Phao cứu sinh của bệnh nhân nhiễm HIV
115 nghìn bệnh nhân nhiễm HIV đã được nhận thuốc ARV từ nguồn bảo hiểm y tế | |
Năm 2019, thanh toán thuốc ARV từ Quỹ Bảo hiểm y tế: Cơ hội cho bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS |
BHYT giúp người bệnh điều trị liên tục và lâu dài
Thuốc ARV là giải pháp hiệu quả trong việc bảo vệ sức khỏe của người nhiễm HIV, bảo vệ cộng đồng khỏi sự lây lan của bệnh. Điều trị ARV cho bệnh nhân HIV/AIDS đã triển khai tại Việt Nam hơn 10 năm nay. Hiện nay, có trên 115.000 người đang được điều trị ARV và con số này sẽ ngày một tăng.Tuy nhiên, từ trước đến nay, việc điều trị bằng thuốc ARV đều được cung cấp miễn phí thông qua nguồn tài trợ quốc tế. Nguồn thuốc ARV từ viện trợ đã bị cắt giảm và chấm dứt trong năm 2018, bệnh nhân HIV sẽ không có thuốc điều trị.
Bên cạnh đó, chi phí thuốc ARV rất đắt đỏ. Theo bà Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm Y tế quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, thuốc phác đồ bậc 1 điều trị HIV có giá khoảng hơn 4 triệu đồng/năm/người, phác đồ bậc 2 đắt gấp 7-8 lần. Các chi phí khám bệnh, các xét nghiệm định kỳ và các dịch vụ đặc thù cũng khá cao. Người nhiễm HIV đa số là các đối tượng nghèo, tài chính hạn hẹp, không có tiền để mua thuốc điều trị lâu dài.Trong khi đó, BHYT có chi phí rẻ hơn, sẽ giúp người nhiễm HIV giảm gánh nặng tài chính cho thuốc, giúp đảm bảo việc điều trị.Vì vậy, Chính phủ đã chủ trương sử dụng BHYT là nguồn thay thế cung cấp thuốc ARV quan trọng.
Nhiều bệnh nhân HIV tới Trung tâm Y tế quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) để nhận thuốc ARV. |
Bệnh nhân N.H.T (ở Hoài Đức - Hà Nội) chia sẻ: Đây thực sự là chính sách nhân văn của Nhà nước đối với những bệnh nhân HIV/AIDS như chúng tôi. Tôi phát hiện bị HIV từ năm 2009, nhưng đến năm 2013 tôi bắt đầu được biết đến thuốc ARV. Từ khi sử dụng thuốc ARV thì sức khỏe của tôi tốt lên rất nhiều, những lần đi khám lại, các bác sĩ cho biết lượng virus HIV của tôi dưới ngưỡng phát hiện. Trước kia, mỗi khi lấy thuốc tôi đều rất lo ngại về chi phí, nhưng kể từ khi có thẻ BHYT tôi cảm thấy thuận tiện hơn rất nhiều, tôi được lấy thuốc liên tục tại Trung tâm Y tế quận Nam Từ Liêm Hà Nội mỗi tháng 1 lần chứ không phải 3 tháng 1 lần như trước kia.
Là một trong những bệnh nhân có thời gian dài sử dụng thuốc ARV điều trị HIV, anh T. (ở Hà Nội) bày tỏ, khi biết thông tin hết năm 2018 các tổ chức quốc tế ngừng tài trợ thuốc ARV cho Việt Nam, những người mắc HIV như anh rất lo lắng bởi kinh tế khó khăn. "Để được sống khỏe mạnh chúng tôi phải được điều trị đều đặn bằng thuốc ARV. Rất may khi hết nguồn thuốc cấp miễn phí lại có ngay BHYT chi trả nên tôi rất mừng, vì nếu phải trả tiền thuốc thì nhiều người chắc sẽ bỏ, không có điều kiện để theo điều trị được đều đặn. Và nhờ có thuốc kháng virus ARV và những chính sách ưu việt của Nhà nước mà HIV đã không còn là căn bệnh nan y. Điều này giúp cho người bệnh như chúng tôi tự tin sống hạnh phúc và lành mạnh với cộng đồng ", anh T chia sẻ.
Mục tiêu 100% người nhiễm HIV tham gia BHYT
Không chỉ cung cấp thuốc ARV, BHYT còn giúp họ có được những dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt. Hiện tại, BHYT đang thanh toán các chi phí như phí khám bệnh, xét nghiệm và điều trị nhiễm trùng cơ hội dành cho người nhiễm HIV tại các cơ sở điều trị HIV đủ điều kiện. Do đó, Chính phủ đã đặt mục tiêu hướng tới 100% người mắc HIV tham gia BHYT. Đặc biệt, đã có những sự thay đổi trong thủ tục giúp người nhiễm HIV đơn giản, thuận lợi hơn.
Cụ thể, hiện nay, người nhiễm HIV không nhất thiết phải tham gia BHYT theo hộ gia đình; đã có giải pháp khắc phục tình trạng thiếu giấy tờ tùy thân, đăng ký khám chữa bệnh ban đầu, chuyển tuyến, chuyển tiếp… Nhờ vậy, số người nhiễm HIV đang được điều trị ARV tham gia BHYT tăng từ 40% (năm 2014) lên 89% (cuối năm 2018), tăng hơn gấp đôi trong khoảng 4 - 5 năm trở lại đây. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đi đầu trong việc đạt được ức chế tải lượng virus HIV với mức trên 93%. Đây là một kết quả ấn tượng bởi nếu người nhiễm HIV đạt được ngưỡng ức chế tải lượng virus thì không có khả năng lây nhiễm HIV cho bạn tình qua đường tình dục.
Hiện nay, Bộ Y tế đang phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam xây dựng cơ sở dữ liệu bệnh nhân điều trị ARV, phục vụ cho việc theo dõi thanh toán thuốc nguồn BHYT, thiết lập hệ thống thông tin quản lý đến từng bệnh nhân tham gia điều trị để tránh tình trạng nhận thuốc nhiều nguồn. Phát biểu tại sự kiện “Những bệnh nhân đầu tiên nhận thuốc ARV từ nguồn quỹ BHYT”, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định: Chính phủ đã xác định BHYT là nguồn thay thế quan trọng cung cấp thuốc ARV cho bệnh nhân HIV/AIDS. Sau một thời gian chuẩn bị, bắt đầu từ 8/3, BHYT sẽ mở rộng chi trả cho cả thuốc ARV cho các bệnh nhân có thẻ BHYT. Bên cạnh đó, năm 2019 cũng là năm đầu tiên sẽ triển khai khám chữa bệnh BHYT ở 188 cơ sở, dự kiến đến hết năm 2019 sẽ có trên 40.000 bệnh nhân nhận thuốc ARV từ BHYT.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng khuyến khích các bệnh nhân mắc HIV cố gắng tham gia BHYT để được điều trị tốt nhất. Đề nghị các địa phương bố trí huy động kinh phí để đạt mục tiêu 100% người bệnh HIV có thẻ bảo hiểm, hỗ trợ đồng chi trả ARV. Bảo hiểm xã hội phối hợp với Bộ Y tế để đảm bảo nguồn thuốc ARV cho bệnh nhân. Đặc biệt, Bộ trưởng cũng đề nghị các cơ sở y tế tạo điều kiện điều trị tốt nhất cho bệnh nhân tiếp nhận thuốc, ân cần, niềm nở; tránh kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV, đảm bảo bảo mật thông tin cá nhân cho người bệnh.
Năm 2019: Sẽ có trên 40.000 bệnh nhân được thụ hưởng chính sách Ngành Y tế cho biết, công tác phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Hiện nay, cả nước có gần 140.000 người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng vi rút ARV, đạt khoảng 70% người nhiễm HIV đã được phát hiện. Trong số đó, tỷ lệ bệnh nhân có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế và hầu như không có khả năng lây nhiễm cho người khác theo con đường tình dục lên đến 95%. Theo Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), hiện nay, người nhiễm HIV sẽ tham gia BHYT theo các nhóm đối tượng hộ gia đình. Và từ khi có thông tin sử dụng thuốc ARV trong điều trị từ nguồn quỹ BHYT, tỷ lệ tham gia BHYT của nhóm bệnh nhân này đã tăng lên nhanh chóng, từ 30% năm 2015 lên 90% hiện nay. Nhiều tỉnh, thành phố đã đạt 100% bệnh nhân đang điều trị ARV có thẻ BHYT bởi với bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ARV là điều trị liên tục và suốt đời, nếu không tham gia BHYT, người có HIV sẽ phải chi trả khoản kinh phí lớn hằng năm. Vì vậy, điều trị ARV thông qua quỹ BHYT sẽ là nguồn tài chính bền vững để người có HIV tiếp tục được điều trị với chi phí hợp lý và phù hợp với hầu hết người dân Việt Nam. Để đảm bảo tính bền vững trong điều trị HIV/AIDS, Chính phủ Việt Nam đã chủ trương sử dụng nguồn từ quỹ BHYT.Dự kiến, đến hết năm 2019, sẽ có trên 40.000 bệnh nhân được hưởng chính sách này. Thực hiện chủ trương này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã phối hợp với Bộ Y tế và các địa phương thực hiện hàng loạt các giải pháp như: Ban hành các văn bản pháp quy; kiện toàn các cơ sở điều trị HIV/AIDS; mở rộng tỷ lệ người HIV có thẻ BHYT; tổ chức đấu thầu thuốc tập trung ARV sử dụng nguồn quỹ BHYT… |
M.Khuê- N.Lan
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quận Đống Đa: Chú trọng tuyên truyền công tác chữa cháy tại trường học
Hoạt động công đoàn khối Giáo dục quận Long Biên: Thiết thực, hiệu quả vì đoàn viên
Hà Nội: Phòng ngừa vi phạm giao thông cho học sinh, sinh viên
Đường sắt tốc độ cao để bổ sung cho hệ thống vận tải chứ không phải cạnh tranh
SpaceSpeakers, Hồ Ngọc Hà, Chipu cùng dàn sao đình đám sẽ khai phố mở hội tại SOHO FEST
Đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao: Hiện nay là thời điểm thích hợp!
Năm 2025: Chưa tăng lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp người có công
Tin khác
Sửa Luật Quảng cáo: Tăng diện tích quảng cáo trên ấn phẩm báo, tạp chí
Chính sách 12/11/2024 11:43
Quy định về mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động mới nhất
Chính sách 09/11/2024 08:44
Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi từ các chính sách thuế, hải quan
Chính sách 09/11/2024 06:32
Chế độ mới về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 1/1/2025
Chính sách 08/11/2024 16:31
Cần có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân
Chính sách 05/11/2024 18:14
Điều kiện nào để giáo viên được nghỉ hưu trước tuổi?
Chính sách 04/11/2024 07:26
Quy định mới về chế độ thai sản, người lao động cần biết
Chính sách 03/11/2024 19:23
Dự kiến mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2025
Chính sách 02/11/2024 06:22
Đề xuất hai mức quà tặng người có công dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Chính sách 27/10/2024 12:56
Chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo thông qua hệ thống chức danh
Chính sách 25/10/2024 12:14