Phát huy kinh nghiệm của giáo viên trong bồi dưỡng triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới

(LĐTĐ) Đó là nhấn mạnh của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Phùng Xuân Nhạ tại Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới được tổ chức ngày 28/3. Hội nghị kết nối gần 800 điểm cầu từ Bộ GD&ĐT tới các Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT trên toàn quốc.
phat huy kinh nghiem cua giao vien trong boi duong trien khai chuong trinh giao duc pho thong moi 89230 Triển khai bồi dưỡng giáo viên thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới
phat huy kinh nghiem cua giao vien trong boi duong trien khai chuong trinh giao duc pho thong moi 89230 Chương trình giáo dục phổ thông mới: Có thực sự “giảm tải”?
phat huy kinh nghiem cua giao vien trong boi duong trien khai chuong trinh giao duc pho thong moi 89230 Dốc sức triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới

Ưu tiên bồi dưỡng 100% giáo viên lớp 1

Thông tin về đối tượng bồi dưỡng, ông Nguyễn Xuân Thành - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) cho biết, có 4 đối tượng sẽ được tham gia bồi dưỡng gồm: Giảng viên sư phạm chủ chốt; giáo viên phổ thông đại trà; cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng); cán bộ quản lý giáo dục cấp sở, phòng.

Theo kế hoạch, năm 2019 sẽ tập trung tổ chức bồi dưỡng 2 chuyên đề: Triển khai thực hiện chương trình GDPT mới và những yêu cầu đặt ra với từng đối tượng bồi dưỡng; tăng cường năng lực cho mỗi đối tượng được bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT mới. Việc bồi dưỡng dự kiến sẽ bắt đầu tiến hành từ tháng 4. Riêng giáo viên đại trà lớp 1 sẽ ưu tiên bồi dưỡng 100% trong năm 2019.

Tài liệu bồi dưỡng được xác định gồm tài liệu in (nội dung dạy học các chủ đề minh họa; giáo án; tài liệu bổ trợ); video (bài học minh họa được thực hiện tại trường phổ thông; sinh hoạt chuyên môn/phân tích, rút kinh nghiệm về bài học minh họa…); mô phỏng (thí nghiệm, hiện tượng, quá trình…) và phần mềm kiểm tra, đánh giá.

phat huy kinh nghiem cua giao vien trong boi duong trien khai chuong trinh giao duc pho thong moi 89230
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ chủ trì điểm cầu trực tuyến tại Bộ GD&ĐT.

Bên cạnh đó, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học cũng cho biết, thời gian qua, các trường đại học sư phạm, học viên đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát nhu cầu thực tế, đề xuất chuyên đề cần bồi dưỡng cho mỗi đối tượng. Trên cơ sở đó, Bộ GD&ĐT lựa chọn chuyên đề phù hợp để giao cho các trường đại học sư phạm, học viện biên soạn, thẩm định tài liệu.

Các trường đại học sư phạm, học viện sẽ tổ chức bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục cốt cán theo hình thức học kết hợp. Địa phương tổ chức bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đại trà với sự hỗ trợ từ các trường đại học sư phạm, học viện. Bộ GD&ĐT chỉ đạo, giám sát toàn bộ công tác bồi dưỡng theo kế hoạch hàng năm.

“Yêu cầu đặt ra là việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng phải phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng được bồi dưỡng, đảm bảo thiết thực và hiệu quả” - ông Nguyễn Xuân Thành chia sẻ.

Thời gian bồi dưỡng không ảnh hưởng đến chuyên môn của nhà trường

Trao đổi tại Hội nghị, đại diện lãnh đạo các Sở GD&ĐT cơ bản nhất trí với kế hoạch tổ chức bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục triển khai chương trình GDPT mới năm 2019. Tuy nhiên, một số địa phương bày tỏ băn khoăn về thời gian tổ chức bồi dưỡng, vì thời điểm tháng 4, 5, 6 trùng với thời gian kết thúc năm học và tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia.

Giải thích về băn khoăn này, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học cho biết, khi xây dựng kế hoạch đã có sự tính toán, kỳ thi THPT quốc gia dành cho lớp 12, còn bồi dưỡng năm 2019 tập trung vào bậc Tiểu học, chủ yếu lại là lớp 1. Ở giai đoạn đầu bồi dưỡng, đối tượng bồi dưỡng là đội ngũ cốt cán, có nghĩa là mỗi trường chỉ có 1 giáo viên, vì vậy không ảnh hưởng đến kế hoạch chuyên môn của mỗi nhà trường.

Cũng về vấn đề thời gian, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng, việc nào của ngành cũng cần được quan tâm, trong đó, việc bồi dưỡng giáo viên cho chương trình GDPT mới là không thể trì hoãn được. Vì vậy cần cân đối để triển khai sao cho phù hợp, tránh dồn việc bồi dưỡng vào cùng một thời điểm.

Dành sự quan tâm cho điều kiện triển khai bồi dưỡng giáo viên tại địa phương, ông Nguyễn Quốc Anh - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Tĩnh đề nghị, Bộ GD&ĐT cần sớm có văn bản hướng dẫn rõ hơn trách nhiệm của sở GD&ĐT, đồng thời có văn bản gửi UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ngành địa phương, bảo đảm điều kiện tổ chức bồi dưỡng; nhất là hướng dẫn về kinh phí trong tổ chức bồi dưỡng tại địa phương.

Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, Bộ GD&ĐT đã làm việc với Bộ Tài chính. Sắp tới, Bộ Tài chính sẽ ban hành Thông tư hướng dẫn lập dự toán và thanh quyết toán xây dựng tài liệu địa phương. Bộ Tài chính cũng sẽ ban hành công văn hướng dẫn kinh phí, mức chi cho bồi dưỡng giáo viên đáp ứng chương trình mới.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cũng lưu ý, các địa phương cần nhận thức, quan tâm đầy đủ về công tác bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, coi đây là yếu tố quyềt định thành công chương trình GDPT mới. Chọn lọc đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cốt cán thực sự chất lượng. Chủ động tham mưu với UBND tỉnh/thành phố để xây dựng kế hoạch tổng thể công tác bồi dưỡng, chuẩn bị các điều kiện đảm bảo chất lượng hoạt động bồi dưỡng.

Bồi dưỡng trực tuyến sẽ là đột phá

Quan tâm tới hình thức bồi dưỡng trực tuyến, bà Huỳnh Lệ Giang - Giám đốc Sở GD&ĐT Đồng Nai đề xuất, hình thức trực tuyến cần được thực hiện nhiều hơn trực tiếp, các nội dung chủ yếu được triển khai bằng hình thức trực tuyến, thời gian bồi dưỡng trực tiếp chỉ dành để giải đáp các thắc mắc của giáo viên, cán bộ quản lý.

Cũng quan tâm tới hình thức bồi dưỡng qua mạng, ông Thái Văn Thành - Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An đề nghị, Bộ GD&ĐT cần sớm đưa bộ học liệu bồi dưỡng lên mạng để giáo viên, cán bộ quản lý nghiên cứu trước. Ngoài ra, Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An cũng đề nghị Cục Công nghệ thông tin (CNTT) (Bộ GD&ĐT) có hướng dẫn cụ thể các địa phương về kết nối hạ tầng CNTT, chuẩn bị điều kiện, thiết bị hạ tầng CNTT.

phat huy kinh nghiem cua giao vien trong boi duong trien khai chuong trinh giao duc pho thong moi 89230
Ông Nguyễn Xuân Thành - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học trao đổi tại Hội nghị.

Trao đổi với các địa phương, ông Nguyễn Sơn Hải - Cục trưởng Cục CNTT cho biết, trực tuyến sẽ là hình thức bồi dưỡng được làm trước, tài liệu bồi dưỡng sẽ được gửi trước qua mạng. Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang xây dựng hệ thống bài giảng trực tuyến và phần mềm bồi dưỡng trực tuyến của ngành, theo đó mỗi giáo viên sẽ có một tài khoản riêng, quá trình bồi dưỡng của giáo viên được cập nhật qua hệ thống này.

“Bồi dưỡng trực tuyến sẽ là điểm mới, đột phá trong triển khai bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý lần này. Các bài giảng sẽ được số hóa, giáo viên có thể xem mọi lúc mọi nơi, có thể tương tác” - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.

Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, khi nào bồi dưỡng trực tuyến đủ mới bồi dưỡng trực tiếp. “Chúng ta cần lưu ý các tỉnh miền núi điều kiện đi lại rất khó khăn, không thể để thầy cô có số ngày đi lại nhiều hơn số ngày tham gia bồi dưỡng, vì vậy, phương thức bồi dưỡng phải khả thi cho từng đối tượng, mọi người được tiếp cận chương trình theo cách của mình” – Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng lưu ý, trực tuyến không thay thế trực tiếp, bởi vẫn có những nội dung cần được bồi dưỡng theo cách “cầm tay chỉ việc”. Và đặc biệt, trực tiếp là cơ hội để giải đáp các thắc mắc, chia sẻ kinh nghiệm trong thực tế. “Chương trình bồi dưỡng trực tiếp phải ngắn gọn, thiết thực và hiệu quả” - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT chỉ đạo.

Bồi dưỡng phải trở thành nhu cầu tự thân

Theo ông Trần Văn Hòa - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa, việc tham gia bồi dưỡng không phải việc làm thêm của thầy cô mà đó là việc đương nhiên, trách nhiệm của mỗi cán bộ, giáo viên.

“Về phía Bộ GD&ĐT cần chuẩn bị thật tốt các tài liệu, các giáo viên nghiên cứu tài liệu và học qua mạng, sau đó viết bài thu hoạch. Chúng ta chỉ bồi dưỡng trực tiếp cho những người đã nghiên cứu nhưng chưa hiểu hết. Các thầy cô phải vươn lên, tự đào tạo. Những thầy cô nào trong cuộc chuyển mình này thấy mình không theo được cũng nên được thay thế” - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa nêu quan điểm.

Đồng tình với quan điểm, bồi dưỡng phải trở thành nhu cầu tự thân của mỗi giáo viên, cán bộ quản lý, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, khi xác định được bồi dưỡng là tự thân thì sẽ thấy bồi dưỡng không nặng nề mà rất nhẹ nhàng.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng nhấn mạnh, không phải đến thời điểm này thầy cô mới đổi mới mà đã nỗ lực đổi mới rồi. Vì vậy, quá trình bồi dưỡng phải huy động được kinh nghiệm của mỗi người.

Về đề xuất của ông Nguyễn Thanh Giang - Giám đốc Sở GD&ĐT Bà Rịa - Vũng Tàu là cần có kiểm tra đánh giá quá trình bồi dưỡng như một cách ràng buộc người học, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, đây là vấn đề sẽ được chú trọng trong lần bồi dưỡng này.

“Phải có đánh giá mới tránh được tình trạng “điểm danh, ghi tên”. Nội dung đánh giá phải được thiết kế khách quan, minh bạch, công bằng, tránh cào bằng, gây ức chế cho giáo viên” - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nêu rõ.

Trên cơ sở các ý kiến tại Hội nghị, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ yêu cầu các đơn vị của Bộ GD&ĐT tiếp thu, hoàn thiện kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục thực hiện chương trình GDPT mới năm 2019 để ban hành ngay trong tháng 3. Ngoài ra, từng năm, kế hoạch bồi dưỡng phải được ban được sớm để các địa phương, cơ sở giáo dục, giáo viên, cán bộ quản lý chủ động thực hiện.

PV

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) N gày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 23/11, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây trời nắng.

Tin khác

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

(LĐTĐ) Sáng 22/11 tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(LĐTĐ) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

(LĐTĐ) “Người ta tính rằng một công chức nếu không ăn gì cả, vài trăm năm mới mua được nhà. Một câu hỏi cử tri đặt ra cho chúng tôi là tại sao không có một cơ chế thí điểm để tháo gỡ cho vướng mắc nhất hiện này đó là nhà ở xã hội?”, đại biểu Nguyễn Công Long đặt vấn đề.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

(LĐTĐ) Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được nghiên cứu trong thời gian rất dài, tới 18 năm với sự tính toán kỹ lưỡng, thận trọng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Dự báo nhu cầu vận tải, tiềm lực vị thế quốc gia cho thấy năm 2027 là thời điểm thích hợp triển khai dự án. Để bảo đảm triển khai thành công dự án mang tầm chiến lược quốc gia, Chính phủ đã đề xuất đầu tư dự án theo hình thức đầu tư công.
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

(LĐTĐ) Chiều 20/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND).
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Trong 2 ngày 19-20/11, Hội Luật gia thành phố Hà Nội đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029 và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp

Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật Nhà giáo, tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
Xem thêm
Phiên bản di động