Rút gọn quy định văn bằng, chứng chỉ trong công tác tổ chức, cán bộ: Việc cần làm ngay

(LĐTĐ) Chưa khi nào tại Hội trường Quốc hội, vấn đề quy định bằng cấp, chứng chỉ trong công tác tổ chức, công tác cán bộ, nâng lương, thi nâng ngạch lại được các đại biểu thảo luận sôi nổi và tỏ ra không hài lòng với “rừng” văn bản hiện tại. Tựu chung, các đại biểu đề nghị đã đến lúc cũng phải “cải cách hành chính” trong công tác cán bộ, nâng lương, thi nâng ngạch công chức, viên chức theo hướng gọn nhẹ để đạt mức “hồng- chuyên”.
rut gon quy dinh van bang chung chi trong cong tac to chuc can bo viec can lam ngay Nhiều ý kiến ủng hộ, lắm góp ý băn khoăn
rut gon quy dinh van bang chung chi trong cong tac to chuc can bo viec can lam ngay Chấn chỉnh việc cấp văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận
rut gon quy dinh van bang chung chi trong cong tac to chuc can bo viec can lam ngay Giữ văn bằng gốc của người lao động là sai quy định

Câu chuyện của hiện tại

Quy đinh bằng cấp là cần thiết, song quy định thế nào để giữ đúng nguyên tắc “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý”, không phức tạp hóa quy trình chuẩn hóa, bổ nhiệm mà vẫn có được cán bộ quản lý, đội ngũ chuyên môn giỏi là điều cần xem xét.

rut gon quy dinh van bang chung chi trong cong tac to chuc can bo viec can lam ngay
Hiện nay công chức, viên chức đang phải tham gia các lớp học để đáp ứng yêu cầu văn bằng, chứng chỉ (ảnh mang tính minh họa)

Có một thức tế ở nước ta hiện nay, đa số ở các cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội, ngoài bằng đại học, muốn được bổ nhiệm ở vị trí quản lý (không xét các cơ quan nghiên cứu, đào tạo), điều kiện cần là viên chức, công chức phải nên có thêm văn bằng thạc sĩ, có khi đến bậc tiến sĩ. Còn ở góc độ chính trị, để được đề bạt, quy hoạch và sắp xếp cán bộ quản lý, lãnh đạo ở cấp phòng, ban thì điều kiện đủ phải có thêm bằng trung cấp lý luận chính trị…

Chưa hết, trong quy trình bổ nhiệm cán bộ, còn quy định cả các loại chứng chỉ ngoại ngữ, tin học và bằng quản lý chuyên ngành (lĩnh vực được bổ nhiệm). Ngay đến thi nâng ngạch lương, những người được biên chế (viên chức, công chức) trong cơ quan đòi hỏi phải có bằng tiếng Anh A1, bằng quản lý chuyên ngành, trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên. Đấy là chưa kể những bằng câp tự học để “đánh bóng” hồ sơ như cử nhân luật, cử nhân kinh tế, quản lý này, quản lý kia…

Ngay tại phiên thảo luận ở hội trường Quốc hội về dự thảo sửa đổi một số điều Luật cán bộ, công chức, viên chức, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cũng cho hay: “Trong công tác cán bộ hiện nay vẫn đòi hỏi đến 7 chứng chỉ, bằng cấp, điều kiện liên quan. Một là bằng đại học, hai là lý luận chính trị, ba là quản lý nhà nước, tư là chứng chỉ bồi dưỡng chức danh, năm là chứng chỉ tin học, sáu là chứng chỉ ngoại ngữ, bảy là chứng chỉ quốc phòng".

Lời hứa của Bộ trưởng về “bãi bỏ” những rườm rà

Theo Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân, việc quy định nhiều văn bằng, chứng chỉ gây phiền hà, thủ tục rườm rà, thời gian tới Bộ Nội vụ sẽ sửa đổi quy định. Về hướng sửa đổi, Bộ trưởng Tân cho biết, Bộ Nội vụ sẽ sửa theo hướng đơn giản thủ tục. Chẳng hạn, nếu tuyển dụng công chức, viên chức đầu vào thì sẽ có nhiều cách khác nhau, như có thể thi viết hoặc thi trên máy. Kiểm tra trình độ tin học và ngoại ngữ cũng đều trên máy, chứ không yêu cầu phải nộp kèm chứng chỉ trong hồ sơ. Cụ thể, theo Nghị quyết số 26-NQ/TW về công tác cán bộ, chúng ta sẽ thành lập hệ thống kiểm định chất lượng đầu vào thống nhất trong phạm vi cả nước, hoặc theo khu vực.

Ví dụ sẽ kiểm tra về kiến thức chuyên môn, hay kiểm tra trình độ ngoại ngữ, tin học. Khi kiểm định thì sẽ làm trên máy tính. Người đã nhận được chứng nhận đạt chất lượng đầu vào thì về địa phương chỉ cần phỏng vấn để phù hợp với từng vị trí việc làm, chứ không có việc thực hiện quy trình tuyển dụng hai lần. Theo Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân đây sẽ là cách sắp xếp quy trình thủ tục, phương pháp làm, thành lập một trung tâm để kiểm định chung cho cả khu vực, hoặc trung tâm kiểm định theo lĩnh vực cho từng ngành nghề.

Từng bước bỏ việc thi, xét nâng ngạch

Có một thực tế hiện nay, theo chiến lược về công tác quản lý nhà nước liên quan đến cán bộ và chính sách tiền lương của Chính phủ, thì đến năm 2021 sẽ không còn chế độ phụ cấp chức vụ mà trả lương theo vị trí việc làm. Tuy nhiên, hiện nay chưa có bất kỳ văn bản từ phía Bộ Nội vụ đề nghị tạm dừng, dẫn đến việc các bộ, ngành, địa phương vẫn cứ tổ chức xét nâng ngạch lương; thi chuyên viên chính.

Còn về phía Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân thì hứa, các loại văn bằng chứng chỉ để thực hiện quy trình nâng lương, nâng ngạch sẽ yêu cầu theo từng vị trí việc làm cụ thể, chứ không cào bằng như hiện nay. Ví dụ như vị trí vụ trưởng, cục trưởng, thường xuyên tham gia các hội nghị, hội thảo quốc tế thì tiêu chuẩn về chứng chỉ ngoại ngữ là bắt buộc. Cũng theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, hiện Bộ đã phê duyệt về vị trí việc làm với công chức trong các cơ quan hành chính.

Sinh thời, Bác Hồ từng dạy: “Cán bộ là gốc của mọi công việc”, bởi vậy việc áp dụng các tiêu chí bằng cấp, chứng chỉ thời gian qua không ngoài mục đích nào hơn là để siết chặt công tác quản lý cũng như nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức, viên chức. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm ưu việt, xét trong bối cảnh hiện nay khi toàn hệ thống chính trị từ Đảng, đến Chính phủ đang tích cực triển khai công tác “đơn giản hóa thủ tục hành chính”, tiến tới xây dựng nền hành chính phục vụ, nền hành chính liêm chính, lấy chất lượng thay số lượng, lấy hiệu quả công việc thay số lượng bằng cấp, chứng chỉ, một số đại biểu Quốc hội và chuyên gia cho rằng đã đến lúc ngành Tổ chức của Đảng và Bộ Nội vụ phải tổng rà soát lại các quy định văn bằng, chứng chỉ hiện tại để trình Ban Bí thư, Bộ Chính trị cho ý kiến. Tổng rà soát thế nào, tham mưu ra sao phải đáp ứng nguyên tắc cơ bản” Đảm bảo sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng, nhưng phải đơn giản hóa thủ tục bằng cấp, chỉ chú trọng bằng cấp chuyên môn và năng lực thực tế của cán bộ, công chức, viên chức…

Còn với hệ thống viên chức thì theo Nghị định 161, Chính phủ phân cấp cho bộ ngành địa phương phê duyệt đề án vị trí việc làm với từng nơi. Cụ thể, tới đây trong chính sách tiền lương theo đề án vị trí việc làm, chia làm 4 nhóm. Nhóm thứ nhất, là người có chức danh lãnh đạo, quản lý. Nhóm thứ hai, là chuyên môn nghiệp vụ. Nhóm thứ ba là chuyên môn nghiệp vụ dùng chung, có thể là thanh tra, văn phòng, tổ chức. Nhóm thứ tư là nhóm phục vụ. “Chúng ta xây dựng lại theo các nhóm này để khi xây dựng thang bảng lương sẽ gọn hơn, để trả lương theo vị trí việc làm. Khi thực hiện việc này, sẽ từng bước bỏ việc thi, xét nâng ngạch” - Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nhấn mạnh.

Đổi mới để đáp ứng tình hình mới

Nhìn lại cả “rừng quy định” về công tác cán bộ, thi tuyển, nâng ngạch lương, trong phiên trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho hay, có những quy định đã được ban hành cách đây 20 năm đến nay vẫn sử dụng, do đó không còn phù hợp với tình hình mới. “Tôi nghĩ hai mươi mấy năm rồi thì phải sửa chứ. Bộ Nội vụ xin nhận khuyết điểm này. Một quyết định mà 20 năm không sửa, để thủ tục rườm rà. Chúng tôi cam kết sẽ sửa vào năm 2020 sau khi Luật Cán bộ công chức, Luật Viên chức được sửa đổi. Thực hiện quy trình bổ nhiệm, thăng hạng, xét nâng ngạch... đúng theo quy định của Đảng, không thêm bất cứ một hồ sơ nào” - Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân hứa với các đại biểu.

Sinh thời, Bác Hồ từng dạy: “Cán bộ là gốc của mọi công việc”, bởi vậy việc áp dụng các tiêu chí bằng cấp, chứng chỉ thời gian qua không ngoài mục đích nào hơn là để siết chặt công tác quản lý cũng như nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức, viên chức.

Tuy nhiên, bên cạnh những điểm ưu việt, xét trong bối cảnh hiện nay khi toàn hệ thống chính trị từ Đảng, đến Chính phủ đang tích cực triển khai công tác “đơn giản hóa thủ tục hành chính”, tiến tới xây dựng nền hành chính phục vụ, nền hành chính liêm chính, lấy chất lượng thay số lượng, lấy hiệu quả công việc thay số lượng bằng cấp, chứng chỉ, một số đại biểu Quốc hội và chuyên gia cho rằng đã đến lúc ngành Tổ chức của Đảng và Bộ Nội vụ phải tổng rà soát lại các quy định văn bằng, chứng chỉ hiện tại để trình Ban Bí thư, Bộ Chính trị cho ý kiến. Tổng rà soát thế nào, tham mưu ra sao phải đáp ứng nguyên tắc cơ bản” Đảm bảo sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng, nhưng phải đơn giản hóa thủ tục bằng cấp, chỉ chú trọng bằng cấp chuyên môn và năng lực thực tế của cán bộ, công chức, viên chức…

Hương Phạm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bản Khát vọng tuổi trẻ do Tùng Dương hát chợt "nóng" trong những ngày lịch sử hào hùng

Bản Khát vọng tuổi trẻ do Tùng Dương hát chợt "nóng" trong những ngày lịch sử hào hùng

(LĐTĐ) Ca khúc Khát vọng tuổi trẻ, một sáng tác của nhạc sĩ Vũ Hoàng được nhiều thế hệ khán giả yêu thích trong hơn 30 năm qua, bởi giai điệu sôi động, ca từ đẹp, cổ vũ tinh thần và nhiệt huyết bên trong giới trẻ. Trong những ngày tháng lịch sử này của dân tộc, ca khúc được khán giả đặc biệt quan tâm qua tiếng hát hào hùng của nam ca sĩ Tùng Dương.
Công nghệ 6G xứng đáng để chờ đợi

Công nghệ 6G xứng đáng để chờ đợi

(LĐTĐ) Công nghệ 6G với thế hệ băng thông mở rộng, sử dụng các băng tần cao trong phạm vi 100 GHz và 300 GHz, cho phép công nghệ mới xử lý được dung lượng đáng kể và nhiều dữ liệu hơn, hứa hẹn mang lại nhiều trải nghiệm đầy bất ngờ.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội triển khai nhiều hoạt động chào mừng Tháng Công nhân 2024

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội triển khai nhiều hoạt động chào mừng Tháng Công nhân 2024

(LĐTĐ) Tháng Công nhân 2024 được Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội được triển khai với 9 hoạt động trọng tâm trong đó có nhiều hoạt động đổi mới, sáng tạo, ý nghĩa hướng đến đoàn viên, người lao động.
Phát hiện hơn 1,5 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc tại huyện Thanh Oai

Phát hiện hơn 1,5 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc tại huyện Thanh Oai

(LĐTĐ) Vụ việc do Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 11, Cục QLTT thành phố Hà Nội phối hợp với Đội 7 PC 03 Công an thành phố Hà Nội kiểm tra, phát hiện.
Central Retail nỗ lực chung tay phát triển nhân lực trong ngành bán lẻ tại Việt Nam

Central Retail nỗ lực chung tay phát triển nhân lực trong ngành bán lẻ tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 3/5, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tập đoàn Central Retail đã ký kết Biên bản hợp tác với Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại (trực thuộc Bộ Công Thương), nhằm cụ thể hóa nội dung hợp tác giữa Bộ Công Thương và Tập đoàn Central Retail về đào tạo nhân lực ngành bán lẻ.
Dự báo thời tiết ngày 4/5: Hà Nội có mưa rào và dông vài nơi

Dự báo thời tiết ngày 4/5: Hà Nội có mưa rào và dông vài nơi

(LĐTĐ) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia (Tổng cục khí tượng thủy văn), dự báo thời tiết ngày 4/5, khu vực Hà Nội có mây, có mưa rào và dông vài nơi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội hưởng ứng Tháng An toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội hưởng ứng Tháng An toàn, vệ sinh lao động năm 2024

(LĐTĐ) Hưởng ứng Tháng An toàn, vệ sinh lao động năm 2024, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đặt mục tiêu hoàn thành 6 nhiệm vụ trọng tâm.

Tin khác

Ngộ độc thực phẩm gia tăng, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ngăn ngừa, xử lý

Ngộ độc thực phẩm gia tăng, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ngăn ngừa, xử lý

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 44/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương triển khai các biện pháp ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên

(LĐTĐ) Ngày 3/5, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã đến thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên tại quận Ba Đình.
Người dân Điện Biên háo hức đón chờ Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Người dân Điện Biên háo hức đón chờ Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng nay (3/5), đông đảo người dân tỉnh Điện Biên đã đến xem và cổ vũ nồng nhiệt các lực lượng diễu binh, diễu hành tại chương trình sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
Sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 3/5, tại sân vận động tỉnh Điện Biên, thành phố Điện Biên Phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước tổ chức sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024)
Quận Tây Hồ: Giao lưu nhân chứng lịch sử tham gia kháng chiến chống Pháp

Quận Tây Hồ: Giao lưu nhân chứng lịch sử tham gia kháng chiến chống Pháp

(LĐTĐ) Ngày 3/5, Quận ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân (UBND), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gặp mặt, giao lưu nhân chứng lịch sử tham gia kháng chiến chống Pháp.
Đồng chí Hoàng Đình Giong: Lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam

Đồng chí Hoàng Đình Giong: Lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam

(LĐTĐ) Cuộc đời cách mạng của đồng chí Hoàng Đình Giong là một trang sử vẻ vang, tấm gương của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tư chất cao đẹp của người chiến sỹ cộng sản yêu nước. Với tinh thần tự học, tự rèn luyện, bằng nhiệt huyết xông pha trong thực tiễn hoạt động cách mạng phong phú, đồng chí là nhà hoạt động cách mạng chân chính, cán bộ lãnh đạo tài năng của Đảng ta, quân đội ta.
Từ ngày 1/7, chỉ sử dụng tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Từ ngày 1/7, chỉ sử dụng tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị để thống nhất sử dụng một tài khoản duy nhất là VNeID trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến từ ngày 1/7/2024.
Thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra thị trường vàng

Thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra thị trường vàng

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng, các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng.
Công an Nghệ An tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng Hành động về ATVSLĐ

Công an Nghệ An tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng Hành động về ATVSLĐ

(LĐTĐ) Sáng ngày 3/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân, Thánh hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024
Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành các hoạt động của Quốc hội

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành các hoạt động của Quốc hội

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
Xem thêm
Phiên bản di động