Dạy học tích hợp trong chương trình giáo dục phổ thông mới:

Phù hợp với năng lực người học

(LĐTĐ) Tích hợp trong chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) là một xu thế quốc tế đã xuất hiện từ lâu. Thực tiễn thử nghiệm dạy học tích hợp ở Việt Nam trong nhiều năm qua cho thấy việc xây dựng chương trình môn học tích hợp giúp học sinh có cơ hội vận dụng kiến thức, kĩ năng của nhiều lĩnh vực chuyên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong học tập và đời sống, qua đó giúp học sinh phát triển được những phẩm chất và năng lực mà chương trình GDPT kì vọng.
phu hop voi nang luc nguoi hoc Dốc sức triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới
phu hop voi nang luc nguoi hoc Sơ kết học kỳ I cấp THPT: Hà Nội đạt được nhiều kết quả toàn diện
phu hop voi nang luc nguoi hoc
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng Chủ biên chương trình GDPT mới

Góp phần “giảm tải” chương trình

Lý giải về việc sẽ triển khai dạy học tích hợp trong Chương trình GDPT mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết: Trong tự nhiên và xã hội, mọi sự vật và hiện tượng là một thể thống nhất. Việc chia ra các lĩnh vực khoa học (hay các môn học) là để nghiên cứu sâu sự vật và hiện tượng ở từng phương diện nhất định. Tuy nhiên, khi giải quyết một vấn đề của thực tiễn (tự nhiên hay xã hội) thì không chỉ cần tới hiểu biết về một phương diện nào đó mà cần kiến thức tổng hợp thuộc nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau.

Mặt khác, kho tàng kiến thức của nhân loại càng ngày càng tăng trong khi thời gian học tập ở nhà trường phổ thông thì có hạn, giáo dục phổ thông cần có giải pháp thích hợp để giải quyết mâu thuẫn này. Chính vì vậy, từ hàng chục năm nay, các nước có nền giáo dục tiên tiến đã đưa ra nhiều giải pháp, trong đó có dạy học tích hợp, mà mức cao nhất là xây dựng các môn học tích hợp. Giải pháp này phù hợp với yêu cầu phát triển năng lực của người học, bởi vì năng lực là kết quả huy động tổng hợp các nguồn lực để thực hiện thành công các hoạt động thực tiễn, dạy học tích hợp giúp học sinh rút ngắn quá trình tổng hợp này, đồng thời góp phần “giảm tải” chương trình.

Bên cạnh đó, tiến trình dạy học “tích hợp cao ở lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên” cũng phù hợp với quy luật nhận thức của con người là đi từ tổng thể đến chi tiết, từ những vấn đề khái quát đến những vấn đề chuyên sâu. Thực tiễn thử nghiệm dạy học tích hợp ở Việt Nam trong nhiều năm qua cho thấy việc xây dựng chương trình môn học tích hợp giúp học sinh có cơ hội vận dụng kiến thức, kĩ năng của nhiều lĩnh vực chuyên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong học tập và đời sống, qua đó giúp học sinh phát triển được những phẩm chất và năng lực mà chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) kì vọng.

phu hop voi nang luc nguoi hoc
Hội nghị triển khai chương trình GDPT mới.

Ngoài ra, nó còn giúp tránh được sự trùng lặp kiến thức nếu dạy ở nhiều môn học, nhờ đó phù hợp với thời gian học của học sinh trong nhà trường, góp phần giảm tải so với chương trình hiện hành. Trong thực tiễn dạy học lâu nay, nhiều giáo viên đã vận dụng cách dạy học tích hợp. Tuy nhiên, nếu quan điểm tích hợp được quán triệt ngay từ khâu thiết kế chương trình và biên soạn sách giáo khoa thì giáo viên sẽ vận dụng thuận lợi hơn và việc dạy học sẽ hiệu quả hơn so với cách làm tùy thuộc nhiều vào sự vận dụng của từng cá nhân giáo viên.

Hiện nay, dạy học tích hợp đã và đang được thực hiện ở nhiều quốc gia có nền giáo dục phát triển hàng đầu của thế giới; mức độ tích hợp khá đa dạng. Số nước có môn Khoa học tự nhiên thay cho 3 môn học riêng rẽ là Vật lí, Hoá học và Sinh học ở cấp THCS chiếm tỉ lệ cao trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có nền giáo dục phát triển, như: Anh, Australia, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, New Zealand, Nhật Bản, Singapore, Thụy Sỹ, Xứ Wales,… Bản thân tính chất phổ biến của môn học tích hợp này và việc môn học tích hợp tiếp tục xuất hiện trong những chương trình GDPT mới nhất của nhiều nước (Anh, Australia, Hàn Quốc, Singapore,…) cho thấy việc thiết kế môn học tích hợp Khoa học tự nhiên ở cấp THCS trong Chương trình GDPT mới của Việt Nam là một lựa chọn phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.

Việc tích hợp Lịch sử và Địa lí thành một môn học (Lịch sử và Địa lí hoặc Khoa học xã hội, Nghiên cứu xã hội) không phổ biến như môn Khoa học tự nhiên, nhưng cũng đã thực hiện ở nhiều quốc gia có nền giáo dục phát triển như Australia, Canada, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản,Pháp, Singapore, …. Tuy nhiên, mỗi nền giáo dục có cách tiếp cận riêng. Chẳng hạn, trong chương trình của bang California (Hoa Kỳ) có môn học Lịch sử - Khoa học xã hội, thiết kế xuyên suốt từ Mẫu giáo đến lớp 12, trục xuyên suốt là lịch sử (thời gian); trong môn học này, những kiến thức cốt lõi của Địa lí không được thể hiện rõ, ngoại trừ một số kiến thức về bản đồ, về bối cảnh địa lí diễn ra các sự kiện lịch sử.

Trong chương trình của bang Massachusetts (Hoa Kỳ) cũng có môn Lịch sử - Khoa học xã hội. Chương trình này cũng xuyên suốt từ trước Mẫu giáo đến lớp 12. Những kiến thức cơ bản và kĩ năng về khoa học xã hội, bao gồm lịch sử, địa lí, giáo dục công dân, kinh tế đại cương, kinh tế Hoa Kỳ được tích hợp dựa trên trục chính là lịch sử.

3 định hướng dạy tích hợp trong chương trình GDPT mới

Theo GS.TS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng Chủ biên chương trình GDPT mới, những người biên soạn chương trình GDPT mới đã lựa chọn phương án tích hợp phù hợp với mỗi môn học để phát huy hiệu quả của dạy học tích hợp, đồng thời bảo đảm kiến thức cốt lõi của mỗi ngành khoa học và phù hợp với điều kiện thực tế trong bước đầu thực hiện dạy học tích hợp ở nước ta. ;

Cụ thể, chương trình GDPT mới thực hiện dạy học tích hợp theo ba định hướng. Một là, tích hợp giữa các mảng kiến thức khác nhau, giữa yêu cầu trang bị kiến thức với việc rèn luyện kĩ năng trong cùng một môn học. Hai là, tích hợp kiến thức của các môn học, khoa học có liên quan với nhau; ở mức thấp là liên hệ kiến thức được dạy với những kiến thức có liên quan trong dạy học; ở mức cao là xây dựng các môn học tích hợp. Ba là, tích hợp một số chủ đề quan trọng (các chủ đề về chủ quyền quốc gia, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, giáo dục tài chính…) vào nội dung chương trình nhiều môn học.

Cũng theo GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, trong việc triển khai ba định hướng trên, điều được dư luận quan tâm nhiều là các môn học tích hợp (Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý) ở cấp THCS. Quyết định 404/QĐ-TTg về Phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông của Thủ tướng Chính phủ đã lưu ý: “Ở các lớp học, cấp học dưới, thực hiện lồng ghép, kết hợp những nội dung liên quan với nhau ở mức độ hợp lý để tạo thành các môn học tích hợp.”

Chương trình môn Khoa học tự nhiên được thiết kế thành bốn mạch chủ đề chung: Chất và sự biến đổi của chất, Vật sống, Năng lượng và sự biến đổi, Trái đất và bầu trời. Mỗi chủ đề nói trên vận dụng kiến thức của một ngành khoa học, tạo điều kiện cho giáo viên vốn được đào tạo đơn môn ở trường sư phạm có thể thực hiện chương trình. Bên cạnh đó, chương trình còn có một số chủ đề đòi hỏi tính tích hợp cao như biến đổi khí hậu, giáo dục sức khoẻ, giáo dục STEM, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững,...

Chương trình môn Lịch sử và Địa lý gồm hai phân môn Lịch sử, Địa lý; nội dung của mỗi phân môn vừa bảo đảm tính độc lập tương đối vừa góp phần soi sáng, hỗ trợ cho nhau. Bên cạnh đó, chương trình còn tạo cơ hội cho học sinh tìm hiểu một số chủ đề đòi hỏi tính tích hợp cao như: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông, các cuộc đại phát kiến địa lý, Đô thị - Lịch sử và hiện tại, Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long…

“Phương thức và mức độ tích hợp như trên phù hợp với trình độ đào tạo, năng lực dạy học của giáo viên và khả năng tiếp nhận, vận dụng kiến thức của học sinh; đồng thời, cũng bảo đảm tính hệ thống của các kiến thức cốt lõi” - Tổng Chủ biên chương trình GDPT mới khẳng định.

Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sơn Tây: Khai mạc Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần III

Sơn Tây: Khai mạc Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần III

(LĐTĐ) Tối 3/5, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao Sơn Tây, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Liên đoàn Vật Việt Nam và thị xã Sơn Tây tổ chức Khai mạc Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần III, năm 2024.
Khai mạc Triển lãm “Dấu ấn Điện Biên trong điện ảnh”

Khai mạc Triển lãm “Dấu ấn Điện Biên trong điện ảnh”

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), chiều 3/5, Viện Phim Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên tổ chức lễ khai mạc Triển lãm “Dấu ấn Điện Biên trong điện ảnh”.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên

(LĐTĐ) Ngày 3/5, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã đến thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên tại quận Ba Đình.
Các đội thi của Việt Nam đạt vị trí cao tại cuộc thi an toàn thông tin quốc tế

Các đội thi của Việt Nam đạt vị trí cao tại cuộc thi an toàn thông tin quốc tế

(LĐTĐ) Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, các đội thi đến từ các Trường Đại học của Việt Nam tham dự cuộc thi an toàn thông tin “HackTheon Sejong” do Thành phố tự trị đặc biệt Sejong - Hàn Quốc tổ chức đều đạt vị trí cao.
Quận Thanh Xuân gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên

Quận Thanh Xuân gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên

(LĐTĐ) Ngày 3/5, Hội Cựu chiến binh - Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh quận Thanh Xuân tổ chức hội nghị gặp mặt nhân chứng lịch sử kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ kết hợp giáo dục truyền thống cho đoàn viên, thanh niên, học sinh quận Thanh Xuân.
Tập trung tháo gỡ khó khăn về quản lý tài sản công

Tập trung tháo gỡ khó khăn về quản lý tài sản công

(LĐTĐ) Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị lãnh đạo các sở, ngành, quận, huyện, thị xã rà soát, tổng hợp lại công việc thuộc thẩm quyền của Sở Tài chính để phối hợp thực hiện các công việc Thành phố giao; đề xuất tháo gỡ khó khăn về quản lý tài sản công, nâng mức tự chủ của các đơn vị.
Người dân Điện Biên háo hức đón chờ Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Người dân Điện Biên háo hức đón chờ Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng nay (3/5), đông đảo người dân tỉnh Điện Biên đã đến xem và cổ vũ nồng nhiệt các lực lượng diễu binh, diễu hành tại chương trình sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

Tin khác

Hơn 196.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Hơn 196.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 2/5, Hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ghi nhận có 196.319 thí sinh đăng ký dự thi trực tuyến, chiếm khoảng 20% tổng số thí sinh dự thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm nay.
Bộ GD&ĐT thành lập 63 đoàn kiểm tra công tác coi thi tốt nghiệp THPT

Bộ GD&ĐT thành lập 63 đoàn kiểm tra công tác coi thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ thành lập 63 đoàn kiểm tra công tác chỉ đạo, tổ chức coi thi và công tác thanh tra coi thi kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 tại 63 Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố.
Tổng đài hỗ trợ thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Tổng đài hỗ trợ thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Nhằm kịp thời hướng dẫn, tiếp nhận và giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của thí sinh liên quan đến việc đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã công bố tổng đài hỗ trợ thí sinh.
Công bố cấu trúc và đề minh họa kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 - 2025

Công bố cấu trúc và đề minh họa kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Nhằm giúp học sinh chuẩn bị tốt cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) năm học 2024 - 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố cấu trúc định dạng đề thi và đề minh họa ba môn thi của kỳ thi này.
Từ hôm nay (2/5), thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Từ hôm nay (2/5), thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Từ hôm nay (2/5) đến 17h ngày 10/5, thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024.
Tăng cường thực hiện công tác phòng chống đuối nước, tai nạn thương tích

Tăng cường thực hiện công tác phòng chống đuối nước, tai nạn thương tích

(LĐTĐ) Từ nay tới cuối năm học 2023 - 2024, các nhà trường có trách nhiệm duy trì nghiêm túc nền nếp dạy và học; tăng cường phối hợp với gia đình học sinh để quản lý con em mình; thường xuyên nhắc nhở, cảnh báo tới học sinh về các nguy cơ có thể gây mất an toàn khi tham gia các hoạt động tại cộng đồng, khi di chuyển trên đường đi học...
Địa điểm tiếp nhận phiếu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT của thí sinh tự do

Địa điểm tiếp nhận phiếu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT của thí sinh tự do

(LĐTĐ) Nhằm giúp thí sinh tự do thuận tiện đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã công bố danh sách 30 địa điểm tiếp nhận phiếu đăng ký dự thi. Đây là các địa điểm thu nhận phiếu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 của thí sinh tự do trên địa bàn Thành phố.
Khi học sinh được giáo dục tình yêu quê hương

Khi học sinh được giáo dục tình yêu quê hương

(LĐTĐ) Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục truyền thống, tình yêu quê hương, đất nước cho học sinh, thời gian qua, các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã chú trọng lồng ghép tuyên truyền, giảng dạy trong một số môn học và hoạt động ngoại khóa, từ đó giáo dục truyền thống, khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước trong học sinh.
13 thủ tục hành chính được ủy quyền cho Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội

13 thủ tục hành chính được ủy quyền cho Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội

(LĐTĐ) Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội được ủy quyền thực hiện giải quyết 13 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực GD&ĐT thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố.
Nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường

Nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường

(LĐTĐ) Các đơn vị, trường học hướng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường bằng cách lồng ghép các hoạt động giáo dục, tuyên truyền về nước sạch, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân cho người học trong môn học chính khóa, hoạt động giáo dục và hoạt động ngoại khóa.
Xem thêm
Phiên bản di động