Quy định mức xử phạt hành chính: Vẫn chưa đủ răn đe
Phải xử phạt cán bộ vi phạm trước | |
Xử phạt vi phạm trong lĩnh vực hôn nhân gia đình: Có đủ sức răn đe? |
Chấp nhận bị phạt
Kể từ khi Luật Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) được Quốc hội ban hành và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2013 cho đến nay, đã góp phần bảo đảm trật tự, kỷ cương quản lý hành chính, an ninh, trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống có hiệu quả đối với vi phạm hành chính, tội phạm trong thời kỳ mới…góp phần bảo vệ hợp pháp quyền và lợi ích của công dân tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, thuận lợi cho việc thực hiện các nghĩa vụ mà Việt Nam đã cam kết trong các điều ước quốc tế.
Thế nhưng, bên cạnh những mặt tích cực đem lại lợi ích cho người dân, trong quá trình triển khai thực hiện Luật XLVPHC cũng đã gặp không ít khó khăn, vướng mắc do một số quy định của Luật vẫn còn một số điểm chưa rõ, thống nhất và còn bị chồng chéo. Đặc biệt các chế tài kèm theo chưa đủ mạnh, để có thể buộc các đối tượng chấm dứt hành vi vi phạm.
Cần tăng cường mức xử phạt vi phạm hành chính để đủ sức răn đe |
Đơn cử như như trong lĩnh vực y tế, vấn đề quản lý, xử phạt về vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là vấn đề khó khăn. Tuy nhiên, khi có những trường hợp vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm được phát hiện, thì chế tài xử phạt lại chưa đủ mạnh, vì thế chưa đủ sức răn đe. Ví dụ như tại điểm a, khoản 2, Điều 10 của Nghị định 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định xử phạt đối với doanh nghiệp không thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho người lao động thuộc diện phải khám sức khỏe định kỳ, nếu bị phát hiện sẽ phải chịu mức xử phạt tiền từ trăm nghìn đồng - 1 triệu đồng đối với vi phạm dưới 10 người. Như vậy mức phạt trung bình là 750.000 đồng vẫn thấp hơn chi phí khi phải tổ chức khám sức khỏe cho 9 người.
Bên cạnh đó, một tồn tại khác mà ngành y tế đưa ra là khi có quyết định xử phạt nhưng các cơ sở kinh doanh lại không chấp hành. Trong khi đó, chi phí cưỡng chế vi phạm còn hạn chế. Theo quy định thì chi phí cưỡng chế do người vi phạm chịu nhưng hầu như không thu được. Nếu đơn vị cưỡng chế dùng ngân sách thì vi phạm luật, còn không dùng ngân sách thì không có nguồn để thực hiện.
Hay như theo Nghị định 95/2013/NĐ-CP tại điểm b, khoản 1, Điều 16 quy định phạt tiền từ 2 triệu đồng - 5 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi như không thống kê, báo cáo định kỳ hoặc báo cáo sai sự thật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố nghiêm trọng theo quy định của pháp luật, hoặc người sử dụng lao động mà thực hiện không đúng quy định về an toàn lao động chỉ bị XLVPHC và các biện pháp khắc phục hậu quả. Với những ví dụ này chúng ta cũng thấy được rằng, việc ban hành Luật XLVPHC là đúng đắn và hợp lý, tuy nhiên mức xử phạt vẫn chưa đủ sức răn đe.
Còn nhiều bất cập
Ngoài vấn đề về mức XLVPHC vẫn còn thấp và chưa đủ răn đe, cũng như các biện pháp chế tài còn chưa đủ mạnh, thì Luật XLVPHC vẫn tồn tại nhiều vấn đề còn chồng chéo. Cụ thể về nguyên tắc ứng xử đối với cùng một hành vi vi phạm nhưng lại xảy ra ở nhiều thời điểm khác nhau nhưng chưa bị phát hiện, khi phát hiện ra hành vi vi phạm thì sẽ xử phạt 1 lần và áp dụng tình tiết tăng nặng (điểm b, khoản 1, điều 10) hay xử phạt hành vi vi phạm theo từng thời điểm xảy ra hành vi vi phạm (điểm d, khoản 1, điều 3). Do đó, dẫn đến việc các cơ quan chức năng lúng túng bởi quy định này không rõ nếu vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử lý như thế nào, có thể hiểu vi phạm hành chính nhiều lần cũng giống như thực hiện nhiều hành vi vi phạm được không ?.
Quy định của Luật XLVPHC và các văn bản chuyên ngành cũng còn bất cập, cần được khắc phục. Cụ thể như: tình tiết tăng nặng chưa có hướng dẫn thế nào là quy mô lớn (Khoản 1, Điều 10); chưa có quy định, hướng dẫn về trình tự, thủ tục thực hiện việc bổ sung, hủy bỏ, ban hành quyết định mới như thế nào (Khoản 3 Điều 18); Luật đã cho phép gia hạn 30 ngày đối với vụ việc phức tạp, tuy nhiên lại chưa có quy định thế nào là phức tạp để có thể kéo dài thời gian; quy định thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 7 ngày kể từ ngày lập biên bản hành chính (Điều 66) nhưng 7 ngày trong tuần thực chất chỉ có 5 ngày làm việc và 2 ngày nghỉ, với thời hạn này nếu trùng vào ngày nghỉ thì việc cơ quan chuyên môn hoàn chỉnh hồ sơ xử phạt tham mưu cho Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện để ra quyết định xử phạt sẽ gặp khó khăn, không bảo đảm thời gian.
Về thi hành, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hay tạm giữ người theo thủ tục hành chính…cũng gặp nhiều khó khăn, chưa triệt để. Còn một số lượng không nhỏ quyết định chưa được chấp hành do: Đối tượng có hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên còn chậm trong việc thực hiện quyết định. Một số đối tượng không tự giác chấp hành quyết định xử phạt, không có việc làm ổn định, bỏ địa phương đi làm ăn xa, không có tài sản để thực hiện cưỡng chế. Công tác cưỡng chế tài sản còn phức tạp, khó thực hiện trong khi số tiền cưỡng chế không lớn nên một số trường hợp đã hết thời hạn chấp hành quyết định. Một số trường hợp vi phạm không bị tạm giữ phương tiện, giấy tờ nên không ít các đối tượng không chấp hành quyết định xử phạt.
Luật sư Xuân Bính, đoàn luật sư thành phố Hà Nội cho rằng, nguyên nhân tồn tại trước hết là do cơ chế quản lý. Việc quản lý, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính còn nhiều chồng chéo, thiếu sự đồng bộ. Bên cạnh đó luật chưa kín, chưa có chế tài đủ mạnh, chưa có tính răn đe với những trường hợp vi phạm nên nhiều công ty, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh khi vi phạm họ sẵn sàng nộp phạt để tìm kiếm lợi nhuận bất hợp pháp. Vì thế, luật cần được bổ sung và thay đổi để phù hợp, bớt chồng chéo hơn. Đặc biệt tăng mạnh các biện pháp chế tài, xử phạt để răn đe, có như vậy vi phạm hành chính mới giảm.
Tuấn Minh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà
Sự kiện 21/11/2024 14:14
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Sự kiện 20/11/2024 21:08
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân
Sự kiện 20/11/2024 17:39
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029
Sự kiện 20/11/2024 17:28
Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp
Sự kiện 20/11/2024 13:17