Tại sao phân bón giả có đất sống?
Phân bón giả tràn lan |
Có sự thông đồng
Ông Nguyễn Hạc Thuý - Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho rằng: “Sở dĩ phân bón giả, phân bón kém chất lượng có đất sống bởi nguyên nhân một phần từ đường dây bảo kê. Ví dụ, phòng thí nghiệm là nơi người ta tin nhất thì lại có hiện tượng bảo kê cho sản phẩm kém chất lượng, có hiện tượng chứng nhận phân bón giả thành phân bón thật, khi bị truy tới cùng thì đổ lỗi cho thiết bị lạc hậu, lỗi thời…Thậm chí có địa phương, phân bón giả được bộ phận quản lý thị trường bao che, đổi mẫu vi phạm. Lợi nhuận từ sản xuất phân bón giả là rất lớn, nó đủ sức mua chuộc lòng tham của mỗi con người”.
Còn từ TP Hồ Chí Minh, TS Nguyễn Đăng Nghĩa, chuyên gia nông nghiệp đã có bức tâm thư gửi lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các đại biểu Quốc hội và Ban 389 liên quan đến nạn phân bón giả vẫn đeo bám nông dân Việt Nam. Trong bức tâm thư này, TS Nghĩa đã trích dẫn khá nhiều số liệu được các cơ quan truyền thông đăng tải để dẫn chứng có sự thông nhau giữa một số cấp có thẩm quyền với nhà sản xuất để cho ra đời những loại phân bón giả.
Thực ra, những ý kiến trên của hai chuyên gia đều có cơ sở. Trong công văn số 1574/TT-QLCL của Cục Trồng trọt báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát về việc hoạt động chứng nhận hợp quy phân bón của Trung tâm khảo nghiệm phân bón vùng Nam Bộ (TTKNPB- VNB) ngày 21/9/2015 có kết luận: “Cục Trồng trọt nhận được thông tin phản ánh của một số Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở tỉnh phía Nam trao đổi về việc Trung tâm (TT) này cấp giấy chứng nhận hợp quy cho sản phẩm phân bón khi chưa được chỉ định là tổ chức chứng nhận chất lượng cấp trước ngày 19/11/2102. Qua rà soát, kiểm tra cho thấy TT đã cấp chứng chỉ hợp quy cho sản phẩm phân bón khi chưa được sự đồng ý của Cục Trồng trọt là trái với quy định”. Vì sao chưa được phép, không xin phép, không thuộc diện được cấp giấy chứng nhận mà TT này vẫn cấp là vấn đề cần làm sáng tỏ.
Quản lý không thống nhất
Như đã đề cập trong số báo trước, hiện cả nước có đến trên 1.000 cơ sở, doanh nghiệp (DN) sản xuất phân bón và khoảng 16.000 cơ sở vừa sản xuất, vừa kinh doanh mặt hàng này. Nếu làm một phép tính, với hơn 1.000 cơ sở sản xuất, mỗi đơn vị chỉ cần làm 10 sản phẩm thì đã có khoảng 10.000 đầu sản phẩm phân bón gồm phân bón hóa học, phân bón hữu cơ, phân bón hữu cơ khoáng, phân vi lượng, phân bón dưới rễ và phân bón lá. Với số lượng, chủng loại phân bón như vậy, thật khó cho công tác kiểm định, kiểm tra cũng như việc hướng dẫn sử dụng cho nông dân.
Cơ sở sản xuất, kinh doanh quá đông, trong khi các cơ quan quản lý thì vẫn cứ “hùng cứ” một phương. Điển hình, hiện Bộ Công Thương quản lý chất lượng các loại phân bón vô cơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý phân bón hữu cơ. Mỗi Bộ có một cách quản lý riêng và có những trung tâm kiểm định chất lượng riêng, không có đơn vị nào thống nhất đứng ra làm đầu mối. Vì vậy, khi lực lượng chức năng nghi vấn chất lượng một sản phẩm nào đó, đưa đi kiểm định thì không có kết quả thống nhất, có nơi kết luận là hàng giả nhưng lại có trung tâm kiểm định kết luận là hàng đạt tiêu chuẩn.
Lợi dụng sự quản lý không thống nhất này, nhiều doanh nghiệp dễ dàng chạy chọt để “đổi trắng, thay đen” kết quả giám định. Đã thế chế tài xử lý hành vi sản xuất phân bón giả lại quá nhẹ. Cụ thể, theo Nghị định 163/2013-NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực hoá chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp, hành vi vi phạm sản xuất, gia công phân bón không đạt mức sai số định lượng cho phép so với mức công bố tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng hoặc quy định trong danh mục phân bón chỉ bị phạt từ 80 đến 90 triệu đồng. Quy định này là quá thấp so với số tiền siêu lợi nhuận mà phân bón giả mang lại cho các cơ sở sản xuất.
Tuệ Giang
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31