Ra mắt "Truyện Kiều" phiên bản tiếng Nga
“Truyện Kiều” một danh tác tinh hoa |
Tác phẩm "Truyện Kiều" của Đại thi hào Nguyễn Du là một kiệt tác văn học của dân tộc Việt Nam. Hơn một thế kỷ qua, Truyện Kiều đã lần lượt được dịch và giới thiệu bằng 20 ngôn ngữ với 35 bản dịch. Trong đó, với một số ngôn ngữ lại có nhiều bản dịch khác nhau, ví dụ như tiếng Pháp có 6 bản dịch, tiếng Trung có 3 bản dịch... Với tiếng Nga, trước đây, đã từng có hai bản dịch, nhưng vì nhiều lý do khác nhau nên các bản dịch này vẫn chưa đạt tới sự hoàn chỉnh.
Bìa cuốn "Truyện Kiều" bằng tiếng Nga |
Bản dịch "Truyện Kiều" sang tiếng Nga lần này là công trình tập thể của nhóm dịch giả Việt - Nga như Phó Tiến sĩ Nguyễn Huy Hoàng; dịch giả Đoàn Tử Huyến và Vũ Thế Khôi, nhà thơ Vasili Popov (Nga) - nhà Việt Nam học người Nga, PGS ngôn ngữ học Anatoli Socolov, được thực hiện từ năm 2013.
Tác phẩm này được dịch trên cơ sở văn bản tập khảo đính "Truyện Kiều" của GS Nguyễn Thạch Giang tái bản tại Việt Nam lần thứ 7, dịch sang tiếng Nga vẫn mang tên Kiều và có tên thứ hai là “Đoạn trường tân thanh”. Trong quá trình dịch, nhóm dịch giả tuân thủ nguyên tắc bám sát với nguyên bản, nhằm chuyển tải trọn vẹn nội dung Truyện Kiều mà không làm mất đi vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm. "Truyện Kiều" phiên bản tiếng Nga gồm 340 trang, khổ 15x23cm, được in với số lượng 5.000 cuốn.
Đây được đánh giá là hoạt động thiết thực hướng tới kỷ niệm 250 năm ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du (1765-2015). Đồng thời là nhịp cầu văn hóa giữa Liên bang Nga và Việt Nam, giúp bạn đọc và nhân dân Nga hiểu hơn về đất nước, con người và tâm hồn Việt Nam.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Huy Hoàng, khi tiến hành chuyển ngữ "Truyện Kiều", các dịch giả không chỉ phải vượt qua rào cản ngôn ngữ thông thường, mà phải vượt qua sức ép từ vô số thành ngữ, tục ngữ, tiếng địa phương, điển cố và các danh xưng hơn hai trăm năm về trước. Mục đích cuối cùng phải đạt tới là làm sao để có một bản dịch nghĩa sát với nguyên bản, một bản dịch thơ hoàn chỉnh, chuyển tải được trọn vẹn nội dung Truyện Kiều mà không làm mất đi vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm nổi tiếng bậc nhất trong văn học Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Tin khác
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40
Hà Nội đêm trầm lắng, bình yên!
Văn hóa 17/12/2024 09:07