Phát hiện, điều trị sớm tránh biến chứng bệnh tay chân miệng cho trẻ
Tăng cường phòng chống bệnh tay chân miệng và các bệnh do muỗi truyền trong trường học | |
Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống dịch tay chân miệng |
Theo Ths. BS Đỗ Thiện Hải, Phó trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh tay chân miệng xuất hiện quanh năm. Tuy nhiên, thời điểm hiện nay là điều kiện thuận lợi cho virus gây bệnh phát triển và bệnh có thể gây thành dịch lớn. Đa phần trẻ có diễn biến nhẹ, nhưng bệnh cũng có thể có biến chứng nguy hiểm như: Sốc, viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp thậm chí dẫn tới tử vong nhanh chóng.
Theo các chuyên gia y tế, các dấu hiệu của bệnh tay chân miệng bao gồm sốt và tổn thương ở da với những mụn dát đỏ, mụn nước ở các vị trí như: Họng, quanh miệng, lòng bàn chân, mông, đầu gối… Tuy nhiên, những triệu chứng bệnh này, nhiều bậc phụ huynh phải tinh ý mới phát hiện kịp thời triệu chứng bệnh.
Cụ thể, trường hợp cháu Đỗ Thùy (22 tháng tuổi, ở Hà Đông – Hà Nội), nhập viện điều trị bệnh tay chân miệng do cháu đột nhiên sốt cao 40 độ C và quấy khóc liên tục. “Sau khi nhập viện 1 ngày, cháu mới nổi các nốt mụn bé ở cổ họng, khe bẹn, với những nốt mụn này nếu không để ý kỹ, rất khó nhìn thấy”, bố cháu Thùy cho hay.
Hay mẹ bệnh nhi Nguyễn Linh (14 tháng tuổi, quê Hải Dương) cho biết, trước đây vài ngày, cháu sốt cao 39 – 40 độ C liên tục, không đáp ứng hạ sốt, miệng xuất hiện vài nốt nhỏ li ti. Khi gia đình đưa bé đi thăm khám tại tuyến cơ sở thì được chẩn đoán viêm họng cấp và cho uống thuốc. Tuy nhiên, sau khi thấy tình trạng của con vẫn không thuyên giảm, gia đình vội đưa bé lên Bệnh viện Nhi Trung ương. Tại đây, cháu Linh được thăm khám, làm các xét nghiệm và được chẩn đoán mắc tay chân miệng.
Theo bác sĩ chuyên khoa Nhi cảnh báo, khi trẻ có các triệu chứng quấy khóc khác thường, sốt cao không hạ và giật mình là 3 triệu chứng rất sớm báo hiệu nguy cơ bệnh tay chân miệng có thể diễn biến nặng. Cụ thể, trẻ có thể quấy khóc nhiều, thậm chí là quấy khóc cả đêm không ngủ, trẻ cứ ngủ khoảng 15 – 20 phút lại dậy quấy khóc khoảng 15 – 20 phút rồi lại ngủ tiếp.
Đó chính là tình trạng trẻ bị nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn rất sớm. Đặc biệt, trẻ bị sốt cao trên 38,5 độ C, kéo dài hơn 48h và không dáp ứng thuốc hạ sốt Paracetamol. Đây là tình trạng các quá trình đáp ứng viêm rất mạnh trong cơ thể, gây nên tình trạng nhiễm độc thần kinh.
Lúc này, cần dùng 1 loại thuốc hạ sốt đặc biệt hơn đó là các chế phẩm thuốc có Ibuprofen. Ngoài ra, trẻ hay có triệu chứng giật mình, đây cũng là một trong những dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Các bậc phụ huynh cần phải chú ý phát hiện triệu chứng này ngay cả khi trẻ đang chơi, quan sát xem tần suất giật mình của trẻ có tăng theo thời gian hay không. Nếu trẻ có 1 trong 3 dấu hiệu trên, thì các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đi thăm khám sớm để xử trí kịp thời.
Hiện nay, bệnh tay chân miệng có thể do nhiều loại virus gây nên và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Khi nhiễm phải bệnh này, gây tổn thương ở niêm mạc miệng gây đau, khiến trẻ ăn kém, có thể dẫn đến hạ đường máu.
Bởi vậy, có thể dùng các thuốc giảm đau, sát trùng niêm mạc miệng như nước muối 0,9%. Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu như súp, cháo, sữa… Tắm cho trẻ bằng những loại nước có tính sát trùng nhẹ như: nước lá chè, lá chân vịt…Hoặc sử dụng dung dịch Betadin bôi các tổn thương ngoài da cho trẻ sau tắm.
Bác sĩ Hải khuyến cáo, để phòng ngừa bệnh tay chân miệng hiệu quả, các bậc phụ huynh nên cho trẻ rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày. Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống như: ăn chín, uống sôi, không mớm thức ăn cho trẻ,…
Bệnh tay chân miệng là bệnh lây nhiễm, bởi vậy không được cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Cách ly trẻ bệnh tại nhà. Không cho trẻ tới trường, nơi công cộng trong 10 – 14 ngày đầu của bệnh. “Đặc biệt, người thăm bệnh nhân, bệnh nhi cần rửa tay trước khi ra khỏi phòng bệnh, để tránh lây lan bệnh từ bệnh viện ra ngoài cộng đồng”, bác sĩ Hải cho biết thêm.
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38