Phòng dịch MERS-COV: Vì sao không nên cưỡi lạc đà ?

Hạn chế đến vùng đang có dịch, không cưỡi lạc đà, ăn uống các chế phẩm từ lạc đà… là những khuyến cáo vừa được Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) phát đi nhằm phòng chống MERS-COV đối với người đi du lịch.
Chuẩn bị sẵn sàng buồng bệnh cách ly
Tăng cường phòng chống dịch bệnh MERS lây lan vào Việt Nam
Dịch Mers-Cov chết người đang rất gần Việt Nam

Không cưỡi lạc đà

Theo đó, người dân nên hạn chế đi du lịch tới các vùng đang có dịch, đặc biệt là đối với những người mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, bệnh phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch ….

Nếu phải đi, cần tìm hiểu các thông tin tình hình dịch bệnh tại nơi đến để chủ động có các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho bản thân; lúc về phải khai tờ khai y tế khi nhập cảnh, tự theo dõi tình trạng sức khỏe trong vòng 14 ngày và thông báo ngay cho cơ quan y tế khi có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh.

Phòng dịch MERS-COV: Vì sao không nên cưỡi lạc đà ?
Bộ Y tế khuyến cáo người dân không nên đến vùng có dịch

Người có các triệu chứng viêm đường hô hấp hoặc nghi ngờ mắc bệnh như sốt, ho, khó thở không nên đi du lịch hoặc đến nơi tập trung đông người. Tránh tiếp xúc với người bị bệnh đường hô hấp cấp tính. Khi cần tiếp xúc với người bệnh, phải đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách khi tiếp xúc; Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi; tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay khi ho hoặc hắt hơi để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp, sau đó hủy hoặc giặt sạch khăn ngay.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến cáo hiện vi rút MERS-CoV có thể có nguồn gốc từ loài dơi rồi truyền sang lạc đà, sau đó lạc đà trở thành ổ chứa vi rút chính lây bệnh tiên phát sang người. Do đó khi đi du lịch đến những vùng này nên hạn chế cưỡi lạc đà, uống sữa và ăn những chế phẩm từ lạc đà.

Cục Y tế Dự phòng cũng khuyến cáo, để phòng bệnh người dân cần giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng; Tăng cường thông khí nơi ở, nơi làm việc, trường học, cơ sở y tế... bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa.

Thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng các chất tẩy rửa thông thường, như xà phòng và các dung dịch khử khuẩn thông thường khác.

Tăng cường sức khỏe bằng ăn uống đủ chất, sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý; Nếu thấy có biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp cấp tính phải thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và xử trí kịp thời.

Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông là bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A do một chủng vi rút mới của họ vi rút corona gây nên (gọi tắt là MERS-CoV). Trường hợp bệnh đầu tiên được ghi nhận vào tháng 4 năm 2012 tại Ả Rập Xê Út.

Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới, đến ngày 7 tháng 6 năm 2015, đã có 1.209 trường hợp mắc, trong đó có 448 trường hợp tử vong tại 26 quốc gia: vùng Trung Đông: 9 quốc gia; Mỹ, châu Âu: 12 quốc gia; Châu Á: 4 quốc gia gồm Hàn Quốc, Trung Quốc, Philippines, Malaysia. Riêng tại Hàn Quốc đã có 64 trường hợp mắc, với 5 trường hợp tử vong.

Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm MERS-CoV

Tại Việt Nam, theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, tính đến 19 giờ ngày 7/6 chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm MERS-CoV.

Theo báo cáo của Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh, có 1 bệnh nhân nữ 52 tuổi trở về nước từ Dubai (UEA) qua cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất có các triệu chứng ho, sốt, sổ mũi; được nhập Bệnh viện Nhiêt đới TP. Hồ Chí Minh ngày 5/6. Bệnh nhân đã được cách ly, điều trị và làm các xét nghiệm cần thiết, kết quả xét nghiệm: âm tính với vi rút MERS-CoV.

Trước đó, ngày 4/6, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cũng tiếp nhận 1 bệnh nhân nữ, 54 tuổi trở về nước từ Hàn Quốc qua cửa khẩu sân bay Nội Bài hôm 1/6 nhưng đến ngày 4/6 có các triệu chứng: sốt, ho khan. Ngay sau khi tiếp nhận, bệnh nhân đã được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, kết quả xét nghiệm: âm tính với vi rút MERS-CoV.

Cùng ngày, bệnh viện này cũng tiếp nhận 1 bệnh nhân nam, 30 tuổi trở về nước từ Trung Quốc qua cửa khẩu Móng Cái hôm 3/6 và có các triệu chứng: sốt, ho, khó thở; bệnh nhân đã được nhập viện, cách ly và điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương và có kết quả xét nghiệm: âm tính với vi rút MERS-CoV.

Các chuyên gia cho biết, vi rút MERS-CoV có thể có nguồn gốc từ loài dơi rồi truyền sang lạc đà, sau đó lạc đà trở thành ổ chứa vi rút chính lây bệnh tiên phát sang người.

Bệnh có khả năng lây truyền từ người sang người, chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết đường hô hấp trong nhóm người có tiếp xúc gần với bệnh nhân. Thời gian ủ bệnh từ 2 đến 14 ngày.

Người bệnh có biểu hiện từ nhẹ như sốt, ho đến nặng hơn như khó thở, viêm phổi, suy hô hấp cấp, ngoài ra có thể kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa như tiêu chảy và có thể gây suy tạng, đặc biệt là suy thận, nguy cơ tử vong cao; tỷ lệ chết và mắc bệnh từ 35% - 40%.

Một số người nhiễm vi rút MERS-CoV có thể không có triệu chứng hoặc biểu hiện lâm sàng rất nhẹ, gây khó khăn cho việc phát hiện. Đến nay, bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh.

Infonet

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chi tiết 6 điểm bắn pháo hoa dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Chi tiết 6 điểm bắn pháo hoa dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Hà Nội sẽ bắn pháo hoa tại 6 điểm với 7 trận địa. Trong đó có điểm trước Bưu điện Hà Nội, vườn hoa Lạc Long Quân, công viên Thống Nhất...
Khi nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay”: Cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên

Khi nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay”: Cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên

(LĐTĐ) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội (HCCT) đã tổ chức thành công “Ngày hội việc làm và Hợp tác doanh nghiệp” năm 2024 với sự tham gia của Ban Giám hiệu, đại diện các doanh nghiệp, đối tác và gần 200 học sinh - sinh viên của Nhà trường.
Xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

(LĐTĐ) Sáng 23/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Tây Hồ tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024.
Khuyến cáo bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Khuyến cáo bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 năm nay, công chức, viên chức được nghỉ 5 ngày liên tục từ 27/4 đến hết 1/5 (làm bù vào ngày thứ Bảy 4/5). Thời gian nghỉ lễ kéo dài, đây cũng là khoảng thời gian nhiều gia đình tổ chức ăn uống, vui chơi… tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra cháy, nổ. Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo các biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy (PCCC) trong dịp nghỉ lễ.
Tập trung tháo gỡ khó khăn, không để dàn trải các công trình, dự án

Tập trung tháo gỡ khó khăn, không để dàn trải các công trình, dự án

(LĐTĐ) Sáng 23/4, Ban Chỉ đạo triển khai đầu tư, cải tạo trường học công lập đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo của thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban kiểm đếm công việc từ đầu năm 2024 đến nay và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm của Ban Chỉ đạo từ nay đến hết năm 2024.
Đấu thầu thành công 3.400 lượng vàng

Đấu thầu thành công 3.400 lượng vàng

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước vừa đấu thầu thành công 3.400 lượng vàng miếng, với giá hơn 81,3 triệu đồng/lượng.
Quận Hai Bà Trưng: Khen thưởng 19 “Công nhân giỏi” và 30 tập thể làm tốt công tác ATVSLĐ

Quận Hai Bà Trưng: Khen thưởng 19 “Công nhân giỏi” và 30 tập thể làm tốt công tác ATVSLĐ

(LĐTĐ) Lãnh đạo Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội và lãnh đạo Liên đoàn Lao động quận Hai Bà Trưng đã trao tặng Giấy khen cho 19 “Công nhân giỏi" quận Hai Bà Trưng đã có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất và tặng Giấy khen cho 30 tập thể thực hiện tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động.

Tin khác

Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

(LĐTĐ) Bệnh viện Da liễu Trung ương vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân (37 tuổi) nhập viện sau khi tiêm chất làm đầy filler vào vùng mũi, má tại một spa của “người quen”. Một giờ sau khi tiêm filler, người phụ nữ xuất hiện tình trạng đau nhức và tắc mạch…
Hà Nội ghi nhận thêm 195 trường hợp mắc tay chân miệng

Hà Nội ghi nhận thêm 195 trường hợp mắc tay chân miệng

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong tuần (từ ngày 12 đến 19/4), trên địa bàn Thành phố ghi nhận 195 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 34 trường hợp so với tuần trước.
Cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm sibutramin

Cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm sibutramin

(LĐTĐ) Chiều 18/4, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã công bố kết quả phân tích của Viện Pháp Y Quốc gia sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân có chứa sibutramin là chất cấm sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Thủ tướng gửi thư khen 120 y bác sĩ ghép tạng cứu 7 người

Thủ tướng gửi thư khen 120 y bác sĩ ghép tạng cứu 7 người

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ có thư khen gửi tới các cán bộ, y bác sĩ, nhân viên y tế của các bệnh viện, Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia sau thành công ca điều phối, ghép tạng từ người cho chết não cứu sống 7 người vừa qua.
Đồng Nai: Ghi nhận ca tử vong do sốt xuất huyết đầu tiên trong năm

Đồng Nai: Ghi nhận ca tử vong do sốt xuất huyết đầu tiên trong năm

(LĐTĐ) Mặc dù đã được đội ngũ bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng bệnh nhân N.N.H (15 tuổi), ngụ tại khu phố 6, thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu đã tử vong với chẩn đoán sốt xuất huyết (SXH) nặng, tổn thương đa cơ quan, xuất huyết tiêu hóa.
Hà Nội: Khám sức khỏe định kỳ đối với cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý

Hà Nội: Khám sức khỏe định kỳ đối với cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý

(LĐTĐ) Từ ngày 15/4 đến 24/4, Hà Nội triển khai công tác khám sức khỏe định kỳ năm 2024 cho 2.807 cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý, cán bộ lão thành cách mạng, tiền khởi nghĩa…
Không có bọ gậy, không bị sốt xuất huyết!

Không có bọ gậy, không bị sốt xuất huyết!

(LĐTĐ) Mặc dù chưa bước vào mùa sốt xuất huyết, nhưng từ đầu năm tới nay, trên địa bàn Thành phố đã ghi nhận 570 ca mắc, tăng so với cùng kỳ năm 2023. Ngành Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh chủ động, trong đó, cần đặc biệt chú ý diệt loăng quăng, bọ gậy.
Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại trường học

Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại trường học

(LĐTĐ) Để chủ động phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, kiểm soát sự gia tăng số ca mắc mới và không để xảy ra trường hợp tử vong, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm tra, giám sát công tác phòng chống căn bệnh này trên địa bàn huyện Ba Vì và huyện Đông Anh.
Tiếp đón người bệnh bằng thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân gắn chip hoặc VNeID

Tiếp đón người bệnh bằng thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân gắn chip hoặc VNeID

(LĐTĐ) Bộ Y tế đề nghị các cơ sở y tế tiếp đón người bệnh đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) bằng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân (CCCD) gắn chip hoặc VneID.
Hà Nội ghi nhận thêm 161 trường hợp mắc tay chân miệng

Hà Nội ghi nhận thêm 161 trường hợp mắc tay chân miệng

(LĐTĐ) Theo Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 5/4 đến ngày 12/4), Thành phố ghi nhận 161 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, 0 ca tử vong, tăng 37 trường hợp so với tuần trước. Bệnh nhân phân bố rải rác ở 28 quận, huyện.
Xem thêm
Phiên bản di động