Sàng lọc trước sinh, chuyện không phải của bà bầu
Trong thời gian mang thai chị đã mạnh dạn đi khám nhưng buồn cho chị là các bác sĩ chẩn đoán thai nhi có độ dày da gáy lớn như vậy dễ bị dị tật, các bác sĩ đề nghị chị làm thêm chẩn đoán chọc nước ối. Tìm hiểu kỹ thì thấy rằng, việc chọc nước ối có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
Thêm nữa, chị tự an ủi, lần sinh trước đã sinh được con khỏe mạnh, cả hai vợ chồng chị và gia đình đều không có tiền sử bệnh tật, thành thử chị đã bỏ qua. Kết quả, con chị sinh ra không bình thường như bao đứa trẻ khác. Giờ nhìn con mà chị rớt nước mắt, giá mà nghe lời bác sĩ, có thể chị đã cứu được con.
Một trường hợp khác cũng oái oăm không kém. Chị Thanh ( Hai Bà Trưng, Hà Nội) mang bầu con thứ 2. Lần mang thai này, chị cũng rất chăm chỉ đi khám tại một phòng khám sản phụ khoa trên đường Thái Thịnh. Khi mang thai ở tuần thứ 16, bác sĩ tư vấn cho chị làm sàng lọc trước sinh, nhưng chị nghĩ, mấy lần siêu âm đều kết luận thai phát triển bình thường nên chị quyết định không làm vừa đỡ tốn tiền, lại đỡ hại thai.
Thế nhưng ngày chị sinh cũng là ngày bi kịch của gia đình. Bé sinh ra trong tình trạng thiếu cân, non tháng, sứt môi và suy tim nặng. “ Chừng ấy ngày con sinh ra, là chừng ấy thời gian tôi cùng con ở lại viện. Giá như tôi biết trước…” – chị Thanh ngậm ngùi nói.
Trường hợp của hai chị điển hình cho tâm lý của các bà mẹ khi mang thai, nghe đến sàng lọc trước sinh đa phần đều lo ngại. Bởi trong trường hợp xấu nhất, họ phải đứng trước tình huống quyết định bỏ đi giọt máu của mình. Điều đó là quá khó khăn, chẳng khác nào tự tay giết con mình. Vậy nên, dù được khuyến cáo sàng lọc trước sinh là quan trọng, là cần thiết thì đại đa số các bà mẹ đều tặc lưỡi cho qua.
Khảo sát tại Trung tâm Chẩn đoán và Sàng lọc sơ sinh (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội) cho thấy: Đa số các sản phụ đến khám khi được hỏi đều trả lời khám để cho biết chứ chưa có ý thức sàng lọc bệnh. Họ cho rằng, bước được đến đây đã là dũng cảm hơn các bà mẹ khác, bởi nhiều người dù biết là cần thiết nhưng còn băn khoăn. Và một thực tế đáng buồn là, chính tâm lý băn khoăn của các bà mẹ như vậy mà ở nước ta số trẻ sinh ra bị dị tật là khá cao.
Theo thống kê của Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) thì ở Việt Nam mỗi năm có hơn 1 triệu trẻ em được sinh ra. Trong đó khoảng 22.000-30.000 trẻ bị dị tật bẩm sinh ở nhiều dạng bệnh khác nhau như: 1.400-1.800 trẻ bị down (Trisomy 21); 10.000-20.000 trẻ bị thiếu men G6PD; 2.200 trẻ mắc tan máu bẩm sinh thể nặng; 200-250 trẻ bị hội chứng ewards (Trisomy 18); 1.000-1.500 trẻ bị dị tật ống thần kinh; 300-400 trẻ bị suy giáp bẩm sinh... Những con số này quả là đáng báo động và dự báo sẽ còn cao hơn nữa nếu như biện pháp sàng lọc trước sinh và sơ sinh vẫn còn bị… thờ ơ.
GS.TS Nguyễn Đức Vy – nguyên Giám đốc bệnh viện phụ sản Trung ương, Chủ tịch Hội sản phụ khoa Việt Nam cho biết, còn nhiều sản phụ do không khám sức khỏe toàn diện nên cơ thể tiềm ẩn nhiều bệnh lý khác (như tim mạch, huyết áp, thận, gan, vv…). Tất cả những bệnh lý này đều trở thành nguy cơ đối với sản phụ và thai nhi.
GS Vy cho rằng, điều quan trọng trong thời điểm hiện tại (bên cạnh những nỗ lực của ngành y tế) là cần tuyên truyền kiến thức khoa học đến các bà mẹ để họ thay đổi nhận thức, hành vi, giúp họ có được một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn. GS cũng nhấn mạnh rằng khám thai không phải là chỉ có siêu âm mà còn phải bao gồm rất nhiều bước khác như làm xét nghiệm máu, nước tiểu, đo huyết áp, cân nặng, khai thác tiền sử sinh sản và sức khỏe của người bệnh, trong đó việc sàng lọc trước sinh là việc làm cần thiết tránh sinh ra những đứa trẻ mang dị tật cả đời.
Phương An
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38