Phó Đức Chính - Đại sự không thành chết là vinh!
Tìm lại ký ức | |
"Tìm lại ký ức" tại "Hilton-Hà Nội" | |
Khai mạc trưng bày chuyên đề "Thép nơi ngục lửa" | |
Địa chỉ "đỏ" cần đến trong lòng Thủ đô |
Cuộc tọa đàm diễn ra tại nơi 87 năm về trước thực dân Pháp đã giam Phó Đức Chính sau đó đưa lên Yên Bái để hành quyết. Cuộc tọa đàm được tổ chức nhằm thu thập thêm nhiều luận cứ khoa học và tư liệu lịch sử liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp của danh nhân Phó Đức Chính, đặc biệt là thời gian ông và các chiến sĩ Việt Nam Quốc dân Đảng bị giam tại Nhà tù Hỏa Lò cũng như ảnh hưởng của khởi nghĩa Yên Bái trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam.
Tại cuộc tọa đàm, Ban quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò cũng đã giới thiệu những hình ảnh, tư liệu về cuộc đời, sự nghiệp của danh nhân Phó Đức Chính. |
Tại tọa đàm đã có 23 bài tham luận liên quan đến danh nhân Phó Đức Chính của các chuyên gia lịch sử, những nhà nghiên cứu văn hóa, nhân chứng, gia đình, bạn bè của danh nhân. Các tham luận tập trung phân tích sâu về khí phách hiên ngang, tấm gương kiên trung của Phó Đức Chính, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Yên Bái đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, những hoạt động tri ân của Đảng, Nhà nước đối với chiến sĩ Việt Nam Quốc dân Đảng đã hy sinh vì đất nước.
Danh nhân Phó Đức Chính sinh năm 1907 trong một gia đình Nho học tại làng Đa Ngưu (nay thuộc xã Tân Tiến), huyện Văn Giang, Hưng Yên. Tháng 12/1927, ông tham gia thành lập Việt Nam Quốc dân Đảng, là một trong những thành viên lãnh đạo của Tổng bộ, phụ trách công tác tổ chức và phát triển đảng.
Sau khi tốt nghiệp, ông được bổ nhiệm sang Lào làm việc. Ngày 9/2/1929, Việt Nam Quốc dân Đảng cử Nguyễn Văn Viên ám sát trùm mộ phu Bazin ở Hà Nội. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố, lực lượng của Đảng bị tổn thất nặng nề, Phó Đức Chính bị bắt đưa về nước. Không có bằng chứng để buộc tội, chúng trả tự do cho ông.
Trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái năm 1930, Phó Đức Chính được giao nhiệm vụ đánh đồn Thông (Sơn Tây). Do chênh lệch về lực lượng, tổ chức còn lỏng lẻo, chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nên cuộc khởi nghĩa nhanh chóng bị dập tắt. Từ ngày 27 - 28/3/1930, ông bị đưa ra xét xử tại Hội đồng Đề hình Yên Bái. Sau khi kết án tử hình, thực dân Pháp chuyển ông và các chiến sĩ về giam tại Nhà tù Hỏa Lò chờ ngày thi hành án. Rạng sáng ngày 17/6/1930, trước khi bị hành hình, ông kịp hô vang khẩu hiệu: “Việt Nam vạn tuế”.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Văn hóa 18/11/2024 15:51