Phải quản lý được “quyền lực”
Tinh giảm các cuộc thi dành cho giáo viên, học sinh | |
Sẽ thí điểm không còn công chức, viên chức trong ngành giáo dục: Nặng lòng! |
Trao đổi về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ GD- ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, lâu nay chúng ta thường đề cập nhiều đến tự chủ trong ngành giáo dục nhưng chủ yếu là giáo dục đại học mà chưa đề cập sâu tới tự chủ đối với giáo dục phổ thông.
Tuy nhiên, ở bậc phổ thông vấn đề tự chủ mới chỉ đề cập đến việc phân cấp phân quyền cho các cơ sở giáo dục thông qua tự chủ về nhiệm vụ và tự chủ về nhân sự (chứ chưa bao gồm tự chủ cả về tài chính như ở bậc đại học - PV).Chính vì vậy, khi xây dựng nghị định tự chủ các đơn vị sự nghiệp công lập ngành giáo dục, Bộ GD-ĐT đã phải tách thành hai, một nghị định cho giáo dục Đại học và một Nghị định dành cho giáo dục phổ thông. Cũng theo lãnh đạo Bộ GD- ĐT phân tích, nếu chúng ta cứ giữ mãi định biên như hiện nay sẽ khó tạo ra được động lực cho những giáo viên tâm huyết và lâu dài khó tạo được "đột phá" cho quá trình đổi mới giáo dục.
Thí điểm bỏ công chức, viên chức cho giáo viên, có nên (ảnh VTV.vn) |
Nhìn nhận về vấn đề này ở góc độ chuyên gia quản lý chính sách, TS Lê Đông Phương - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục ĐH và nghề nghiệp, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam chia sẻ: “Hợp đồng lao động xác định thời hạn sẽ giúp cơ sở giáo dục linh hoạt sử dụng lao động. Khi nhà trường thiếu giáo viên có thể tuyển dụng thêm, nếu người lao động không đáp ứng được yêu cầu thì sớm thanh lý hợp đồng”. Đồng quan điểm, GS Vũ Tuấn – nguyên Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết thêm, “Nhiều học trò của tôi cho biết họ không có hàng trăm triệu đồng để “đi cửa sau”, đành làm công việc trái ngành. Tôi hy vọng khi thực hiện GV ký hợp đồng lao động sẽ loại bỏ được tình trạng này.
Chỉ những ai dạy tốt mới tồn tại, không đạt yêu cầu sẽ bị sa thải”. Cũng ủng hộ việc ký hợp đồng lao động với giáo viên, TS Lê Viết Khuyến – nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT bổ sung,tùy thuộc vào chủ sở hữu của trường để có hình thức ký hợp đồng lao động. Đơn cử như, tập thể là chủ sở hữu của trường thì nên áp dụng ký hợp đồng dài hạn. Nếu chủ trường là cá nhân, việc tuyển người vào làm việc nên theo hợp đồng lao động có thời hạn 1, 2, 3 năm. Việc tiếp tục ký hợp đồng đối với giáo viên hay chấm dứt cần có minh chứng rõ ràng.
Cũng đồng tình với chủ trương của Bộ GD- ĐT, tuy nhiên khi trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Tiến Dĩnh, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ nhấn mạnh “Muốn đề án được hiệu quả, điều quan trọng phải quản lý được quyền lực của hiệu trưởng”- đây là vấn đề rất cần được quan tâm.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, đây là vấn đề lớn, tác động đến hơn một triệu thầy cô giáo bậc học này.Vì vậy, Bộ GD-ĐT sẽ nghiên cứu kỹ, từng bước thí điểm để có lộ trình hài hòa chứ không phải cùng một lúc toàn ngành giáo dục chuyển từ công chức, viên chức sang chế độ hợp đồng.Trước mắt, ngành làm thật tốt theo Luật Viên chức. Sau đó từng bước có lộ trình thí điểm, làm đến đâu chắc đến đấy, phù hợp với tình hình của từng địa phương.Đặc biệt, ngành sẽ không dùng hành chính để áp đặt. Nhất là đối với giáo dục ở vùng sâu vùng xa cũng phải có lộ trình riêng để phù hợp với tình hình thực tế.
Theo TS Nguyễn Hữu Dũng - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học lao động xã hội - Bộ LĐTBXH: Hợp đồng lao động đối với GV bậc phổ thông không phải là giờ mới được đề cập đến mà là nó liên quan đến nhận thức và quan điểm có thị trường hóa các trường công lập hay không? Nếu thực hiện việc ký hợp đồng lao động với giáo viên sẽ đồng nghĩa chuyển chức năng các trường này sang cung cấp dịch vụ thị trường thay vì dịch vụ công hiện nay. Điều này là khó được chấp nhận.Nhưng để tăng quyền tự chủ thì có thể cho phép các trường công lập tuyển giáo viêntheo phương thức hợp đồng lao động với một tỷ lệ nhất định. Trước hết chỉ nên cho các cơ sở giáo dục ĐH công lập đủ điều kiện, trường phổ thông công lập chất lượng cao ở khu vực đô thị vì ở khu vực này thị trường lao động phát triển, có tính cạnh tranh cao hơn./. |
K.Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Chuyển đổi số 23/12/2024 20:14
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20