Phát hiện cách thức chữa mất trí nhớ do nhiễm virus Tây sông Nile
Giấm quả Việt quất có thể ngăn chặn mất trí nhớ? | |
Ăn nhiều rau xanh giúp ngăn chặn chứng mất trí nhớ ở tuổi già | |
Hiện tượng bốc hỏa ở tuổi trung niên và bệnh mất trí nhớ |
Các nhà khoa học Mỹ mới đây đã tìm ra cách có thể lý giải bệnh mất trí nhớ sau khi nhiễm WNV, cũng như phương pháp chữa trị căn bệnh này.
(Nguồn: Big Think) |
Nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí Nature Immunology của Đại học Washington, Mỹ cho thấy những chuột bị nhiễm WNV sản sinh ra ít tế bào thần kinh hơn và nhiều tế bào hình sao hơn chuột không nhiễm, đồng nghĩa với việc tổn thương não không thể phục hồi.
Tế bào hình sao thông thường cung cấp dinh dưỡng cho các tế bào thần kinh, nhưng khi được hình thành trong quá trình nhiễm WNV, các tế bào này hoạt động như các tế bào miễn dịch, tạo ra một protein gây viêm gọi là IL-1 để chống lại virus xâm nhập.
Tuy nhiên, sau khi chuột đã hết nhiễm WNV, IL-1 vẫn tiếp tục được sản sinh gây cản trở cho việc hình thành các tế bào thần kinh mới. Điều này ảnh hưởng đến trí nhớ của chuột do thiếu tế bào thần kinh mới, não không sửa chữa được những tổn thương trong giai đoạn nhiễm bệnh.
Để tìm cách chữa trị di chứng này, giáo sư y khoa thuộc Trường Y khoa Đại học Washington, Robyn Klein, và nhóm nghiên cứu chia chuột thành 2 nhóm, trong đó một nhóm tiêm WNV và nhóm còn lại bị tiêm nước muối.
Mười ngày sau, với mỗi nhóm chuột này, các nhà khoa học lại chia làm 2 để điều trị bằng giả dược hoặc bằng anakinra, một loại thuốc viêm khớp được Mỹ cấp phép có khả năng cản trở IL-1.
Sau khi để chuột phục hồi trong một tháng, nhóm nghiên cứu kiểm tra khả năng nhận biết và ghi nhớ của những con chuột thí nghiệm bằng cách đặt chúng vào mê cung. Những con chuột bị nhiễm WNV và điều trị bằng giả dược mất nhiều thời gian hơn để tìm hiểu mê cung hơn so với nhóm chuột bị tiêm nước muối.
Trong khi đó, những con chuột nhiễm virus và điều trị bằng thuốc chặn IL-1 lại có khả năng học nhanh ngang những con chuột bị tiêm nước muối. Nghiên cứu này cho thấy có khả năng ngăn chặn IL-1 ảnh hưởng đến bộ nhớ của chuột.
Phần lớn các bệnh nhân nhiễm WNV đều không có triệu chứng. Chỉ khoảng 1/5 người nhiễm virus này bị sốt và xuất hiện các triệu chứng khác, nhưng một số bệnh nhân có thể bị ốm nặng, thậm chí tử vong.
Ngoài ra, những bệnh nhân sau khi phục hồi thường vẫn mắc các vấn đề thần kinh vĩnh viễn như tàn tật, sức khỏe yếu, khó đi lại và mất trí nhớ. Những vấn đề này không chỉ kéo dài mà còn tồi tệ hơn theo thời gian.
Lan truyền do muỗi, WNV có quan hệ về kháng nguyên với virus viêm não Nhật Bản, phổ biến ở hầu hết các quốc gia thuộc châu Phi, Nam Âu, vùng Trung Đông, Tây Á, châu Đại Dương và Bắc Mỹ. Dịch thường xuất hiện dưới dạng tản phát hoặc bùng phát ở quy mô nhỏ trong một vùng.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây dịch có xu hướng lan rộng hơn ra nhiều khu vực trên thế giới, số ca mắc trong mỗi vụ dịch có chiều hướng gia tăng, tỷ lệ ca bệnh nặng có biểu hiện viêm não cũng tăng thêm.
Theo vietnamplus.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Tin khác
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05