Nhiều ý kiến ủng hộ, lắm góp ý băn khoăn
Còn nhiều băn khoăn
Dự thảo Thông tư ban hành Quy định nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục đại học, gồm: Bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và bằng tiến sĩ danh dự. Theo Dự thảo này, những nội dung chính được ghi trên văn bằng giáo dục đại học gồm: Tên văn bằng theo từng trình độ đào tạo, tên cơ sở giáo dục cấp văn bằng, tên của người được cấp văn bằng... Dự thảo cũng cho phép các cơ sở đào tạo được bổ sung thêm nhiều nội dung khác phù hợp với quy định pháp luật.
Theo Dự thảo Thông tư ban hành Quy định nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục đại học, bằng tốt nghiệp đại học sẽ không ghi xếp loại và loại hình đào tạo. (Ảnh minh họa) |
Nếu so với quy định cũ thì ở Dự thảo mới, bằng tốt nghiệp sẽ không ghi hình thức xếp loại tốt nghiệp (giỏi, khá...); không thể hiện loại hình đào tạo (chính quy, tại chức...) như hiện nay. Điều này khiến nhiều người lo ngại về sự cào bằng, làm giảm động lực phấn đấu của người học. Theo bạn Phạm Minh Phúc (Sinh viên năm 3, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông), điểm số chỉ đánh giá một phần năng lực của sinh viên ở thời điểm hiện tại, không nên lấy đó làm thước đo cho cả đời đi xin việc. Phần khác, điểm số khiến sinh viên học hành áp lực hơn rất nhiều. Tuy nhiên, sự áp lực đó giống như khuôn khổ để sinh viên tự rèn mình, tự cố gắng mỗi ngày trên giảng đường. Do vậy, muốn bỏ ghi xếp loại trong bằng tốt nghiệp thì bản thân sinh viên phải tự giác học và quan trọng hơn là các nhà tuyển dụng không còn coi trọng bằng cấp thì tự nhiên giá trị xếp loại của tấm bằng lúc đó sẽ biến mất.
Cùng quan điểm này, bạn Nguyễn Thu Huyền (đang học cao học tại Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết: “Cơ chế tuyển dụng hiện nay thì bằng cấp không phải yếu tố quyết định nhiều nhưng nếu để học tốt và chưa tốt cũng chỉ một tấm bằng có giá trị như nhau thì tôi thấy chưa phù hợp với Việt Nam hiện nay. Tôi tốt nghiệp đại học bằng giỏi nhưng hiện nay học thạc sĩ không xếp loại nên cũng “chây ì” hơn. Học viên lớp cao học của tôi cũng hay nói với nhau rằng có xếp loại đâu mà cần điểm cao, chẳng ai quan tâm bảng điểm cả, cứ qua môn là được. Vì thế, tôi lo sợ suy nghĩ cào bằng, vàng - thau lẫn lộn”.
Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Chứ (Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp) cho rằng, việc thay đổi là phù hợp với xu thế thế giới. Tuy nhiên, xét về thực tế hiện nay có rất nhiều băn khoăn. Thực trạng đào tạo và chuẩn “đầu ra” ở các loại hình đào tạo gồm chính quy, vừa học vừa làm và đào tạo từ xa ở Việt Nam đang không có sự tương đồng về chất lượng cho dù là giảng dạy cùng một chương trình, cùng giảng viên, cùng các điều kiện tiếp nhận kiến thức... Để giảm sự chênh lệch này cần một khoảng thời gian dài và đòi hỏi sự nỗ lực từ chính nhà trường trong việc tuân thủ nghiêm túc các quy định về điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo. Do vậy, hiện tại, việc xếp loại tốt nghiệp vẫn là cần thiết để tạo động lực cho sinh viên.
Phù hợp với xu thế
Ở một góc độ khác, nhiều ý kiến lại đồng tình với Dự thảo Thông tư. Theo ý kiến của một số trường dân lập, thực tế các trường vẫn cấp bằng tốt nghiệp đồng thời cả bảng điểm, quá trình học tập của sinh viên. Do đó, việc in xếp loại trên bằng là không cần thiết, nhà tuyển dụng cần thêm thông tin thì có thể xem bảng điểm.
Dự kiến ngoài thông tin cá nhân, phụ lục văn bằng sẽ có thông tin về quá trình đào tạo và cấp bằng gồm: Tên cơ sở giáo dục đại học, ngành đào tạo, chuyên ngành đào tạo, nơi tổ chức đào tạo, ngôn ngữ giảng dạy, thời gian đào tạo, hình thức đào tạo, kết quả học tập, tên học phần hoặc môn học, số tín chỉ của từng học phần hoặc môn học, điểm học phần hoặc môn học, tổng số tín chỉ tích lũy, điểm xếp loại tốt nghiệp… Với những thông tin như thế này, các đơn vị tuyển dụng hoàn toàn có đủ căn cứ sàng lọc trong quá trình xét hồ sơ tuyển dụng. Và như vậy, để có cơ hội có việc làm, người học vẫn cần cố gắng. |
Bạn Phạm Thị Lê Na (Cựu sinh viên Đại học Dược Hà Nội) cho rằng, việc không ghi xếp loại tốt nghiệp trên bằng tốt nghiệp đại học sẽ giúp nhà tuyển dụng nhìn kỹ vào bảng điểm hơn. “Cá nhân tôi rất đồng tình với Dự thảo. Thực tế, khi đi làm đòi hỏi khả năng thích ứng tốt với môi trường xung quanh. Nếu chỉ có học lực giỏi mà không có kỹ năng cần thiết, thái độ đủ tốt để thích ứng thì rất nhanh sẽ bị đào thải. Điều này lý giải tại sao rất nhiều sinh viên ra trường có bằng đại học loại giỏi cũng bị thất nghiệp. Hiện nay, tất cả các trường đại học đều cấp bằng tốt nghiệp trong khi chất lượng đào tạo khác nhau, chương trình khác nhau. Ghi xếp loại trên bằng, nếu nhà tuyển dụng không tìm hiểu kỹ thì sẽ thiệt thòi cho sinh viên những trường có đánh giá chặt chẽ” - Lê Na chia sẻ.
Theo ông Mai Văn Trinh (Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT), việc xây dựng các nội dung của Dự thảo dựa trên quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, có hiệu lực từ ngày 1/7/2019. Theo đó, Luật quy định đối với giáo dục đại học, người học khi tốt nghiệp sẽ được cấp đồng thời bằng và phụ lục văn bằng. Trong quá trình xây dựng Dự thảo Thông tư, Ban soạn thảo đã tham khảo văn bằng của hơn 20 quốc gia. Quy định như trong Dự thảo Thông tư về nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục đại học là phù hợp với thông lệ của nhiều nước trên thế giới, đảm bảo sự hội nhập của giáo dục đại học Việt Nam với các nước.
Cũng theo ông Mai Văn Trinh, Dự thảo “Thông tư ban hành Quy định nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục đại học” chỉ quy định nội dung chính ghi trên văn bằng. Bộ GD&ĐT đang hoàn thiện Dự thảo “Thông tư ban hành Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân”, trong đó có quy định về phụ lục văn bằng.
Dự thảo Thông tư ban hành Quy định nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục đại học đang trong quá trình lấy ý kiến rộng rãi. “Bộ GD&ĐT sẽ nghiêm túc tiếp thu các ý kiến phù hợp để hoàn thiện Thông tư có chất lượng và tính khả thi cao để đưa Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học vào thực tiễn, góp phần đổi mới giáo dục Đại học Việt Nam trong giai đoạn mới” - ông Mai Văn Trinh nhấn mạnh.
Phạm Thảo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
Tin khác
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Giáo dục 20/12/2024 13:48
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ
Giáo dục 20/12/2024 08:34
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10
Giáo dục 19/12/2024 17:41
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải
Giáo dục 19/12/2024 06:31
Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024
Giáo dục 18/12/2024 15:31
Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU
Giáo dục 17/12/2024 19:22
Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?
Giáo dục 17/12/2024 17:12