Dốc sức triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới
Bộ GD&ĐT công bố chương trình giáo dục phổ thông mới | |
Chương trình giáo dục phổ thông mới: Lo lớp học quá tải, cô - trò đều khổ | |
Chương trình môn Vật lý trong chương trình giáo dục phổ thông có gì mới? |
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh: Chương trình GDPT mới bao gồm Chương trình tổng thể và các chương trình môn học, hoạt động giáo dục. Chương trình được chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12).
Giai đoạn giáo dục cơ bản nhằm trang bị cho học sinh tri thức, kỹ năng nền tảng; hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi; chuẩn bị tâm thế cho việc thích ứng với những thay đổi nhanh chóng và nhiều mặt của xã hội tương lai; đáp ứng yêu cầu phân luồng sau THCS theo các hướng: học lên THPT, học nghề hoặc tham gia cuộc sống lao động.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại Hội nghị trực tuyến triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. |
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề nghị các Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT tham mưu, đề xuất với UNBD cấp tỉnh/huyện xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới theo lộ trình quy định tại Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT từ năm học 2020-2021.
Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới, chương trình GDPT hiện hành được xây dựng theo định hướng nội dung, nặng về truyền thụ kiến thức, chưa chú trọng giúp học sinh vận dụng kiến thức học được vào thực tiễn.
Điểm mới lần này của chương trình GDPT mới được xây dựng theo mô hình phát triển năng lực, thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực mà nhà trường và xã hội kỳ vọng.
Tại Hội nghị, TS Hoàng Đức Minh cho biết, thời gian tới, Bộ GD&ĐT sẽ ban hành các chương trình đào tạo, bồi dưỡng GV, cán bộ quản lý, trong đó có chương trình đào tạo giáo viên (GV) dạy các môn học mới, chưa có trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và các môn học tích hợp. Bên cạnh đó, các sở/phòng GD&ĐT phải phối hợp với các cơ sở đào tạo để đề xuất nhu cầu đào tạo GV dạy các môn học mới theo chương trình đào tạo mới.
Toàn cảnh Hội nghị trực tuyến triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. |
Liên quan đến cơ sở vật chất chuẩn bị cho chương trình giáo dục phổ thông mới, ông Phạm Hùng Anh, Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất và Thiết bị trường học, đồ chơi trẻ em, Bộ GD&ĐT cho biết, cả nước có 567.012 phòng học, trong đó số phòng học kiên cố khoảng 424.757 phòng, tỉ lệ kiên cố 74,9%. Trong đó: mầm non 64,9%; tiểu học 72,2%; THCS 83,4%; THPT 93,9%. Tỉ lệ trung bình phòng học/lớp ở bậc mầm non là 0,96, tiểu học 0,89, THCS 0,84, THPT 0,85. Tỉ lệ trung bình phòng học kiên cố/lớp bậc mầm non 0,63; tiểu học 0,63; THCS 0,71; THPT 0,81.
Đối với phòng học bộ môn, cấp THCS có 47.383 phòng/10.582 trường, tỉ lệ 4,5 phòng/trường (trong đó số phòng đáp ứng quy định là 33,135 phòng, đạt tỉ lệ 69,9%); cấp THPT có 13.019 phòng/2.463 trường, tỉ lệ 5,3 phòng/trường, trong đó số phòng đáp ứng quy định là 9.968 phòng, đạt tỉ lệ 76,6%. Khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, về phòng học, cấp tiểu học đảm bảo yêu cầu 1 lớp/phòng để học 2 buổi/ngày. Cấp THCS và cấp THPT bảo đảm yêu cầu tối thiểu 0,6 lớp/phòng để tổ chức học các môn tự chọn.
Đối với tình trạng thừa thiếu cục bộ giáo viên, Bộ GD&ĐT đã giao cho các đơn vị thực hiện rà soát giáo viên để có đề xuất với Bộ Nội vụ để tuyển sinh, đồng thời tính toán lại định mức công việc của giáo viên để có thể đáp ứng được chương trình mới.
Kết thúc Hội nghị, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đánh giá cao 8 ý kiến của 8 địa phương đại diện cho các vùng miền. “Muốn có một nền giáo dục tốt phải có đội ngũ thầy cô tốt, để đạt được điều này thì phải nhìn vào điều kiện làm việc của các thầy cô. Bộ GD&ĐT cũng như các bộ ngành liên quan phải có trách nghiệm giải quyết những việc đang gây khó khăn, áp lực với giáo viên. Cùng với đó ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy để giảm áp lực về sức lực cho các thầy cô, tạo động lực thực hiện tốt chương trình đổi mới. Thế nhưng đối với những nhà giáo có những hành vi vi phạm pháp luật phải nghiêm khắc trừng trị, các thầy cô vi phạm pháp luật thì không xứng đáng đứng trên mục giảng”- Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Văn hóa 02/11/2024 20:28
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới
Văn hóa 02/11/2024 13:05
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên
Giáo dục 02/11/2024 06:17
Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024
Văn hóa 01/11/2024 22:18
Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo
Giáo dục 01/11/2024 20:58
Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh
Giáo dục 01/11/2024 20:36