Phải xử lý dứt điểm
Khai thác cát, sỏi trái phép, sẽ bị phạt tới 500 triệu đồng | |
Nhiều nơi nhân dân phải tay không chiến đấu với "cát tặc" |
Nhiều điểm nóng vi phạm
Theo quyết định số 711/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội ngày 01/02/2013 về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng cát, sỏi trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, huyện Đan phượng được quy hoạch 6 bãi trung chuyển VLXD với tổng diện tích là 15,41 héc-ta nằm trên địa bàn các xã Liên Trung, Liên Hà, Liên Hồng, Trung Châu, Thọ Xuân, Thọ An. Tuy nhiên, theo thống kê mới nhất của UBND huyện Đan Phượng, toàn huyện có tới 10 bãi chứa, trung chuyển VLXD (xã Hồng Hà 1 bãi, xã Trung châu 2, xã Thọ An 1, xã Thọ Xuân 1, xã Liên Hà 2 và Liên Trung 3) với tổng diện tích sử dụng là 46.387m2. Các bến này đa phần tự phát vi phạm nghiêm trọng hành lang thoát lũ và công trình đê điều.
Bãi tập kết, trung chuyển VLXD tại xã Hồng Hà. |
Xã Liên Trung là một trong những điểm "nóng" vi phạm. Thống kê của chính quyền sở tại, toàn xã có 3 công ty mở bến tập kết kinh doanh VLXD xâm lấn công trình đê kè, nhiều bến bãi, cát, sỏi chất cao như núi, rộng vài nghìn mét vuông tập kết hàng trăm m3 cát. Tại thôn Trung, bãi của Công ty TNHH kinh doanh chế biến nông lâm sản xuất khẩu Chiến Thắng rộng 6.831 m2; cùng thôn Trung bãi công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tín Thành Phát rộng 3.064 m2; tại cụm 3 bãi chứa của Công ty TNHH xây dựng Đức Phú rộng 908 m2… điểm chung ở cả 3 bãi này là đều tự ý sử dụng làm bãi trung chuyển VLXD.
Thực tế, các bến bãi bốc xếp hoạt động đã chất tải VLXD với trọng tải quá lớn ảnh hưởng đến các công trình đê kè và hành lang thoát lũ. Tại xã Liên Hà, công ty cổ phần xây dựng và du lịch thương mại Hiếu Hưng đã tự ý sử dụng 2.240 m2 đất mái kè Liên Trì, đất hành lang bảo vệ đê để tập kết, chung chuyển VLXD; tương tự cũng tại xã này Công ty Cổ phần Xây dựng và Du lịch Thương mại Tuấn Quỳnh cũng tự ý sử dụng 1.299 m2 đất mái kè Liên Trì để trung chuyển VLXD. Điều đáng nói là, quá trình hút cát từ tàu thuyền lên các bãi tập kết VLXD đã mang theo lượng nước lớn thấm xuống đất là nguyên nhân làm yếu hành lang bảo vệ đê và gây sạt lở bờ sông.
Phải có các chế tài đủ mạnh
Cùng với hoạt động tập kết, trung chuyển VLXD, tình trạng khai thác mỏ cát xây dựng, cát san lấp trên địa bàn huyện cũng diễn ra khá phức tạp. Thực tế, hoạt động khai thác cát trái phép thường diễn ra vào ban đêm, đường địa giới giữa huyện Đan Phượng và huyện Mê Linh, huyện Đông Anh lại nằm ở lòng sông Hồng dẫn đến khó khăn trong công tác xử lý vi phạm. Trong năm 2016, qua phối hợp với CATP, các lực lượng chức năng huyện Đan Phượng đã bắt giữ 14 vụ khai thác trái phép, xử phạt 464 triệu đồng; 3 tháng đầu năm 2017 bắt giữ 8 vụ và đang hoàn thiện hồ sơ xử phạt. |
Nhằm tăng cường công tác chỉ đạo, ngăn ngừa, xử lý vi phạm về khai thác, tập kết VLXD, từ 2012 đến hết tháng 3/2017, UBND huyện Đan Phương đã ban hành 3 quyết định cùng nhiều văn bản chỉ đạo xử lý. Đơn cử như việc huyện đã chỉ đạo lập barie cấm các xe loại xe hoạt động tại các các bãi chung truyển VLXD và thành lập các tổ canh gác tại các điếm canh đê dọc trục sông Hồng. Theo tìm hiểu của PV, đoàn liên ngành của huyện cũng đã tiến hành phạt 7/10 tổ chức, cá nhân đang hoạt động tập kết, trung chuyển VLXD trên địa bàn với tổng số tiền là 51 triệu đồng.
Đề xuất giải pháp chấn chỉnh tình trạng này, cũng như tháo gỡ cho các hộ gia đình, cá nhân không đủ điều kiện thành lập doanh nghiệp được thuê đất, ông Nguyễn Thạc Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng kiến nghị, Thành phố xem xét cho phép các đơn vị hiện đang xử dụng bãi và phù hợp với quy hoạch được thực hiện thủ tục thuê đất không thông qua hình thức đấu giá. Bên cạnh đó, lãnh đạo huyện Đan Phượng cũng kiến nghị thành phố đơn giản hóa các thủ tục hành chính và có hướng dẫn chi tiết đối với các trường hợp làm thủ tục thuê đất làm bãi tập kết, trung chuyển VLXD.
Thực tế, vài năm trở lại đây, lưu vực sông Hồng, đoạn qua địa bàn Hà Nội luôn là điểm “nóng” về khai thác cát trái phép. Tuy nhiên, hiện nay thực trạng này đã giảm hẳn do sự vào cuộc quyết liệt của ngành chức năng Hà Nội, tuy nhiên, chừng nào vẫn chưa xử lý được dứt điểm các bãi trung chuyển VLXD không phép thì chừng nó vấn nạn “cát tặc” sẽ vẫn còn nhiều bất cập. Do vậy, rất cần các cơ quan chức năng sớm có hướng dẫn xử lý dứt điểm đối với các bãi tập kết, trung chuyển VLXD.
Anh Tuấn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán
Trật tự đô thị 18/12/2024 12:17
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm
Trật tự đô thị 16/12/2024 10:33
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định
Trật tự đô thị 15/12/2024 11:56
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh
Trật tự đô thị 08/12/2024 19:26
Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố
Trật tự đô thị 04/12/2024 22:40
Bảo đảm trật tự đô thị dịp cuối năm
Trật tự đô thị 03/12/2024 07:08
Phát triển không gian xanh tại các đô thị
Trật tự đô thị 29/11/2024 16:30
Bình Dương: Sẽ bố trí hơn 34.500 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm
Trật tự đô thị 29/11/2024 15:08
8 loại công trình vi phạm sẽ bį cắt điện, nước từ 1/1/2025
Trật tự đô thị 26/11/2024 08:01