Phân bón giả: Cuộc chiến chưa có hồi kết
Sai phạm trong cấp chứng nhận phân bón: Người dân có quyền khởi kiện ra tòa | |
Lộ diện phân bón giả, kém chất lượng: Ai phải đền bù thiệt hại cho dân? | |
Tại sao phân bón giả có đất sống? |
Sợ phân bón nhái hơn phân bón giả
Tại buổi tọa đàm “Phân bón giả tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” tổ chức mới đây, Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho biết, hiện cả nước có khoảng 800 cơ sở sản xuất phân bón được cấp phép (1.600 công ty và 20.000 đại lý kinh doanh) bên cạnh hàng nghìn cơ sở, đơn vị sản xuất phân bón chưa được cấp phép…
Tòa đàm phân bón giả ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp |
Vì thế, thực trạng phân bón giả hiện vẫn diễn ra hết sức phức tạp, thậm chí có xu hướng năm sau tăng hơn năm trước. Thống kê cho thấy, nếu như năm 2015 các cơ quan chức năng đã phát hiện và xử lý trên 4000 vụ vi phạm liên quan đến phân bón giả, thì năm 2016 con số này đã tăng lên trên 5.000 vụ vi phạm. Trong đó, có rất nhiều vụ việc nghiêm trọng nhưng vẫn chưa được giải quyết bởi pháp luật còn nhiều kẽ hở.
Trước thực trạng này, ông Vũ Xuân Hồng - Phó TGĐ Công ty CP Supe phốt phát Hóa chất Lâm Thao cho rằng, hiện nay chưa có quy chuẩn để xác định sản phẩm, nhưng nhiều đơn vị sản xuất phân bón vẫn được cấp phép sản xuất, có chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy.
Đánh giá về vấn nạn trên, ông Hồ Quang Thái - Phó Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia cho hay, vấn nạn phân bón giả, nhái không phải bây giờ mới được quan tâm mà nó đã diễn ra từ rất lâu. Tuy nhiên, hiện vấn đề quản lý phân bón đang có nhiều kẽ hỡ, đặc biệt là vấn đề liên quan đến các quy chuẩn về chất dinh dưỡng có trong phân bón và đó là một trong những lý do khiến cho vấn đề xử lý phân bón nhái, giả ngày một khó khăn hơn. |
Vì thế, nhiều người dân không thể phân biệt được đâu là phân bón nhái, đâu là sản phẩm thật, chỉ đến khi các cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra chất lượng cụ thể, thì mới phát hiện ra những điểm lệch chuẩn với quy chuẩn mà doanh nghiệp đăng ký trước đó.
“Vấn đề khó khăn với doanh nghiệp chân chính hiện nay không phải là việc đối phó với sản phẩm phân bón giả, mà chính là việc đối phó với các thương hiệu sản phẩm bị làm nhái và đó mới là vấn đề nhức nhối hiện nay. Bởi, nếu là sản phẩm giả thì đã có cơ chế, chế tài xử lý, nhưng sản phẩm nhái thì vẫn đang lách qua các khe “cửa hẹp” của pháp luật để tồn tại”, ông Hồng bày tỏ.
Đồng tình với ý kiến của đại diện Công ty CP Supe phốt phát Hóa chất Lâm Thao, nhiều doanh nghiệp tại buổi tọa đàm cũng cho rằng, sở dĩ doanh nghiệp lo lắng về việc phân bón nhái chứ không phải phân bón giả là bởi, hàm lượng chất dinh dưỡng có trong các sản phẩm phân bón nhái thường ít hơn so với thông số ghi trên bao bì, nhãn mác, khiến người dân không thể phân biệt và khi sử dụng sẽ ảnh hướng đến chất dinh dưỡng trong đất và làm cho đất khó hồi phục.
Đánh giá về vấn nạn phân bón nhái, giả đang tràn lan trên thị trường, ông Ngô Tiến Dũng, nguyên Cục phó Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) chia sẻ, phân bón là mặt hàng quan trọng đối với nông nghiệp, vì đây là sản phẩm đảm bảo đến 80% năng suất cây trồng. Thế nhưng, việc người dân sử dụng phải phân bón giả, nhái sẽ làm cho đất mất chất dinh dưỡng, bạc màu và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình canh tác, cũng như ảnh hưởng đến nguồn nước và cuộc sống, sinh hoạt của người dân…đồng thời làm lũng đoạn thị trường phân bón trong nước.
“Theo tôi nghĩ, hiện nay số cơ sở được cấp phép sản xuất phân bón ở Việt Nam là quá lớn và khó kiểm soát. Thiết nghĩ, chỉ cần khoảng 2 – 300 doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực này là hợp lý. Qua đó, nó không chỉ giúp vấn đề quản lý của các cơ quan chức năng phù hợp hơn, mà còn bảo vệ được chính các doanh nghiệp chân chính và người nông dân”, ông Dũng cho hay.
Chế tài chưa đủ sức răn đe
Trước thực trạng nạn phân bón giả, nhái vẫn đang hoành hành trên thị trường, tại buổi tọa đàm nhiều doanh nghiệp cho rằng, nguyên nhân chủ yếu vẫn là do chế tài chưa đủ mạnh và chưa chặt chẽ. Qua đó, nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng kẽ hở trong quy định của pháp luật về tổng chất dinh dưỡng để sản xuất phân bón giả, kém chất lượng, khiến cho “cuộc chiến” của các nhà quản lý với vấn nạn này càng trở nên khó khăn hơn.
Đánh giá về vấn nạn trên, ông Hồ Quang Thái - Phó Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia cho hay, vấn nạn phân bón giả, nhái không phải bây giờ mới được quan tâm mà nó đã diễn ra từ rất lâu. Tuy nhiên, hiện vấn đề quản lý phân bón đang có nhiều kẽ hỡ, đặc biệt là vấn đề liên quan đến các quy chuẩn về chất dinh dưỡng có trong phân bón và đó là một trong những lý do khiến cho vấn đề xử lý phân bón nhái, giả ngày một khó khăn hơn.
Ông Thái cho biết: “Thực tế cho thấy, Nghị định 202 có hiệu lực từ 1/2/2014, nhưng đến thời điểm này, Bộ Công Thương vẫn chưa có văn bản chính thức về chất chính trong phân bón, dẫn đến mỗi đơn vị có cách hiểu và giải thích khác nhau và làm hạn chế quá trình thi hành công vụ của các lực lượng chức năng, cũng như gây khó khăn trong quá trình thanh, kiểm tra chất lượng phân bón…”.
Cùng chung quan điểm với ông Thái, ông Nguyễn Hạc Thúy, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho rằng, hiện nay việc xử phạt doanh nghiệp vi phạm sản xuất, lưu hành phân bón giả, nhái mới chỉ dừng ở mức xử phạt hành chính, sẽ làm cho nhiều doanh nghiệp vi phạm trở nên “nhờn luật” và làm hỏng ngành phân bón Việt Nam. Do đó cần thiết phải xử lý theo pháp luật và quy trách nhiệm.
Đưa ra quan điểm của mình, Luật sư Đào Đăng Sơn (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), cho rằng, theo Điều 24 Nghị định số 163/2013/NĐ-CP sửa đổi, việc xử lý vi phạm trong việc xử lý chất lượng phân bón giả, nhái mới chỉ dừng ở mức xử phạt vi phạm hành chính và mức xử phạt cao nhất là 40 triệu đồng.
Theo tôi nghĩ, đây là mức xử phạt chưa đủ sức răng đe. Vì thế, để chấn chỉnh vấn nạn này thì các cơ quan chức năng cần có những chế tài mạnh hơn như: Tăng mức xử lý vi phạm, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự nếu sự việc đặc biệt nghiêm trọng. Có như vậy cơ quan nhà nước sẽ quản lý tốt hơn, doanh nghiệp làm ăn chân chính hơn và người dân đỡ thiệt hại hơn.
Tuấn Minh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21