Phòng đau nửa đầu bằng chườm nóng – lạnh tai
Chớ chủ quan với chứng đau đầu khi thời tiết thay đổi | |
Mỹ: Ra mắt máy phòng đau nửa đầu |
Cứ 10 người có 1 người bị chứng đau nửa đầu với các triệu chứng như đau dữ dội hay đau nhói ở một vùng đầu, có kèm theo buồn nôn, nôn hoặc nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh. Triệu chứng có thể kéo dài từ 4-72 giờ nếu không được điều trị.
Nguyên nhân chính xác của đau nửa đầu hiện chưa được biết tới nhưng có lẽ là hậu quả của hoạt động não bất thường, gây ảnh hưởng đến các tín hiệu thần kinh, các chất dẫn truyền và mạch máu.
Nhiều người bệnh cho biết, cơn đau đầu xuất hiện khi có các yếu tố như mùi thực phẩm, ánh đèn nhấp nháy....
Việc điều trị bao gồm dùng thuốc giảm đau hay các loại thuốc kích thích chất serotonin trong não để giảm viêm và co thắt mạch máu. Tuy nhiên, việc dùng thuốc này có tác dụng phụ như ngứa ran, đỏ bừng, cảm giác nặng ở mặt, chân tay hay ngực.
Một quan điểm khác về nguyên nhân gây đau nửa đầu là do rối loạn chức năng trong thân não.
Một nghiên cứu của ĐH Sydney cho thấy có sự khác biệt ở vùng thân não của những bệnh nhân đau nửa đầu và người bình thường.
Thiết bị mới đã ứng dụng kỹ thuật kích thích tiền đình calo (CVS) để ngăn ngừa đau nửa đầu. Theo đó, người bệnh sẽ đeo 1 tai nghe với một bên chụp tai có nhiệt độ là 42oC, bên chụp tai còn lại có nhiệt độ 17oC trong vòng 30 phút mỗi ngày trong 3 tháng.
Một số nghiên cứu thăm dò nhỏ cho thấy CVS làm giảm đau nửa đầu nhưng nó chưa từng được dùng để điều trị bệnh này.
Trong một thử nghiệm, 81 bệnh nhân bị đau nửa đầu tới 14 lần mỗi tháng đã báo cáo tình trạng đau nửa đầu được cải thiện tốt hơn sau khi sử dụng thiết bị này so với nhóm dùng giả dược.
Chứng đau đầu giảm mạnh và có tới 51,3% giảm sử dụng thuốc kê đơn.
Nhóm dùng thiết bị này cũng ít có các cơn đau nửa đầu hơn và họ đều cho biết sẽ rất vui nếu tiếp tục được sử dụng thiết bị này.
Một nghiên cứu khác của ĐH Kent cũng cho thấy cùng cách này có thể giảm triệu chứng ở bệnh nhân đột quỵ.
Các nhà nghiên cứu tin rằng thiết bị chườm tai đang thực nghiệm này đã tác động đến dây thần kinh trong tai, dẫn đến sự thay đổi trong 1 khu vực của não bộ vốn được cho là có liên quan đến việc kích hoạt chứng đau nửa đầu.
TS. David Wilkinson, ĐH Kent, trưởng nhóm nghiên cứu và là nhà tâm lý cho biết: “Nhiều người không thích dùng thuốc trị đau nửa đầu nên đã bỏ thuốc. Vì vậy cần phải có những phương pháp mới không dùng thuốc.
Và đó là lý do chúng tôi đã tạo ra thiết bị chườm và kết quả là làm giảm đáng kể số lần đau nửa đầu, giảm mức độ đau cũng như giảm lượng thuốc kê toa.
Việc điều trị có thể thực hiện tại nhà mà không đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật nào”.
Mặc dù thiết bị này chưa được phép bán ra thị trường nhưng các chuyên gia hy vọng nó sẽ mở đường cho các nghiên cứu tiếp theo.
Theo Nhân Hà/ dantri.com.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38