Phát minh thành công robot siêu nhỏ có thể bơi trong mạch máu
Trí tuệ nhân tạo đã không còn là giấc mơ! | |
9 nghề nghiệp lương cao, nhiều triển vọng mà không sợ bị robot lấy mất trong tương lai |
Những "kình ngư" siêu nhỏ này đủ nhanh và khỏe để bơi vượt qua những chất lỏng có độ nhớt như máu và mang thuốc vào cơ thể.
Các robot nano được điều khiển bởi một từ trường bên ngoài và có thể bơi về phía trước với tốc độ 10 micromet một giây.
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Sputnik) |
Nghiên cứu này đã được đăng trên nhật báo Nano Letters, trong đó nhà khoa học Tianlong Li và các cộng sự giải thích công nghệ đằng sau phát minh.
Các nhà khoa học đã từ lâu tham gia vào việc phát triển các thiết bị để đưa các loại thuốc tới những cơ quan nội tạng cụ thể một cách có chủ đích.
Phát minh này giúp cung cấp chính xác liều lượng thuốc mà không có sự dư thừa nào có thể dẫn đến các tác dụng phụ gây tổn hại lên các cơ quan khác.
Trước đây, nhiều loại vật chứa siêu nhỏ, thuốc dạng in 3D, robot, hay các tế bào sống được điều chỉnh như tinh trùng đã được sử dụng.
Tuy nhiên, các nhà khoa học Trung Quốc đã quyết định dùng robot siêu nhỏ có thể nổi trong máu hay các loại dịch khác. Những robot này gồm ba phần: phần trung tâm, làm bằng vàng, và hai "tay" bằng niken gắn với phần trung tâm bằng các "bản lề" bạc rỗng.
Robot được điều khiển bởi một từ trường biến đổi ở bên ngoài. Do thực tế là từ trường liên tục biến đổi, robot cử động hai "tay" và đẩy mình tiến về phía trước.
"Để đưa thuốc có chủ đích vào cơ thể mà không dùng các thủ thuật xâm lấn, những robot nano biết bơi này có thể được phủ thuốc ra ngoài và tiêm vào máu, ở đó quỹ đạo của chúng có thể được điều hướng bởi các từ trường bên ngoài," tờ New Scientist đưa tin.
Để sử dụng những robot như vậy trong mạch máu, chúng cần được làm từ những vật liệu tương thích sinh học. Để sử dụng chúng tại những khu vực ít phức tạp hơn trong cơ thể người, như đường tiết niệu hay mắt, các thử nghiệm lâm sàng có thể được khởi động trong vòng 5-10 năm tới.
Năm ngoái, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã giới thiệu một robot tương thích sinh học dạng gấp giấy origami, cũng được điều khiển bằng một từ trường bên ngoài. Với sự giúp đỡ của một robot như vậy, họ đã lấy ra được một cục pin từ một dạ dày làm mẫu.
Tương tự, các nhà khoa học ở Mỹ đã tạo ra một thiết bị cấy ghép vạn năng để phát tán thuốc tại một điểm cho sẵn trong cơ thể.
Theo Mai Nguyễn/ vietnamplus.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
Mở cửa “chuồng cọp” để tự cứu mình
Khai thác giá trị truyền thống trong kiến trúc đương đại
Xem xét lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá
Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo
Tăng cường gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động
Tạo đột phá mới, bước vào kỷ nguyên vươn mình: Bắt đầu từ nêu gương, dám nghĩ, dám làm
Tin khác
Gia tăng nguy cơ bệnh nặng và tử vong vì kháng thuốc
Y tế 26/11/2024 08:01
Hà Nội tăng cường các hoạt động nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 25/11/2024 14:23
Hà Nội ghi nhận thêm 28 ca mắc sởi
Y tế 25/11/2024 14:17
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57