Phát hiện nhiều dấu tích và di vật cổ tại thành nhà Hồ
Thanh Hóa: Chi hơn 90 tỷ đồng khảo cổ Thành nhà Hồ |
Theo đó, những dấu tích kiến trúc và các di vật được phát hiện nằm rải rác ở nhiều vị trí trong khuôn viên chùa Du Anh, động Hồ Công... nhưng được phân bố đậm đặc trên một thung lũng nhỏ diện tích khoảng 100m2 và trên độ cao 30 - 40m bên phải chùa Du Anh. Các hiện vật được tìm thấy nhiều nhất là ngói với nhiều loại, như ngói âm dương, ngói mũi sen đơn, ngói mũi sen kép, ngói mũi lá, ngói ống, ngói bò, ngói lá đề... Nhiều loại được trang trí tinh xảo, tráng men màu xanh hoặc vàng. Đặc biệt, tại đây, đã phát hiện ra loại ngói lưu ly là loại ngói thường chỉ dùng để lợp các công trình kiến trúc của hoàng gia có khung niên đại từ thế kỷ 14-16.
Nơi phát hiện dấu tích và di vật |
Ngói tráng men xanh được phát hiện tại thành nhà Hồ |
Thành nhà Hồ là kinh đô nước Đại Ngu (1400-1407), nằm trên địa phận tỉnh Thanh Hóa. Đây là tòa thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá, có quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam và có giá trị độc đáo duy nhất còn lại ở Đông Nam Á. Thành nhà Hồ được xây trong thời gian ngắn khoảng 3 tháng và đã tồn tại hơn 6 thế kỷ. Vào ngày 27/6/2011, thành nhà Hồ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. |
Ngoài ra, Trung tâm Bảo tồn di sản văn hóa thế giới thành nhà Hồ còn phát hiện tại đây có nhiều gạch vồ lớn, kích thước 45 x 24 x 7cm, trong đó một số viên được tìm thấy có in khắc chữ Hán – Nôm ghi tên các địa danh sản xuất. Mặt khác, còn tìm thấy nhiều chân tảng đá được đục đẽo vuông vức, có đường kính 41 x 41cm, cùng với nhiều đồ gốm sứ có kích thước lớn, với khá nhiều dòng gốm như gốm men nâu, men ngọc, men trắng ngà và gốm hoa nâu, chủ yếu là mảnh thạp, bình, bát đĩa... và nhiều đồ sành với phần miệng có gờ hơi loe, trên thân và cổ có trang trí hoa văn hình sóng nước, một số có núm trang trí có niên đại thế kỷ 14-15.
Việc phát hiện những dấu tích kiến trúc và các di vật tại vùng đệm khu di sản thế giới thành nhà Hồ là một phát hiện quan trọng, có ý nghĩa trong việc bảo tồn, quản lý và phát huy giá trị di sản thành nhà Hồ gắn với phát triển du lịch của địa phương.
Trước đó, cũng tại khu vực núi Xuân Đài, vào tháng 11/2012, Trung tâm Bảo tồn di sản thành nhà Hồ cũng đã phát hiện những dấu tích của một công trường khai thác đá lớn, được xác định để lấy đá xây dựng thành nhà Hồ. Đây là công trường khai thác đá cổ thứ 2 dùng để xây dựng thành nhà Hồ được phát hiện, sau công trường khai thác đá tại núi An Tôn.
Trịnh Tuyên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40