Lần đầu tiên đấu giá tranh không phải do… con người vẽ
Đẩy mạnh công tác tranh tra, kiểm tra tại các tổ chức bán đấu giá tài sản | |
Đấu giá tác phẩm tâm đắc của họa sĩ Lê Thiết Cương làm từ thiện |
Nhà đấu giá Christie - một trong những nhà đấu giá lớn hàng đầu thế giới - đã vừa chào bán một bức tranh được vẽ bởi trí tuệ nhân tạo. Đây là lần đầu tiên Christie thực hiện điều này: chào bán một bức họa không phải được vẽ bằng xúc cảm của họa sĩ mà bằng những thuật toán được lập trình.
Bức tranh chân dung khắc họa một người đàn ông có tên Edmond De Belamy |
Vào tháng 10 này, Christie sẽ mở cuộc đấu giá tại New York (Mỹ), trong đó có một bức tranh chân dung khắc họa một người đàn ông có tên Edmond De Belamy, đây là một trong 11 bức chân dung khắc họa những thành viên trong gia đình Belamy.
Người đàn ông có tên Edmond được khắc họa trong bộ trang phục gồm áo khoác đen và áo sơ mi trắng, gương mặt của ông Edmond được khắc họa một cách mơ hồ. Bức tranh thậm chí gợi cảm giác cho người xem rằng dường như nó chưa được tác giả hoàn tất.
Loạt tranh chân dung của gia đình Belamy |
Sự thật là người đàn ông có tên Edmond không tồn tại, cả gia đình Belamy cũng vậy, đó là những con người giả tưởng. Những bức chân dung khắc họa các thành viên trong gia đình Belamy cũng không phải được họa sĩ thực hiện mà là bởi trí tuệ nhân tạo.
Khi bức tranh này được đem ra đấu giá, nhà đấu giá Christie sẽ trở thành nhà đấu giá đầu tiên rao bán một tác phẩm nghệ thuật được thực hiện bởi trí tuệ nhân tạo. Sự kiện này được xem là một dấu mốc đánh dấu sự gia nhập của công nghệ hiện đại vào một lĩnh vực vốn được đặc trưng bởi sức sáng tạo của con người.
Những bức chân dung khắc họa gia đình Belamy được thực hiện bởi một nhóm nghiên cứu có tên Obvious, họ nhập vào trong kho dữ liệu của trí tuệ nhân tạo khoảng 15.000 bức chân dung được các họa sĩ thực hiện từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 20, để từ đó hệ thống sẽ thực hiện các thuật toán và tạo ra những hình ảnh chân dung của riêng mình.
Chân dung hai thành viên trong gia đình Belamy |
Hiện tại, mức giá được kỳ vọng dành cho bức chân dung của Edmond De Belamy nằm trong khoảng từ 7.000 - 10.000 euro. Số tiền bán tranh sẽ được nhóm nghiên cứu tái đầu tư vào việc nghiên cứu trí tuệ nhân tạo.
Bức tranh chân dung không được ký bằng tên họa sĩ như thường thấy mà bằng một phương trình toán học. Nhóm nghiên cứu chia sẻ rằng trí tuệ nhân tạo sẽ không thể thay thế con người trong sáng tạo nghệ thuật nhưng với công nghệ ngày càng hiện đại, trí tuệ nhân tạo sẽ có thể trở thành công cụ mới đắc lực để tối ưu hóa năng lực sáng tạo của con người.
Theo Bích Ngọc/ dantri.com.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40