cho từng đối tượng. Từ bộ khung này, từng đơn vị cụ thể phải xây dựng bộ quy tắc phù hợp với bộ chuẩn mực chung của thành phố.

Theo TS Mai Anh, Bộ khung quy tắc đã qua nhiều giai đoạn lấy ý kiến đóng góp của chuyên gia, các đối tượng điều chỉnh của đề án. “Đến nay nội dung của Bộ khung quy tắc đảm bảo tiêu chí ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thực hiện; đã xây dựng được các chuẩn mực chung áp dụng cho tất cả đối tượng trên địa bàn thành phố Hà Nội”, đơn vị viết đề án thông tin.

Những chuẩn mực chung được nói tới là tuân thủ quy định của hiến pháp và pháp luât; đáp ứng các chuẩn mực về mặt giá trị của người Việt Nam; giá trị chuẩn mực chung mà thành phố Hà Nội đang mong muốn, đó là thanh lịch và văn minh.

TS Mai Anh cho biết thêm: “Các quy tắc cụ thể này đã được chắt lọc về mặt ngôn từ, sự phù hợp với từng đối tượng và mang các tiêu chí dễ đánh giá, đo lường trong quá trình triển khai thực tế”.

Trước đó, để có cơ sở xây dựng đề án, Khoa Quốc tế, ĐH Quốc gia Hà Nội và Sở Văn hóa đã thực hiện điều tra với hình thức phát phiếu (6.300 phiếu) về thực trạng văn hóa ứng xử của 6 nhóm đối tượng nêu trên.

Kết quả cho thấy, những hành vi ứng xử không phù hợp của người dân ở nơi công cộng là: vi phạm lấn chiếm không gian công cộng; viết bậy, bôi bẩn lên các công trình công cộng; gây tiếng ồn, say rượu đánh nhau, gây mất trật tự công cộng; chen lấn xô đẩy khi xếp hàng tham gia các dịch vụ công cộng.

Nguyên nhân của những hành vi trên được chỉ ra là do nhận thức, ý thức của người dân khi tham gia dịch vụ nơi công cộng còn yếu; công tác giáo dục, định hướng về hành vi ứng xử nơi công cộng chưa được quan tâm; do thói quen lối sống; các chế tài, quy định xử phạt còn thiếu; chưa có bộ quy tắc úng xử cho người dân ở nơi công cộng.

Dự thảo Bộ khung quy tắc đưa ra các tiêu chí cụ thể với 6 nhóm đối tượng cụ thể như sau:

 Quy tắc ứng xử đối với lãnh đạo cơ quan/tổ chức: Gương mẫu; Đảm bảo công bằng, dân chủ, công khai, minh bạch; Lắng nghe; Tận tâm với công việc; Thực hành tiết kiệm; Xây dựng tập thể đoàn kết.

 Với thầy, cô giáo: Thương yêu, vị tha, đối xử công bằng; Nhân ái, chia sẻ, cảm thông; Thân thiện, thấu hiểu; Gương mẫu; Yêu nghề, ham học hỏi; Bảo vệ lẽ phải; Tác phong, cử chỉ, trang phục phù hợp với môi trường học đường.

 Người dân nơi công cộng: Chấp hành nội quy, quy định; Tôn trọng, thân thiện; Văn minh, lịch sự; Đoàn kết, chia sẻ; Bảo vệ di tích lịch sử, cảnh quan, môi trường; Ý thức phê phán những hành vi vi phạm quy định.

    Quy tắc ứng xử đối với y, bác sĩ, cán bộ nhân viên y tế: Thực hiện các chuẩn mực y đức; Kiên nhẫn, cảm thông, tận tình, chu đáo; Tôn trọng, đúng mực trong giao tiếp; Cung cấp thông tin và chỉ dẫn đầy đủ, cụ thể; Không phân biệt đối xử, tận tâm và trách nhiệm với công việc

    Các chuẩn mực ứng xử tối thiểu doanh nghiệp: Tôn trọng đạo đức kinh doanh; Coi trọng chữ tín; Công bằng; Tôn trọng; Chia sẻ lợi ích và trách nhiệm xã hội.

    Ứng xử tại khu dân cư: Tôn trọng; Chân thành, cởi mở; Cảm thông, chia sẻ; Thân ái, đoàn kết; Bình đẳng; Trách nhiệm; Các quy tắc ứng xử cụ thể.

Theo Võ Hải/VnExpress

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV

Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV

(LĐTĐ) Ngày 5/11, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô đã diễn ra phiên chính thức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV năm 2024 với sự tham dự của 250 đại biểu chính thức đại diện cho cộng đồng các dân tộc trên địa bàn Thủ đô.
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

(LĐTĐ) Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công, kế hoạch tài chính... sáng 5/11, đại biểu Nguyễn Quang Huân đề nghị tiến hành giám sát các quỹ để có đánh giá cụ thể, đảm bảo quản lý, sử dụng một cách hiệu quả.
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện

Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 5405/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn Thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện.
Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?

Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?

(LĐTĐ) FPT Play vừa chính thức trở thành đơn vị phát sóng độc quyền Bán kết và Chung kết Miss Universe 2024 tại Việt Nam sau khi đàm phán thành công với Tổ chức Miss Universe (MUO). Chương trình sẽ được trực tiếp từ 9 giờ sáng các ngày 15/11 và 17/11 trên hệ thống FPT Play.
Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả

Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả

(LĐTĐ) Thời gian qua, các phong trào thi đua nói chung, trong đó có phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” đã được Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội triển khai sâu rộng, đạt hiệu quả thiết thực. Để hiểu rõ hơn về những kết quả đã đạt được cũng như phương hướng tiếp tục đẩy mạnh, phát triển phong trào trong thời gian tới, phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Lê Đình Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội.
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024

Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/12/2024, Thị xã Cửa Lò sẽ chính thức không còn là một đơn vị hành chính cấp huyện của Nghệ An, mà sẽ nhập vào và trở thành một phần của Thành phố Vinh
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

(LĐTĐ) Để giảm chi thường xuyên, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, đơn vị giảm công tác phí, chi tiêu ở các hội nghị, hội thảo, tiếp khách. Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, trong năm nay, Chính phủ cũng đã trình là cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên.

Tin khác

Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

(LĐTĐ) “Siêu mỏng, siêu méo” là cụm từ quen thuộc để gọi những căn nhà hầu hết đều mọc lên sau khi giải phóng mặt bằng, mở rộng các tuyến đường. Trong nỗ lực để xóa bỏ tình trạng này, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định 61 quy định về một số nội dung thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn, trong đó có nêu rõ phương án đối với các ngôi nhà với diện tích còn lại quá nhỏ sau khi triển khai thực hiện dự án.
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng

TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng

(LĐTĐ) Thực hiện Chỉ thị số 23 (ban hành ngày 25/7/2019) của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong tháng 10/2024, Thanh tra Sở Xây dựng Thành phố đã phối hợp các đơn vị liên quan kiểm tra 6.166 lượt, phát hiện 31 trường hợp công trình vi phạm trật tự xây dựng, tăng 7 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023 (tăng 29,2%).
Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm

Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, huyện Thanh Trì đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng của 10 dự án, phê duyệt phương án thu hồi đất được một phần của 20 dự án, đạt 130% so với thời điểm cùng kỳ năm 2023.
Đồng Nai: Nước sông dâng cao khiến nhiều nhà dân bị ngập nặng

Đồng Nai: Nước sông dâng cao khiến nhiều nhà dân bị ngập nặng

(LĐTĐ) Đến chiều ngày 29/10, dù nước tại một số khu vực ở phường Phước Tân, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai đã rút nhưng nhiều nơi nhà dân vẫn còn bị ngập sâu.
Cảnh sát trật tự Công an thành phố Hà Nội triển khai hiệu quả nhiệm vụ công tác

Cảnh sát trật tự Công an thành phố Hà Nội triển khai hiệu quả nhiệm vụ công tác

(LĐTĐ) Trong tháng 10/2024, lực lượng Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh Công an thành phố Hà Nội đã triển khai hiệu quả các nhiệm vụ công tác và đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.
TP.HCM: Thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND các quận, huyện

TP.HCM: Thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND các quận, huyện

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có tờ trình số 6520 đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép UBND Thành phố thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND các quận, huyện.
Quyết tâm xây dựng Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh trật tự, văn minh đô thị

Quyết tâm xây dựng Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh trật tự, văn minh đô thị

(LĐTĐ) Việc triển khai xây dựng "Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thị" trên địa bàn quận Ba Đình (Hà Nội) đã khẳng định sự lan tỏa mạnh mẽ tinh thần Nghị quyết số 12 của Bộ Chính trị. Đây là tiền đề quan trọng để xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; là nền tảng cho việc giữ vững an ninh trật tự từ sớm, từ xa, từ cơ sở, vì nhân dân phục vụ.
100% hộ dân đồng thuận bàn giao mặt bằng mở rộng phố Nguyễn Tuân

100% hộ dân đồng thuận bàn giao mặt bằng mở rộng phố Nguyễn Tuân

(LĐTĐ) Với những nỗ lực tuyên truyền, vận động của lực lượng chức năng quận Thanh Xuân (Hà Nội), đến nay, 100% các hộ gia đình, cá nhân đã đồng thuận bàn giao mặt bằng trước thời điểm cưỡng chế thực hiện dự án mở rộng theo quy hoạch tuyến phố Nguyễn Tuân.
Bắt đầu giải phóng mặt bằng phục vụ mở rộng phố Nguyễn Tuân

Bắt đầu giải phóng mặt bằng phục vụ mở rộng phố Nguyễn Tuân

(LĐTĐ) Sáng 14/10, lực lượng chức năng của UBND quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã tiến hành thu hồi đất, khẩn trương bàn giao mặt bằng để thực hiện Dự án Cải tạo, mở rộng tuyến phố Nguyễn Tuân, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân.
Nỗ lực vận động các hộ dân bàn giao mặt bằng phục vụ dự án mở rộng đường Nguyễn Tuân

Nỗ lực vận động các hộ dân bàn giao mặt bằng phục vụ dự án mở rộng đường Nguyễn Tuân

(LĐTĐ) Liên quan đến công tác công tác tuyên truyền, vận động các hộ dân chấp thuận bàn giao mặt bằng phục vụ dự án mở rộng đường Nguyễn Tuân, tính đến 19h ngày 13/10, đã có 155/160 hộ dân ký biên bản bàn giao mặt bằng.
Xem thêm
Phiên bản di động