Phẫu thuật thành công cho cụ bà bị liệt, suy hô hấp nặng
Sau khi đi khám nhiều bệnh viện trong tình trạng yếu liệt nửa người, suy hô hấp, bệnh nhân L.T.M.P (62 tuổi, Hà Nội) được thông báo về nguy cơ tử vong cao trong khi mổ do phẫu thuật trượt cổ cao C1, C2 đốt sống cổ rất khó.
Chiều ngày 19/2, BS Nguyên Vũ, khoa Ngoại bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, bệnh nhân M.P bị dị dạng cột sống bẩm sinh từ bé, phần cổ vẹo vọ, cơ mặt bất thường. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn đi lại và sinh hoạt bình thường suốt 60 năm qua. Cho đến đầu tháng 2/2014, bệnh nhân xuất hiện tình trạng yếu dần nửa người, suy hô hấp. Sau khi đi khám, chiếu chụp tại nhiều bệnh viện, các bác sĩ đều tiên lượng rất nặng nề, nếu mổ có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Bệnh nhân đã được gia đình đưa đến khám tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Xác định đây là ca bệnh nặng, nếu không mổ sẽ dần liệt hẳn và tử vong do suy hô hấp, các bác sĩ khoa Ngoại, bệnh viện ĐH Y Hà Nội đã quyết định sử dụng kỹ thuật nẹp vít cổ chập (giữ đầu trên cổ qua hệ thống nẹp vít thay cho các đốt sống cổ) và giải ép mai chẩm cung sau C1-C2.
Sáng ngày 18/2, ca mổ diễn ra thành công và bệnh nhân được làm giảm đau sau mổ. Đêm ngày 18/2, bệnh nhân đã hoàn toàn tỉnh táo. Ngày 19/2, toàn bộ tay chân của bệnh nhân đã hồi phục rõ rệt (lực cơ cánh tay mạnh hơn, 2 chân có thể co cao và cử động linh hoạt hơn hẳn trước mổ). BS Nguyên Vũ cho biết, dự kiến 7-10 ngày sau mổ bệnh nhân sẽ được xuất viện và sẽ phục hồi tứ chi hoàn toàn sau 1-3 tháng tập phục hồi chức năng.
Trên thực tế, trượt đốt sống cổ thường gặp ở những người bị tai nạn, thoái hóa đốt sống cổ. Do đó, khi thấy mỏi cổ, đau cổ, vận động ở cổ bị hạn chế dần, tê xuống 2 tay, 2 vai thì cần đi khám ngay.
Và phẫu thuật nẹp vít cổ chập là 1 phẫu thuật cột sống cổ lớn nhất và nhiều nguy cơ nhất do có thể gây liệt và tử vong ngay trong và sau khi mổ, đòi hỏi từ hồi sức gây mê đến sự chuẩn bị cho ca mổ và đặc biệt đòi hỏi tay nghề của bác sĩ phẫu thuật phải rất cao. Trong đó, với những trường hợp bị yếu liệt thì chỉ cần việc kê đặt cổ chuẩn bị cho phẫu thuật cũng có thể gây liệt hẳn hoặc suy hô hấp dẫn tới tử vong cho người bệnh. Tỉ lệ thành công của kỹ thuật này hiện là 70-80%, phụ thuộc nhiều vào tình trạng của bệnh nhân khi nhập viện.
Nguồn Dân trí
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05